Thường xuyên “viêm màng túi” khi mới giữa tháng, đây là 10 quy tắc sử dụng tiền bạc mà chị em nên áp dụng ngay
Thực hiện đúng và đủ 10 quy tắc sử dụng tiền bạc này đảm bảo chị em lúc nào cũng sung túc, thoải mái trong tài chính cá nhân mà không sợ ảnh hưởng tới tài khoản tiết kiệm.
1. Đầu tư vào bản thân
Đầu tư cho tương lai bằng việc đầu tư cho bản thân sẽ luôn luôn đúng đắn. Bạn nên bắt đầu thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi trải nghiệm và tiếp thu kiến thức càng sớm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Bạn nêu ưu tiên việc đầu tư vào bản thân bằng cách học tập và trải nghiệm thực tế. Có thể đọc sách, tham gia các khóa học trực tuyến, lấy các chứng chỉ hoặc đăng ký các chương trình phát triển bản thân… đều là những lựa chọn giúp bạn thăng tiến trong công việc và kiếm được nhiều tiền hơn.
Trung bình mỗi người làm việc 8 giờ, ngủ 8 giờ và có 8 giờ để làm các việc khác. Bạn đang bán thời gian làm việc để có thu nhập và duy trì sức khỏe qua giấc ngủ, nên khó có thể rút ngắn thời gian ở khung giờ này. Vì thế cách duy nhất là bạn nên tận dụng 8 giờ còn lại một cách khôn ngoan. Ví dụ như nâng cao các kỹ năng hoặc học thêm kỹ năng mới, thay vì ngủ hay lướt mạng xem những thứ vô bổ.
3. Cẩn thận khi cho bạn bè và người thân vay tiền
Rất nhiều trường hợp cho vay tiền đã gặp cảnh không đòi được nợ hoặc rạn nứt tình cảm vì người vay chây ì chậm trả. Chính vì vậy, tránh để tình trạng trên diễn ra cũng như không làm gián đoạn tài chính cá nhân bạn nên hạn chế cho người khác vay tiền. Khi đồng ý cho vay cũng nên cân nhắc thật kỹ.
4. Chi tiêu ít hơn, bạn sẽ tự do, linh hoạt
Nhiều chuyên gia đã khuyên bạn nên chi tiêu ít đi vì chúng thực sự mang tới hiệu quả. Vì đơn giản việc bạn cố gắng làm việc để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đầy đủ của bản thân cũng khiến bạn mệt mỏi đến mức nào. Việc cắt giảm chi tiêu sẽ giảm bạn giảm được gánh nặng tài chính, thậm chí tăng nguồn tiền tiết kiệm nếu vẫn có nguồn thu nhập tương tự.
5. Thực hiện quy tắc 24 giờ
Nhiều chị em thường mua sắm vì cảm xúc, không phải cần thiết. Những món đồ này thường tiêu tốn khá nhiều tiền mà không đem lại lợi ích cụ thể cho cuộc sống của bạn. Để cắt giảm chi phí này, bạn nên tuân theo quy tắc 24 giờ. Tức là hãy suy nghĩ thật kỹ có nên mua món hàng đó trong vòng 1 ngày. Áp dụng quy tắc này bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng đồ đạc đã tránh phải rước về nhà.
6. Dành một phút mỗi ngày kiểm tra chi tiêu
Video đang HOT
Chỉ tốn một chút thời gian nhưng cho phép bạn kiểm soát chi phí sát sao vào mỗi ngày. Điều này giúp bạn sớm phát hiện những chi phí không cần thiết, giữ lại được nhiều tiền trong ví, cũng như xác định số tiền bạn cần tiêu mỗi ngày.
7. So sánh trước khi xuống tiền
Một mẹo nhỏ để tránh mua sắm quá lố là so sánh giá cả. Việc so sánh có thể diễn ra trên một sản phẩm giống nhau của nhiều hãng, hoặc cùng giá thành thì bạn có thể mua được những mặt hàng nào. Cách làm này sẽ giúp bạn chi tiêu theo hướng khôn ngoan nhất.
