Thủy điện chống lũ hay gây ra lũ?
Thủy điện có nhiệm vụ điều tiết nước, giảm lũ hạ lưu mùa mưa và tăng mực nước mùa kiệt. Càng có nhiều hồ chứa trên một dòng sông thì giảm lũ càng lớn.
Thủy điện là loại công trình lớn nhằm ngăn dòng nước và tạo nguồn điện từ năng lượng nước
Nguyên tắc chung, hồ thủy điện đều có đóng góp rất lớn về mặt giảm lũ, chống lũ. Hay nói cách khác, mỗi khi lập dự án hồ đều có nhiệm vụ điều tiết nước, giảm lũ hạ lưu mùa mưa và tăng mực nước mùa kiệt. Càng có nhiều hồ chứa trên một dòng sông thì khả năng giảm lũ càng lớn. Trường hợp hồ thủy điện gây nên lũ, chỉ xảy ra khi lập quy trình, hoặc vận hành sai quy trình…
Tất cả các hồ thủy điện đều có chức năng tạo nên cột nước cao, giữ nước trong hồ (càng nhiều càng tốt khi điều kiện kinh tế, kĩ thuật cho phép) để phát điện. Lưu lượng qua tràn (đã được điều tiết tại hồ) rõ ràng phải nhỏ hơn lưu lượng nước đến, tức là giảm mức độ ngập lụt chứ không phải là làm trầm trọng thêm lũ lụt.
Quy trình vận hành hồ chứa liên quan mật thiết đến kết cấu tràn xả lũ, chỉ có hai loại hình kết cấu là: loại hình tràn xả lũ tự do (tràn hở) và tràn xả lũ có cửa (tràn xả sâu). Hồ thủy điện có tràn hở đều có chức năng giảm lưu lượng và làm chậm lũ khi có lũ về, vì hồ bao giờ cũng trước tiên tự động tích trong hồ một lượng nước nhất định, sau đó mới xả về hạ lưu.
Tuy nhiên, chỉ có các hồ chứa thủy điện loại nhỏ người ta mới dùng kết cấu tràn kiểu này. Vậy, hồ thủy điện có dạng tràn hở hoàn toàn không có lỗi gây úng lụt hạ lưu bất cứ khi mưa to hay nhỏ.
Khả năng gây lũ ở hạ lưu chỉ có thể gây nên trường hợp hồ thủy điện có tràn dạng xả sâu mà thôi. Dạng tràn xả sâu mới có khả năng đảm nhiệm được hai nhiệm vụ chính là: xả nước với lưu lượng lớn đảm bảo an toàn cho đập khi có lũ và xả nước trước khi lũ về tạo nên dung tích phòng lũ để cắt lũ.
Công trình điển hình là hồ thủy điện Hòa Bình (khoảng 2 tỷ m3) và hồ Tam Hiệp (Hồ Bắc, Trung Quốc) đạt 38 tỷ m3 nước.
Video đang HOT
Chỉ khi có lũ lớn bất thường như khái niệm vừa nêu thì hồ thủy điện (HTĐ) mới có lỗi gây ra lũ. Lưu lượng lũ cần phải xả theo tần suất tính toán là rất lớn, mức hàng trăm, hàng ngàn năm mới xuất hiện một lần – tùy theo cấp công trình. Công trình xả nước này được thiết kế với lưu lượng lớn gấp 5 – 10 lần lưu lượng trung bình nhiều năm của dòng tự nhiên.
Như vậy, nhà quản lý công trình khi cần thiết nếu xả với lưu lượng lớn như vậy, về pháp lý không sai, nhưng sẽ gây ngập lụt vô cùng nghiêm trọng cho hạ du.
Cận cảnh hồ thủy điện mở một cửa xả lũ
Về nguyên tắc, xây dựng hồ chứa (cả thủy lợi lẫn thủy điện), nếu đúng quy trình vận hành, thì lưu lượng lũ hạ lưu các hồ đều được giảm lưu lượng lũ (đỉnh lũ thấp), thời gian lũ kéo dài hơn, càng nhiều hồ chứa thì đỉnh lũ càng thấp.
Vậy, muốn tránh tối đa trường hợp HTĐ gây nên tội úng ngập hạ lưu thì cần tính toán thủy văn thủy lực cho HTĐ cần chính xác để có quy trình vận hành HTĐ đúng nhất, luôn tuân thủ nguyên tắc điều tiết nước, đảm bảo lưu lượng xả lũ qua hồ phải nhỏ hơn tổng lưu lượng vào hồ.
Muốn vậy, áp dụng những biện pháp dự báo thủy văn dự báo lũ để tốt nhất, có các trạm đo thủy văn ở tất cả các nhánh sông lớn chảy vào hồ, có thiết bị đo lưu lượng nước xả tràn… Việc làm này giúp HTĐ có quy trình vận hành tốt và có bằng chứng pháp lý bảo vệ HTĐ.
Vì tài nguyên nước là của chung nên khi cấp giấy phép xây dựng và vận hành một dự án thủy điện, nhà nước phải cân nhắc tính toán đến các lợi ích khác, thiết thực nhất là khả năng điều tiết lũ của hồ chứa. Như vậy, ngay từ đầu cần xác định rõ ràng bao nhiêu dung tích của hồ chứa sẽ được dùng để điều tiết lũ.
Tóm lại, nguyên tắc chung, hồ thủy điện đều có đóng góp rất lớn về mặt giảm lũ, chống lũ. Hay nói cách khác, mỗi khi lập dự án hồ đều có nhiệm vụ điều tiết nước, giảm lũ hạ lưu mùa mưa và tăng mực nước mùa kiệt. Càng có nhiều hồ chứa trên một dòng sông thì khả năng giảm lũ càng lớn. Trường hợp hồ thủy điện gây nên lũ, chỉ xảy ra khi lập quy trình hoặc vận hành sai quy trình mà thôi.
Việc làm quan trọng nhất cho giảm nguy cơ sinh lũ lụt vẫn là bảo vệ rừng đầu nguồn, đánh giá sự thay đổi thời tiết để kịp thời tìm ra đối sách hợp lý, luôn bổ sung, sửa chữa, nâng cao các kết cấu chống lũ lụt hiện có.
Theo Phương Thảo/ Sức Khỏe Cộng Đồng
Nghệ An - Hà Tĩnh: Thiếu vốn, nhiều hồ không dám tích nước
Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới lần này cũng như mùa mưa bão năm nay, Nghệ An, Hà Tĩnh đang chạy đua tu sửa những hồ đập đang xuống cấp. Những nơi không có kinh phí, cơ quan hữu quan không dám cho tích nước.
5 hồ đập trong tình trạng không ổn định
Tại Nghệ An, trao đổi với PV NTNN, ông Thái Văn Hùng - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam cho biết: "Hệ thống hồ đập do chúng tôi quản lý gồm 14 hồ chứa nằm ở huyện Nam Đàn, Nghi Lộc. Hiện tại đã có 9 hồ đập được nâng cấp, còn 5 hồ nằm trong tình trạng không ổn định. Chúng tôi đang chờ nguồn vốn để nâng cấp trước mùa mưa bão".
Đập Đồng Ván đang được tu sửa, nâng cấp. Ảnh: P.V
Cũng theo ông Hùng, đơn vị đã tiến hành kiểm tra tình trạng của mỗi hồ đập, đánh giá cụ thể và đưa ra các phương án phòng chống thiên tai, trình các cấp thẩm quyền phê duyệt sửa chữa và bố trí người trúc trực 24/24 giờ để khắc phục khi có sự cố xảy ra cũng như xây dựng các phương án khi mực nước lên, di dời người dân đến những vùng an toàn.
Còn ông Nguyễn Văn Phượng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc cho biết: "Công ty quản lý 23 hồ đập, hiện còn 6 hồ đập chưa được nâng cấp, chúng tôi cũng đã có phương án cụ thể cho những hồ đó. Tới đây sẽ tu sửa gấp để đảm bảo cho mùa mưa lũ. Các phương án phòng chống bão lụt, chúng tôi đã triển khai đến tất cả các huyện trên địa bàn, các đơn vị cụm, trạm".
Trước tình hình áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, phức tạp, tỉnh Nghệ An cũng ra chỉ đạo các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của vùng áp thấp trên các phương tiện thông tin; thông báo, hướng dẫn cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển để thoát ra, hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.
Cùng đó, triển khai các phương án đảm bảo an toàn hồ đập và vùng hạ du trong trường hợp hồ phải xả lũ hoặc bị sự cố; trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh này.
"Chúng tôi rất lo"
Tại Hà Tĩnh, ghi nhận của phóng viên tại đập Khe Su (xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), đập nước này có trữ lượng 500.000m3, được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, đến nay đập Khe Su đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều vị trí như cống xả, thân đập bị hư hại, rò rỉ. Lo ngại trước sự mất an toàn của đập Khe Su trong mùa mưa bão năm nay, xã Sơn Bình đã quyết định không tích trữ nước.
Bà Trần Thị Hoa (xã Sơn Bình cho biết: "Mấy năm nay vào mùa hè thu người dân ở đây rất vất vả trong việc sản xuất vì thiếu nước, mặc dù trên địa bàn xã có đập Khe Su nhưng con đập này quá xuống cấp nên địa phương không dám tích trữ nước sợ mưa lũ bị vỡ thì không chỉ ruộng mà nhà dân cũng bị cuốn trôi. Có đập nước mà không tích trữ để phục vụ sản xuất người dân quá thiệt thòi".
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Phúc - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh cho biết: "Hiện nay trên địa bàn các huyện Hương Sơn, Đức Thọ và Can Lộc có 26 hồ đập lớn Công ty quản lý đa số được xây dựng hơn 20-40 năm đã xuống cấp nghiêm trọng. Hồ đập nào quá kém, Công ty phối hợp với các địa phương không tích nước lớn".
Còn ông Trần Duy Chiến - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh cho biết: "Hà Tĩnh có 350 hồ đập lớn nhỏ, hầu hết là đập đất, đều được xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng rất lâu. Số hồ đập được bố trí vốn để sửa chữa khẩn cấp vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế ở các địa phương. Sắp vào mùa mưa bão, với tình hình này chúng tôi rất lo".
Theo Danviet
"Cạo trọc" rừng đầu nguồn để trồng rừng thay thế (?!) Liên tiếp 2 vụ phá rừng qua mô lớn ở Bình Định chưa lắng. Hiện nay, tại thượng nguồn khu vực rừng Suối Mơ (phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn) - nơi giáp ranh với tỉnh Phú Yên đã bị phá trắng để trồng rừng thay thế. Trước đó, sau 2 vụ phá rừng quy mô lớn khiến dư luận bức xúc...