Thường vụ Quốc hội chê Bộ Tài chính “làm phức tạp thêm” thu phí BOT
“Việc Bộ Tài chính ban hành từng Thông tư riêng vê mức phí giai đoạn trước 01/01/2017 vừa lam phức tạp thêm thủ tục hành chính vừa thiếu minh bạch vê cơ sở xác định mức thu phí, dễ dẫn đến cơ chế xin – cho trong thực hiện”.
Đây là quan điểm của Uỷ ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội trong Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) vừa được cơ quan này gửi Quốc hội.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết Bộ Tài chính đưa ra chính sách riêng đã vô tình làm phức tạp thêm thủ tục và tạo cơ chế xin cho (ảnh minh hoạ)
Theo đó, bên cạnh những đánh giá tích cực của mô hình hợp tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng, qua thời gian giám sát, UBTV Quốc hội đã chỉ rõ nhiều hạn chế thiếu sót từ chính sách đến thực tiễn quản lý từ các bộ, ngành, địa phương và trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án khiến BOT đang trở thành tâm điểm của dư luận.
Cụ thể, UBTV Quốc hội khẳng định, do là chính sách mới tại Việt Nam nên nhiều nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật có xung đột, chồng chéo, thiếu đồng bộ trong các quy định từ khâu quy hoach, lập kế hoạch, xác định danh mục dự án đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, theo dõi, đánh giá, thanh tra, kiểm tra của các cấp, các ngành.
Một số nội dung liên quan đến đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT còn chưa đầy đủ, tính ổn định của chính sách không cao, chưa tuân thu cơ chê thi trương
UBTV Quốc hội nêu rõ: Do hình thức đầu tư này chưa phổ biến, nên khi xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước liên quan đều tiếp cận chủ yếu theo hướng điều chỉnh hình thức đầu tư công và đầu tư từ nguồn vốn của tư nhân mà chưa xét đến đặc thù của việc đầu tư theo hình thức PPP.
Đơn cử như: “Các dự án đầu tư theo hình thức PPP đều cần thiết phải có cơ chế phân bổ và chia sẻ rủi ro; chi phí đầu tư, vận hành khai thác; nguồn vốn của nhà đầu tư phải bao gồm lợi nhuận, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng phải bao gồm lãi vay…” UBTV nêu rõ.
Cơ quan của Quốc hội khẳng định: Chính sách BOT thời gian qua chưa có tiêu chí rõ ràng về việc lựa chọn những dự án “nâng cấp, cải tạo” hay đầu tư tuyến mới để thực hiện theo hình thức hơp đông BOT hay đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước.
Video đang HOT
Việc thiếu quy định về trình tự, hình thức tham vấn của chính quyền địa phương với ngươi dân trong khu vực dự án và các bên liên quan về: Thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư, vị trí đặt trạm, mức giá sử dụng dịch vụ… khiến một số dự án có chi phí dự toán cao hơn thực tế.
Về vấn đề đang gây nhiều bức xúc trong dư luận là cách đặt tram thu phi va mưc phi, cơ quan của Quốc hội khẳng định: “Con nhiêu bât câp”. Cụ thể như Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 14/11/2013 (Thông tư 159) của Bộ Tài chính quy định về vị trí đặt trạm thu phí cách nhau trên 70 km chưa rõ cơ sở khoa học để đưa ra quy định này, dẫn tới tình trạng khoảng cách giữa một số trạm thu phí dưới 70 km.
Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư riêng vê mức thu phí cho từng dự án để áp dụng trên cơ sở phù hợp với khung mức phí được quy định tại Thông tư 159, trong đó quy định độ dao động trong khung mức phí này đối với từng loại xe là tương đối cao nên các trạm thu phí khác nhau trên cùng tuyến quốc lộ có mức thu khác nhau.
Mức thu phí được tính dựa trên nguyên tắc hạch toán giữa chi phí đầu tư và giá thành, tuy nhiên vẫn gây bức xúc cho người sử dụng dịch vụ do chênh lệch về mức thu phí không công băng giưa mưc phi va chât lương dich vu đươc sư dung.
UBTV Quốc hội khẳng định: “Việc ban hành từng Thông tư riêng vê mức phí giai đoạn trước 01/01/2017 vừa lam phức tạp thêm thủ tục hành chính vừa thiếu minh bạch vê cơ sở xác định mức thu phí, dễ dẫn đến cơ chế xin – cho trong thực hiện”, UBTV Quốc hội cho hay.
Về hình thức thu phí: Hiện nay, tiêu chuẩn chung về công nghệ thu phí vẫn chưa được quy định dẫn đến tình trạng các trạm thu phí được xây dựng với hệ thống thiết bị, phần mêm khác nhau gây khó khăn trong việc kiểm soát doanh thu thực tế.
Đặc biệt, UBTV Quốc hội cho rằng vai trò của người dân khi sử dụng dịch vụ tại các con đường BOT chưa được quan tâm đúng mức. “Việc tham vấn ý kiến khi quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án thu phí trên đường hiện hữu chưa được quy định cụ thể đã làm hạn chế quyền của người dân. Mặt khác, việc chưa có quy định để người sử dụng dịch vụ phản hồi việc cung cấp dịch vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước đã làm hạn chế chất lượng cung ứng dịch vụ và khó khăn trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ đối với doanh nghiệp dự án BOT”, UBTV cho biết.
Nhiều tài xế tiếp tục dùng tiền lẻ, tiền xu để trả phí khi qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hoà (Đồng Nai) để phản đối giá vé và vị trí đặt trạm tồn tại suốt 3 năm qua.
Theo Nguyễn Tuyền (Dân trí)
Sẽ giảm 20% giá vé qua trạm BOT Biên Hòa
Vụ Tài chính đang xem xét tờ trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc miễn, giảm phí cho các trạm BOT.
Quốc lộ 1 đoạn qua Biên Hòa tê liệt lúc 14 giờ ngày 5-10Ảnh: XUÂN HOÀNG
Ngày 5-10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - cho biết Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị với lãnh đạo Bộ GTVT về hướng miễn, giảm phí chung cho các trạm BOT sau khi đã có kết quả rà soát và làm việc với các nhà đầu tư, trong đó có trạm BOT Biên Hòa (Đồng Nai).
Thực hiện giảm phí từ ngày 1-11-2017
Ông Nguyễn Văn Huyện cũng cho biết Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đàm phán xong với nhà đầu tư trạm BOT Biên Hòa, thống nhất mức giảm dự kiến khoảng 20% so với mức phí hiện hành, thực hiện từ ngày 1-11-2017.
"Với BOT Biên Hòa, hiện UBND tỉnh Đồng Nai đang giao cho các địa phương và các cơ quan có liên quan tiến hành khảo sát, thống kê người dân có phương tiện trong vùng bị ảnh hưởng.
đó, người dân phải chờ đợi và chia sẻ với cơ quan quản lý. Mức giảm giá vé trạm BOT Biên Hòa khoảng 20%, tương ứng giảm khoảng 10.000 đồng. Mức giảm này tương đương với mức giảm ở trạm BOT Cai Lậy" - ông Huyện nói.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng lãnh đạo Bộ GTVT đã giao Vụ Tài chính xem xét tờ trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau đó sẽ thống nhất với địa phương và nhà đầu tư về việc giảm phí qua trạm BOT Biên Hòa.
Trong khi đó, ghi nhận tại BOT Biên Hòa lúc 15 giờ 15 phút ngày 5-10 cho thấy đã thông thoáng trở lại sau một ngày gần như tê liệt.
Trước đó, từ sáng đến khoảng 15 giờ cùng ngày, các tài xế nhất quyết không rời trạm khiến các làn đường theo chiều Bắc - Nam kẹt xe nghiêm trọng, Quốc lộ 1 rơi vào tình trạng "chết sững".
Lực lượng chức năng phải điều tiết cho các xe tạm thời đi qua các đường nhỏ hoặc quay đầu để giải quyết kẹt xe.
Cùng ngày, ông Trịnh Tuấn Liêm - Giám đốc Sở GTVT Đồng Nai - cho biết từ 15 giờ trở đi, trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa tạm thời đóng cửa nhằm bảo đảm thông suốt giao thông, thời điểm thu phí trở lại vẫn chưa xác định.
Tùy tình hình, các cơ quan ban ngành sẽ quyết định việc thu phí trở lại song trước hết phải ưu tiên việc bảo đảm an ninh trật tự, thông suốt giao thông qua quốc lộ" - ông Liêm nói.
Dự án mới hoàn thành, đường đã xuống cấp
Cũng trong ngày 5-10, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị có chính sách miễn hoặc giảm phí qua trạm thu phí BOT cho người dân địa phương, các đơn vị gần trạm thu phí trên 2 quốc lộ 14 và 19.
Theo UBND tỉnh Gia Lai, trên địa bàn có 2 dự án đầu tư theo hình thức BOT gồm dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) dài 57,6 km và dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19 dài 23 km.
Các dự án này đã được đưa vào khai thác nhưng tồn tại nhiều bất cập khiến người dân bức xúc.
Đặc biệt, dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 19 chỉ dài 23 km/169,5 km và đoạn đường từ Km90 đến Km108 (qua huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai) chưa được đầu tư đồng bộ với quy mô của dự án BOT nên đã xuống cấp, hư hỏng nặng.
Do đó, việc thu phí của nhà đầu tư hiện nay chưa phù hợp với mức hưởng lợi của người dân trong vùng. Ngoài ra, dự án này mới chỉ hoàn thành nhưng hiện nay một số chỗ đã bị hư hỏng, xuống cấp, xuất hiện vệt lún bánh xe.
Tối 2.10, nhiều tài xế tiếp tục dùng tiền lẻ, tiền xu để trả phí khi qua trạm BOT tuyến tránh Biên Hoà (Đồng Nai) để phản đối giá vé và vị trí đặt trạm tồn tại suốt 3 năm qua.
Theo Văn Duẩn - Xuân Hoàng - Hoàng Thanh (NLĐ)
BOT tuyến tránh Biên Hòa 6 lần náo loạn: Chờ Bộ lên tiếng! 6 lần liên tục trong thời gian ngắn qua BOT tuyến tránh Biên Hòa rối loạn vì tài xế phản ứng bằng cách dùng tiền lẻ để mua vé nhưng các bên liên quan vẫn bất động. Liên quan đến vấn đề BOT tuyến tránh Biên Hòa đã 6 lần bị tài xế dùng tiền lẻ phản đối gây ùn tắc, ảnh hưởng...