Thụy Điển áp dụng biện pháp hạn chế ‘chưa từng có tiền lệ’
Ngày 16/11, Thụy Điển đã cấm các hoạt động tụ tập với quy mô trên 8 người trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại quốc gia này tăng mạnh.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Stockholm, Thụy Điển trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát. Ảnh: AFP/TTXVN
Lâu nay, Thụy Điển luôn được biết đến là quốc gia có cách tiếp cận “nhẹ tay” trong phòng chống dịch COVID-19 và đây cũng là lần đầu tiên quốc gia này áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập nơi công cộng quá 8 người. Trước đó, mức giới hạn tụ tập là từ 50 đến 300 người tùy thuộc vào loại hình sự kiện. Tuy nhiên với quyết định mới, giới hạn số người tụ tập sẽ giảm xuống mức 8, tính từ ngày 24/11.
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho rằng đây là biện pháp “chưa từng có tiền lệ” nhưng “cần thiết” để hạn chế dịch bệnh lây lan. Lệnh cấm mới chỉ áp dụng với các hoạt động tụ tập nơi công cộng như các sự kiện thể thao, văn hóa vì chính phủ không có quyền hạn cấm các hoạt động tụ tập tại nhà riêng. Các trường học và nhà hàng vẫn được phép mở cửa nhưng số người có thể ngồi cùng 1 bàn tại các nhà hàng cũng được giới hạn ở mức 8. Người dân cũng được khuyến cáo tránh tiếp xúc với những người bên ngoài gia đình, không tới các phòng tập, thư viện hay tiệc tùng.
Theo số liệu thống kê chính thức được công bố lần gần nhất là ngày 13/11, Thụy Điển ghi nhận 5.990 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này lên 177.355 ca, trong đó có 6.164 ca tử vong. Thủ tướng Lofven cảnh báo tình hình dịch bệnh đang diễn biến xấu đi và việc khống chế dịch bệnh lây lan là trách nhiệm của mỗi người.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Thụy Điển cũng cho rằng các biện pháp mới là cần thiết vì ý thức của người dân tuân thủ các khuyến cáo từ giới chức y tế trong đợt này thấp hơn nhiều so với đợt đầu tiên dịch bùng phát hồi mùa Xuân. Hồi tuần trước, chính phủ nước này tuyên bố mọi quán bar và nhà hàng sẽ không được phép phục vụ đồ uống có cồn sau 22h đêm, từ ngày 20/11.
* Theo phóng viên TTXVN tại London, 15 nghị sĩ Quốc hội Anh, bao gồm cả Thủ tướng Boris Johnson, đã tự cách ly sau khi tiếp xúc với một người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Các nghị sĩ trên tiến hành cách ly sau khi tiếp xúc với nghị sĩ Lee Anderson. Nghĩ sĩ Anderson có kết quả xét nghiệm dương tính với virus ngày 15/11. Nghị sĩ này thực hiện các xét nghiệm sau khi phát các triệu chứng mắc bệnh từ sáng 13/11. Trước đó, trong các ngày 11-12/11, Nghị sĩ Lee Anderson đã tham dự một buổi tranh luận tại Quốc hội và một cuộc họp tại Phố Downing với các nghị sĩ Bảo thủ miền Bắc và Thủ tướng Johnson.
Tám nghị sĩ, bao gồm cả Thủ tướng Boris Johnson và ông Anderson, đã tuyên bố tự cách ly. Các nghị sĩ khác gồm Jacob Young, Maria Miller, Lia Nici, Brendan Clarke-Smith, Andy Carter và Katherine Fletcher cho biết sẽ tự cách ly.
Một phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết Thủ tướng Johnson vẫn khỏe mạnh và không có triệu chứng mắc bệnh. Ông Johnson sẽ tự cách ly trong căn hộ ở Phố Downing nhưng vẫn có thể làm việc ở văn phòng Thủ tướng tại nhà Số 10 cũng trên phố này.
Thụy Điển thừa nhận dự đoán khả năng miễn dịch cộng đồng sai
Quan chức y tế hàng đầu Thụy Điển thừa nhận quốc gia này đang phải trải qua làn sóng dịch bệnh thứ hai mặc dù trước đó họ dự đoán số ca mắc mới vào mùa thu sẽ "tương đối thấp" vì đã có miễn dịch cộng đồng.
Một người đàn ông đeo khẩu trang đi trên đường phố trung tâm Stockholm. Ảnh: Fredrik Sandberg/TT
"Vào mùa thu tới có lẽ sẽ xuất hiện làn sóng dịch bệnh thứ 2. Thời điểm đó, Thụy Điển sẽ đạt mức miễn dịch cộng đồng cao và số ca nhiễm mới có thể chỉ ở mức thấp", nhà dịch tễ học hàng đầu Anders Tegnell - người đứng sau chiến lược phản đối phong tỏa tại Thụy Điển - trả lời tạp chí Financial Times trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5.
Tuy nhiên, số liệu thống kê mới nhất cho thấy Thụy Điển đang phải hứng chịu số ca mắc mới, số ca nhập viện và số trường hợp tử vong cao hơn so với các quốc gia láng giềng, trong đó có Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy.
Theo số liệu chính thức mà hãng tin Reuters cập nhật, trong ngày 12/11, Thụy Điển ghi nhận thêm 4.658 ca mắc COVID-19. Số ca mắc mới hàng ngày gia tăng trong những tuần gần đây. Số ca nhập viện cũng tăng đột biến, với hơn 1.000 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại bệnh viện, tăng 60% so với tuần trước. Tỷ lệ tử vong do virus SARS-CoV-2 ở Thụy Điển hiện là một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới khi xét theo quy mô dân số.
Chuyên gia Tegnell trong tuần này đã thừa nhận quốc gia đang chứng kiến sự lây lan đáng kể của COVID-19. "Chúng ta đang chứng kiến sự lây lanh nhanh chóng của virus trong cộng đồng nhiều khu vực", Tegnall phát biểu trong cuộc họp báo ngày 14/11.
Cơ quan y tế công cộng của Thụy Điển cũng thừa nhận số ca mắc cao ở nước này trong làn sóng dịch bệnh đầu tiên đã không thể bảo vệ quốc gia này trong làn sóng dịch bệnh thứ hai.
"Cho đến nay, chiến lược phòng chống COVID-19 của Thụy Điển đã được chứng minh là một thất bại nghiêm trọng. Bốn ngày trước, chúng tôi có số ca mắc bệnh tính theo đầu người cao gấp 8 lần so với Phần Lan và 3 lần so với Na Uy. Các quốc gia đó được cho là sẽ gặp khó khăn hơn chúng tôi vào mùa thu vì chúng tôi sẽ có khả năng miễn dịch", Lena Einhorn - một nhà virus học Thụy Điển cho hay.
Trong thời kỳ đầu bùng phát dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Thụy Điển đã từ chối áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa hay đeo khẩu trang để đối phó với virus SARS-CoV-2, mà thay vào đó chỉ dựa vào sự tự nguyện của người dân để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
Tuy nhiên, sự gia tăng các ca bệnh đã khiến nước này phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn trong những tuần gần đây. Nước này đã ban hành lệnh cấm bán rượu trong các quán rượu sau 10 giờ tối. Trong tuần này, nhà dịch tễ học Tegnell thông báo chính phủ có thể buộc phải đưa ra các lệnh hạn chế đi lại trên toàn quốc "ngay trước Giáng sinh".
Làn sóng COVID-19 thứ hai thử thách kinh tế 'lục địa già' Châu Âu lại một lần nữa trở thành tâm chấn của đại dịch COVID-19 với hơn 12 triệu ca mắc và khoảng 300.000 người tử vong trên toàn châu lục. Tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 nhanh chóng mặt ở một loạt nước khi chỉ trong vòng nửa tháng, các ca dương tính tăng 459% tại Serbia, 200%...