8. Hạn chế mua đồ giảm giá
Nhiều cô nàng sẽ lao vào mua đồ giảm giá nếu thấy các thông tin về con số hấp dẫn mình. Tuy nhiên, giảm giá chính là con dao hai lưỡi khi bạn sẽ va vào tình trạng mua rất nhiều những thứ mình không thực sự cần.
Để đừng rơi vào những mánh khóe này, bạn cần hạn chế việc mua đồ giảm giá. Chỉ mua những món đồ mà mình thực sự cần sau khi áp dụng quy tắc 24 giờ.
9. Đi mua sắm một mình
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đi mua sắm với bạn bè sẽ khiến bạn chi tiêu nhiều hơn rất nhiều. Hơn nữa, tâm lý chung của các cô gái là luôn muốn mình bằng bạn bằng bè, nên thường sẽ chi nhiều tiền hơn.
Vì thế khi gặp bạn bè hãy đi công viên, cà phê thay vì cùng mua sắm. Cũng đừng lấy mua sắm để giải khuây.
10. Bỏ suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc
Nếu bạn cứ suy nghĩ mình không thể kiếm được nhiều tiền thì chắc chắn điều đó sẽ xảy ra. Nếu không tin mình làm được, bạn sẽ luôn cảm thấy công việc hàng ngày trở nên mệt mỏi, không có ý nghĩa và hiệu quả.
Các chuyên gia tâm lý cũng chỉ ra rằng, việc đặt niềm tin vào suy nghĩ tích cực là thứ rất cần thiết. Tức là khi bạn tin mình giàu thì bạn sẽ có quyết tâm, động lực để làm điều này. Suy nghĩ tích cực sẽ tác động tới tâm lý, hành vi.
NuNu – Nhịp Sống Kinh Tế
Tiền tiết kiệm mãi dậm chân tại chỗ có thể tới từ 7 nguyên nhân mà chị em nào cũng thường hay mắc phải
Tiết kiệm tiền với chị em là một bài toán cân não. Nhưng có tiết kiệm và tiết kiệm như thế nào là đủ lại là câu chuyện hoàn toàn khác nhau.
1. Chỉ vừa đủ tiền tiêu xài trong tháng
Số tiền lương chỉ đủ đáp ứng chi tiêu hàng tháng của bạn chứng tỏ việc tiết kiệm không hiệu quả. Số tiền tích lũy bằng không qua nhiều năm sẽ làm tương lai của bạn sụp đổ thậm chí vẫn phải nai lưng kiếm tiền khi tuổi nghỉ hưu sắp đến.
Cách giải quyết cho vấn đề này là bạn phải kiếm được nhiều tiền hơn và ngược lại chi tiêu ít đi. Nếu bạn chọn giải pháp đầu tiên, tăng công việc hoặc kiếm việc làm thêm là cách tốt nhất. Số tiền kiếm được ngoài công việc chính sẽ là khoản tiết kiệm của bản thân.
Còn ngược lại, với giải pháp thứ hai, bạn nên cắt giảm tập trung vào những mục tiêu tốn kém nhất. Ví dụ như tiền thuê nhà, điện nước, di chuyển hay thực phẩm.
2. Tiết kiệm đúng số tiền ban đầu dù có tăng thu nhập
Nhiều người nói rằng, tôi sẽ tiết kiệm nhiều hơn khi tăng thu nhập. Nhưng thực tế chứng minh rằng, có rất ít người thực hiện được điều đó. Kể cả khi họ có tăng thu nhập thì mức chi tiêu cũng gia tăng theo con số đó.
Cách giải quyết: Đừng chỉ nói mà hãy thực hiện việc tiết kiệm cụ thể. Khi được tăng thu nhập, hãy chuyển thẳng số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm của bạn và chi tiêu đúng như mức ban đầu. Số tiền bạn tiết kiệm được sẽ tăng lên ngay lập tức nếu bạn tuân thủ theo đúng phương pháp này.
3. Chưa tiết kiệm cho việc nghỉ hưu
Việc tiết kiệm một khoản cho việc nghỉ hưu là khoản tiền nên có bắt đầu từ tuổi 25. Không bắt buộc là số tiền quá lớn nhưng nó phải nằm trong kế hoạch của bạn. Nếu bạn đang nằm trong những người chưa có khoản tiền tiết kiệm nào cho việc nghỉ hưu thì bạn nên xem xét lại.
Cách giải quyết: Tiết kiệm ngay lập tức một khoản dành cho việc nghỉ hưu. Bắt đầu sớm sẽ có ích cho bạn hơn. Nhiều chuyên gia cũng khuyên rằng, dành 10% thu nhập cho việc nghỉ hưu là điều đúng đắn. Nếu bạn không đủ, cũng có thể tiết kiệm từ con số 1% và tăng dần.
4. Không có tiền tiết kiệm cho các sự kiện lớn
Trong cuộc đời mỗi người, tiền tiết kiệm dành cho việc nghỉ hưu quan trọng nhất. Nhưng ngoài ra, các chi phí lớn khác cũng là điều mà bạn đáng quan tâm. Nếu có dự định mua nhà, mua xe hay thực hiện ước mơ nào đó, bạn cũng cần có một khoản tiết kiệm.
Cách giải quyết: Bắt đầu nghĩ tới những kế hoạch tốn kém của bản thân. Bạn đã có đủ chi phí cho nó hay chưa, nếu thiếu thì cần tiết kiệm như thế nào là hợp lý. Đối với các mục tiêu ngắn hạn, bạn nên hướng tới những khoản tiết kiệm có lãi suất cao, hoặc lập nhiều tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng.
5. Chưa có quỹ dự phòng khẩn cấp
Để tiền tiết kiệm cho tình huống khẩn cấp là một trong những cách tiết kiệm bảo vệ bản thân được các chuyên gia khuyên dùng. Nếu không có quỹ dự trù cho tình huống xấu, có khả năng bạn không tiết kiệm đủ.
Cách giải quyết: Tạo quỹ khẩn cấp càng sớm càng tốt. Nhiều chuyên gia mách rằng, khoản tiết kiệm thời hạn 6 tháng là điều khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn có thể gửi thời gian nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.
6. Chi hơn 30% thu nhập cho tiền nhà
Nếu phải thuê nhà và muốn tiết kiệm hợp lý, bạn nên giới hạn tiền thuê ở mức 30% thu nhập sau thuế. Điều này đảm bảo việc tiết kiệm của bạn được nhiều hơn.
Cách giải quyết: Thử sống trong không gian nhỏ. Nếu mua nhà hay căn hộ, hãy đặt giới hạn giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân. Tính tới những chi phí phát sinh khi mua nhà và cộng các khoản đó vào ngân sách cá nhân.
7. Không thể thanh toán số dư thẻ tín dụng nhiều hơn mức tối thiểu
Nếu hàng tháng sử dụng thẻ tín dụng mà bạn không thể trả nhiều hơn mức tối thiểu, bạn sẽ bị bội chi và lâm vào cảnh nợ thẻ tín dụng, dẫn đến nhiều khó khăn hơn cho bất kỳ mục tiêu tiết kiệm nào. Chính vì thế, việc luôn đặt mục tiêu thanh toán đầy đủ số dư nợ thẻ tín dụng nhằm bảo vệ điểm tín dụng và tránh xa nợ nần là cần thiết.
Cách giải quyết: Dùng tiền từ mục đích khác trong ngân sách hoặc cắt giảm chi tiêu để có tiền thanh toán nhiều hơn mức tối thiểu. Và quan trọng nhất, tránh tích lũy thêm số dư nợ thẻ tín dụng. Còn tốt nhất, bạn không nên sử dụng thẻ tín dụng.
Theo nhipsongviet
Lời khuyên sử dụng tài chính cá nhân hữu hiệu nhất dành cho chị em ở độ tuổi 30 Ở độ tuổi này chị em nên cẩn trọng trong việc sử dụng tài chính cá nhân để tránh rơi vào bẫy rủi ro. Ở độ tuổi 30, chị em bắt đầu quan tâm hơn tới việc đầu tư và sử dụng tài chính cá nhân cho hiệu quả. Ngoài tâm lý tiết kiệm, việc sinh lời từ số tiền bạn kiếm được...