Thụy Điển: Bạo lực rúng động thủ đô bước sang ngày thứ 5
Nổi tiếng là đất nước thanh bình bậc nhất châu Âu, vậy nhưng thủ đô Stockholm của Thụy Điển suốt 5 ngày qua đã chứng kiến làn sóng bạo loạn, đốt phá chưa từng thấy. Sáng sớm nay, đã có thêm 9 ô tô, 2 trường học và cả đồn cảnh sát bị đốt phá.
Thông tin được hãng tin AFP đăng tải dẫn lời các quan chức lực lượng cảnh sát và cứu hỏa của thủ đô Stockholm.
Làn sóng nổi loạn đang hủy hoại hình ảnh của Thụy Điển
Các cuộc nổi loạn, vốn đã làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh quốc gia thanh bình và bình đẳng của Thụy Điển, còn làm dấy lên những tranh luận về việc tiếp nhận những người nhập cư, vốn chiếm tới 15% dân số tại quốc gia này.
Rất nhiều trong số người nhập cư đã tới đây sinh sống do Thụy Điển có chính sách nhập cư hào phóng nhưng họ lại gặp khó khăn trong việc học ngôn ngữ và tìm việc làm, bất chấp chính phủ có vô số chương trình hỗ trợ.
Tính đến sáng sớm nay theo giờ địa phương, cảnh sát xác nhận với hãng tin TT của nước này rằng 8 người đã bị bắt giữ trong cuộc nổi loạn đêm qua. Tuy nhiên không có thông tin về người bị thương.
Tại Rinkeby, một khu tập trung đông người nhập cư của Stockholm, lính cứu hỏa đã phải vất vả dập lửa sau khi 6 ô tô đậu cạnh nhau bị phóng hỏa. 5 chiếc sau đó chỉ còn trơ khung.
Tại khu vực ngoại ô Norsborg, thêm 3 chiếc xe nữa bị đốt cháy. Một đồn cảnh sát tại Aelvsjoe cũng trở thành mục tiêu của những kẻ phóng hỏa. Tuy nhiên ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt.
Video đang HOT
Lực lượng cứu hỏa còn cho biết một ngôi trường tại một khu ngoại ô tập trung nhiều người nhập cư khác ở Tensta bị phóng hỏa nhưng lửa bị dập tắt ngay sau đó. Một trường mẫu giáo tại vùng ngoại ô Kista cũng lâm vào cảnh tương tự.
Cảnh sát tại thị trấn Soedertaelje ở phía Nam Stockholm thì xác nhận những kẻ nổi loạn đã ném đá về phía họ khi họ tới hiện trường sau khi nhận được tin báo có xe bị đốt.
Trong đêm trước đó, lực lượng chữa cháy đã phải xử lý khoảng 90 vụ phóng hỏa, hầu hết do những kẻ bạo loạn gây ra.
Những kẻ nổi loạn chủ yếu là người nhập cư
Làn sóng bạo lực bắt đầu diễn ra hôm Chủ nhật tại vùng ngoại ô Husby, được cho là bắt nguồn từ vụ cảnh sát bắn chết một cư dân 69 tuổi tại đây hồi tuần trước, khi người này tấn công người qua đường bằng dao.
Hung thủ đã bỏ chạy về căn hộ của mình, nơi cảnh sát cho biết họ cố gắng khống chế người này, nhưng cuối cùng buộc phải nổ súng trong một hành động được tuyên bố là tự vệ.
Các nhà hoạt động nhân quyền địa phương cho biết vụ việc khiến thanh niên địa phương nổi giận vì họ cho rằng mình phải đựng chịu sự tàn bạo từ cảnh sát. Trong đêm nổi loạn đầu tiên họ nói đã bị cảnh sát gọi là “kẻ lang thang, lũ khỉ, lũ da đen”.
Bị cô lập, thất nghiệp
Theo nhà nhân chủng học Aje Carlbom tại đại học Malmoe của Thụy Điển, người dân tại các khu vực tập trung người nhập cư đang chịu cảnh bị cô lập, khó tiếp xúc được với người bản địa và ít cơ hội việc làm.
