Thường xuyên bị tiêu chảy không chỉ là vấn đề về đường tiêu hóa
Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy chỉ là biểu hiện của một vấn đề nhỏ trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng, đây lại là hồi chuông cảnh báo ung thư.
Hãy thận trọng nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy, bởi tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều căn nguyên khác nhau, trong hầu hết các trường hợp nó chỉ là biểu hiện của một vấn đề nhỏ trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng, đây lại là hồi chuông cảnh báo ung thư.
Nếu bị tiêu chảy, nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta nên nghĩ đến là chế độ ăn uống của bản thân. Nếu trước đó, từng ăn nhiều thực phẩm có tính hàn hoặc các món ăn không đảm bảo về mặt vệ sinh, điển hình như món ăn vặt vỉa hè, thì rất có thể đó chính là thủ phạm.
Tuy nhiên, trong trường hợp các vấn đề kể trên đã được loại trừ hoặc được thay đổi, mà tình trạng tiêu chảy vẫn không cải thiện thì bạn cần cảnh giác với những vấn đề nghiêm trọng hơn.
Các bệnh về đường tiêu hóa khi khởi phát thường gây ra tình trạng tiêu chảy, đặc biệt là viêm đại tràng mạn tính.
Thói quen ăn uống không điều độ, thức ăn không hợp vệ sinh, sinh hoạt thiếu lành mạnh… là những thủ phạm chính gây nên bệnh viêm đại tràng mạn tính. Lúc này, niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương nặng nề, tạo thành những ổ viêm loét sâu và rộng nên rất khó điều trị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như cơ thể thiếu chất, sức khỏe suy kiệt, thủng đại tràng…, thậm chí ung thư đại tràng. Nếu không điều trị triệt để, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe mà còn có thể dẫn tới ung thư đại tràng.
Để phòng và điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính thì việc thay đổi lối sống là hết sức cần thiết. Một chế độ ăn lành mạnh và khoa học sẽ vừa giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, vừa cải thiện chức năng đại tràng, từ đó, hạn chế gây tổn thương niêm mạc đại tràng, làm giảm nhẹ tình trạng bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Video đang HOT
Theo đó, người bệnh cần kiêng những thức ăn gây kích thích đại tràng, nói không với thực phẩm không hợp vệ sinh, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, không uống rượu bia, hút thuốc lá…. và nên ăn các loại thực phẩm có lợi cho tiêu hóa như rau-củ-quả, ngũ cốc…
Tình trạng tiêu chảy nặng lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý ác tính. Theo các chuyên gia nhiều loại khối u ác tính có thể gây tiêu chảy trong thời kì khởi phát bệnh, điển hình như ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày và nhất là ung thư đường ruột.
Khi bị ung thư ruột, cơ thể sẽ có những thay đổi bất thường. Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy xen kẽ táo bón trong một thời gian dài, rất có thể là do ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng gây ra. Chất gây ung thư có thể dẫn đến giảm tiêu hóa, phân không được hình thành và có triệu chứng tiêu chảy rõ ràng.
Ngoài ra, trong quá trình phát triển của ung thư đường ruột, sự gia tăng thể tích khối u cũng có thể gây ra tắc nghẽn đường ruột. Hiện tượng phổ biến hơn của tắc nghẽn đường ruột là táo bón. Do đó, bệnh nhân có thể có triệu chứng tiêu chảy xen kẽ táo bón. Chú ý đến tín hiệu này, bạn cần kiểm tra kịp thời ung thư ruột kết hay ung thư trực tràng, để chữa khỏi bệnh trước khi quá muộn
Người Việt tự đặt mình vào nguy cơ ung thư vì sai lầm trong ăn uống
Viêm đại tràng là căn bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam. Vấn đề nằm ở chỗ chính sự thiếu kiến thức trong cách lựa chọn thực phẩm của không ít người đã khiến bệnh tình nặng thêm và thậm chí trở thành mầm mống khởi phát ung thư.
Ở người mắc bệnh viêm đại tràng, vùng niêm mạc đại tràng sẽ bị tổn thương do viêm nhiễm, tùy theo mức độ mà tổn thương chỉ dừng lại ở các vết viêm gây đau hay là xuất hiện các ổ loét, xuất huyết. Viêm đại tràng khiến người bệnh phải thường xuyên hứng chịu những cơn đau đại tràng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, nghiêm trọng hơn là bệnh lý này làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Đối với người đã mắc bệnh viêm đại tràng, một chế độ ăn hợp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm giảm tình trạng bệnh. Vậy bạn có tự tin với vốn kiến thức của mình để có thể phân biệt thực phẩm nào tốt/không tốt cho bệnh viêm đại tràng?
Sai: Cần hạn chế ăn thịt bò, thịt lợn và các loại thịt gia súc nói chung vì chúng sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ thống tiêu hóa, dễ dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi hay chướng bụng.
Đúng: Trứng là một nguồn cung cấp dinh dưỡng khá toàn diện và dễ tiêu nên rất tốt với các bệnh nhân viêm đại tràng.
Sai: Sữa bò nói riêng và các sản phẩm sữa từ động vật nói chung đều không phù hợp với những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, chứ không riêng gì viêm đại tràng. Trong trường hợp này, việc uống sữa dễ gây đau dạ dày, đầy hơi và khó tiêu.
Sai: Các loại sữa hạt sẽ là sự thay thế tuyệt vời cho sữa động vật, với những người bị viêm đại tràng nói riêng và người gặp vấn đề về tiêu hóa nói chung.
Sai: Gạo lứt giữ lại được lớp cám bên ngoài nên chứa nhiều dưỡng chất và chất xơ hơn hẳn gạo trắng. Tuy nhiên, những người mắc bệnh viêm đại tràng nên hạn chế ăn gạo lứt cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, bởi chúng dễ làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy, vốn đã thường gặp ở căn bệnh này.
Sai: Trong trường hợp mắc chứng viêm đại tràng, chúng ta cũng không nên ăn nhiều các loại đậu, bởi nó cũng gây ra các vấn đề tương tự như gạo lứt.
Đúng: Thịt gà là một nguồn cung cấp protein lành mạnh mà người mắc viêm đại tràng có thể dùng để thay thế một phần các loại thịt gia súc.
Đúng: Cùng với thịt gà, cá là nguồn cung cấp protein mà người mắc viêm đại tràng nên ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó, trong mỡ cá có chứa nhiều axit béo omega-3, sở hữu khả năng kháng viêm mạnh mẽ.
Minh Nhật
Theo WebMD/Dân trí
Bệnh mùa hè ở trẻ nhỏ Thời tiết nóng ẩm khiến vi khuẩn, virus phát triển, gây bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... ở trẻ em. Hơn một tháng nay, bé trai ở Nghệ An thường xuyên đi ngoài, người gầy gò. Bé một tuổi, chỉ nặng 7 kg. Khám cho bé vào ngày 1/6, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch...