Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả giám sát đất đai ở đô thị
Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018″ sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 33, khai mạc sáng nay.
Theo chương trình kỳ họp dự kiến, tại phiên họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc hội. Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc sẽ cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh TTXVN)
Các dự án luật khác cũng được cho ý kiến, gồm: Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ nghe Chính phủ báo cáo một số vấn đề về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi); cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, về dự án Luật Thư viện.
Video đang HOT
Tại phiên họp 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2020 về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018″.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét, quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính 5 xã và giải thể 1 xã của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; thành lập 5 phường thuộc thị xã Long Khánh và thành lập thành phố Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai.
Theo chương trình, một nội dung quan trọng cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, đó là danh mục dự án sử dụng dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 nguồn ngân sách trung ương, việc bổ sung danh mục mới vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018, cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội cũng nằm trong chương trình phiên họp này.
Theo Danviet
Nổi cộm tình trạng xâm hại tình dục trẻ em: Uỷ ban Tư pháp vào cuộc
Sau hàng loạt vụ xâm hại tình dục trẻ em nổi cộm, bức xúc được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội vừa có thông báo về vấn đề này.
Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết Uỷ ban vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc họp đánh giá việc thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Tư pháp về nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội xâm hại tình dục trẻ em và giải pháp trong thời gian tới.
Cuộc họp nhằm đánh giá đầy đủ việc thực hiện của các bộ, ngành đối với các kiến nghị của Ủy ban Tư pháp trước đây. Đồng thời, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nổi cộm, bức xúc được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong công tác này và kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói riêng và xâm hại tình dục nói chung.
Trong đó, Ủy ban Tư Pháp đặc biệt nhấn mạnh và yêu cầu các đơn vị báo cáo cụ thể các vụ xâm hại tình dục trẻ em như thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ông Pha cho biết, cuộc họp sẽ lắng nghe các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm như Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, các Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Giáo dục và đào tạo, Văn hóa - thể thao và du lịch... báo cáo. Chủ trì cuộc họp này là Ủy ban Tư pháp, thời gian dự kiến vào ngày 19.4 tới đây.
Trước đó, liên tiếp các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em được báo chí, dư luận phản ánh như vụ 4 người có học thức, địa vị dâm ô tập thể nữ sinh lớp 9 tại Thái Bình, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) có hành vi dâm ô với nhiều học sinh nam của trường. Hay vụ thầy giáo chủ nhiệm lớp 5A Trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) bị tố có hành vi dâm ô 13 học sinh đang học lớp 5A.
Gần đây có vụ Nguyễn Trọng Trình (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) bị khởi tố về hành vi hiếp dâm bé gái chín tuổi. Vụ án 5 nam sinh của Trường THPT Nguyễn Hữu Thận, THPT Triệu Phong và một thanh niên lao động tự do huyện Triệu Phong (Quảng Trị) bị khởi tố về hành vi hiếp dâm nữ sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Hữu Thận.
Đáng chú ý nhất diễn ra trong tuần qua là vụ ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng bị cho là có hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy.
HUYÊN NGUYỄN
Theo Lao động
"Tội dâm ô muốn thiến sinh học phải nghiên cứu kỹ" Sáng 3.4, bên lề buổi giám sát về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM của Uỷ Ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khoá 14. Phóng viên Dân Việt đã có buổi trao đổi ngắn với ông Triệu Thế Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên...