Thụy Điển chi hơn 1 tỷ USD mua lá chắn tên lửa Patriot của Mỹ
Chính phủ Thụy Điển đã thông qua việc mua sắm hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ với tổng trị giá hợp đồng ước tính khoảng hơn 1 tỷ USD.
Hệ thống phòng không Patriot (Ảnh: National Interest)
“Hôm nay, chính phủ đã quyết định ủy quyền cho lực lượng vũ trang mua một hệ thống phòng thủ tầm trung mới. Cùng với đó, chính phủ cũng quyết định cho phép cơ quan quản lý trang thiết bị quốc phòng thuộc lực lượng vũ trang chốt lại thỏa thuận với phía Mỹ để mua hệ thống phòng không Patriot của Mỹ”, thông báo ngày 2/8 của chính phủ Thụy Điển cho hay.
Stockholm cho biết Mỹ đã chào hàng Thụy Điển mua 4 tổ hơp Patriot và 2 loại tên lửa khác nhau, cũng như các trang thiết bị kỹ thuật khác. Dự kiến, Washington sẽ bàn giao các khí tài này trong khoảng năm 2020-2025.
Các báo cáo trước đó cho thấy Thụy Điển ước tính thương vụ này trị giá khoảng 1,14 tỷ USD và quá trình thương lượng bắt đầu diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái. Vào thời điểm hiện tại, hệ thống phòng không của Thụy Điển không thể bắn hạ được các mục tiêu đạn đạo, theo Reuters.
Video đang HOT
Dù Thụy Điển không phải là nước thành viên NATO, nhưng họ có quan hệ gần gũi với khối liên minh quân sự và Stockholm đang tăng cường trang bị cho lực lượng vũ trang nước này.
Sau năm 2017, Romania trở thành quốc gia thứ 14 mua hệ thống Patriot. Tới nay, đã có thêm Thụy Điển và Ba Lan thống nhất mua hệ thống này. Hiện Thụy Sĩ đang cân nhắc mua tổ hợp phòng không mới và cho biết họ đang để tâm tới Patriot.
Patriot là hệ thống tên lửa đạn đạo đất đối không tầm xa có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và độ cao để chống lại các tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và các loại máy bay tiên tiến khác. Tầm bắn của Patriot từ 70-160 km, trần bắn cao nhất lên tới 24 km và có thể tiêu diệt các mục tiêu di chuyển với tốc độ xấp xỉ 6.200 km/h.
Trong thời gian qua, Thụy Điển dường như đang tăng cường các biện pháp phòng bị do lo ngại xảy ra xung đột quân sự với nước láng giềng Nga. Hồi năm ngoái, chính phủ nước này tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn. Họ khôi phục chế độ nghĩa vụ quân sự, tăng cường tuyển thêm binh lính mới và phát hành cẩm nang hướng dẫn người dân khi có chiến tranh xảy ra.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Đại tướng Shoigu nói về khả năng Nga đánh trực tiếp Ukraine
Trước những lo ngại của NATO và EU về khả năng Nga tấn công quân sự trực tiếp Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã lên tiếng về điều này.
NATO và EU lo ngại Nga sẽ ra tay trực tiếp với Ukraine.
Theo Sputnik, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong cuộc phỏng vấn với ấn bản Ý Il Giornale cho rằng, cuộc đụng độ trực tiếp giữa Ukraine và Nga là không thể xảy ra.
"Tôi cho rằng không thể xuất hiện một cuộc đụng độ trực tiếp giữa Ukraine và Nga", Đại tướng Shoigu nói
"Chúng tôi có nguồn gốc chung, trong nhiều thế kỷ chúng tôi cùng nhau trải qua những thử thách khó khăn nhất và kề vai bên nhau, chúng tôi dã bảo vệ nền tự do và độc lập của chúng tôi trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thậm chí, tất cả họ hàng từ bên ngoại của mẹ tôi sống ở Ukraine, tôi được rửa tội trong một nhà thờ nhỏ của thị trấn khai thác mỏ Stakhanov, tỉnh Lugansk. Vì vậy, tôi tin tưởng rằng trong ký ức lịch sử chung của chúng tôi sẽ không bao giờ có chỗ cho sự đối đầu lẫn nhau hoặc lòng thù hận", Bộ trưởng nói thêm.
Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu nói rằng khả năng Nga đánh Ukraine là không thể xảy ra.
Trước đó có thông tin từ The Atlantic nói rằng, sau khi kết thúc World Cup 2018, một cuộc đối đầu vì tranh chấp nguồn nước giữa Nga-Ukraine có thể sẽ nổ ra và kịch bản Nga tấn công quân sự Ukraine không loại trừ.
Trong khi đó, hãng tin Sputnik cũng cho hay, Ủy ban truyền thông và phát thanh truyền hình quốc gia Ukraine đã liệt kê tên của 12 nhà xuất bản và trang web của Nga se bi cơ quan áp đặt các biện pháp trừng phạt mơi vì "việc phát hành tài liệu chống Ukraine".
Theo báo cáo Ủy ban lập ra danh sách những cuốn sách có thông tin vê " tiêu diệt nền độc lập của Ukraina, tuyên truyền bạo lực, kích động thù địch, chủng tộc, tôn giáo, thực hiện các hành vi khủng bố, xâm phạm nhân quyền và tự do".
Cho đến ngày 10.7, danh sách này bao gồm 184 cuôn sách Nga. Trong số đó có các tác phẩm của Zahar Prilepin, Eduard Limonov, Alexandr Dugin, Đại tá KGB Anatoly Tereshchenko, và những tác phẩm khác.
Theo Danviet
"Nước Nga trên hết" của ông Putin Ông chủ Điện Kremlin chuyển sang phát triển đối nội sau khi giúp Nga trở lại vị thế cường quốc. Chỉ vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức đầu tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành sắc lệnh về những mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ chiến lược từ giờ đến năm 2024, qua đó hé lộ...