“Cuộc sống của những người trẻ tuổi phải sống ở những vùng bị cô lập đó rất khó khăn. Họ hầu như không có mối liên hệ nào với những người Thụy Điển khác và theo tôi là không hiểu biết về xã hội Thụy Điển”.
Đơn cử như tại Husby, 80% trong số 12.000 dân ở đây là người nhập cư.
Bộ trưởng hội nhập của Thụy Điển Erik Ullenhag thì cho rằng thất nghiệp và việc bị tách ra khỏi xã hội là nguyên nhân gây ra bạo loạn.
Tại Husby, tỷ lệ thất nghiệp tại đây năm 2012 là 8,8%, cao hơn rất nhiều mức 3,3% của toàn Stockholm. Có tới 12% dân cư ở đây phải xin trợ cấp xã hội trong khi tỷ lệ chung của cả thành phố chỉ là 3,6%.
Theo Dantri
Trung Quốc muốn anh trai ông Kim Jong-un nắm quyền?
Thông tin từ báo giới Đức cho biết có vẻ như Trung Quốc không còn hài lòng với những động thái mới đây của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và đang âm thầm tìm cách đưa anh trai của ông là Kim Jong-nam lên thay thế.
Ông Kim Jong-nam trong một lần tới Bắc Kinh
Không công bố nguồn tin cụ thể, kênh DW của Đức chỉ cho biết thông tin trên được các nguồn tin tình báo cung cấp. Theo đó Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn một kế hoạch cho trường hợp chính quyền của ông Kim Jong-un sụp đổ.
Nguồn tin này khẳng định Trung Quốc đang lặng lẽ khuyến khích sự thay đổi tại Triều Tiên và chuẩn bị cho khả năng ông Kim Jong-nam, anh trai của ông Kim Jong-un lên thay thế.
Năm nay 42 tuổi, ông Kim Jong-nam là con cả của nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong-il, người qua đời hồi tháng 12/2011 sau 17 năm cầm quyền. Ông Kim từng được kỳ vọng sẽ trở thành người kế nghiệp cha, tuy nhiên ông bị thất sủng sau một chuyến đi chơi sang Tokyo năm 2001.
Tại sân bay Narita, ông Kim Jong-nam đã bị bắt cùng hai phụ nữ và một bé trai 4 tuổi vì giả mạo hộ chiếu của nước cộng hòa Dominica. Khi đó, Kim Jong-nam thừa nhận mình làm vậy vì muốn tới thăm khu giải trí Disneyland.
Sau vụ bê bối này, ông Kim Jong-nam sống tại Macau và Bắc Kinh và liên tục được giới chức Trung Quốc để mắt tới.
Nguồn tin của DW khẳng định một khi vị con cả của gia đình họ Kim lên nắm quyền, em trai của ông sẽ được chấp thuận sống lưu vong, có thể là tại Trung Quốc.
Dù vậy kế hoạch này không kém phần khó khăn, nhất là khi danh tiếng của ông Kim Jong-nam kém hẳn em trai tại quê nhà.
"Trung Quốc có thể đang mơ đến việc ủng hộ Kim Jong-nam trở thành nhà lãnh đạo mới, và ông ta có phần được phương Tây ưa thích hơn Kim Jong-un, nhưng vấn đề đó là không mấy người Triều Tiên biết đến ông ấy", Ken Kato, giám đốc của tổ chức Nhân quyền tại châu Á, có trụ sở tại Tokyo nói.
"Rất nhiều người Nhật biết nhiều về "gia đình hoàng gia" tại Triều Tiên nhưng thông tin này lại không mấy người Triều Tiên được biết. Ngay cả người dân Bình Nhưỡng cũng biết rất ít về Kim Jong-nam".
Theo Dantri
Sự vô cảm của cảnh sát trong vụ hiếp dâm bé gái 5 tuổi Một bé gái biến mất. Gia đình cầu cứu. Cảnh sát lạnh lùng. Em bé bịhãm hiếp tàn độc. Người dân Ấn Độ đang vô cùng phẫn nộ trước sự vô cảm đáng sợ của lực lượng cảnh sát trong một vụ việc nghiêm trọng như vậy. Các nhà hoạt động vì quyền trẻ em tin rằng, vụ em bé 5 tuổi bị...