‘Thương vụ’ nực cười nhất thời sốt đất: Bãi cỏ sâu trong ngõ cũng có giá 2,5 tỷ
Nghe tin khách chốt mua bãi cỏ với giá 2,5 tỷ đồng, “cò” Trung ngỡ ngàng, cho rằng đây là thương vụ nực cười nhất thời sốt đất.
Nhớ lại thời sốt đất mới xảy ra cách đây không lâu, nhiều người dân dân ở xã Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội) cho biết, không chỉ đất thổ cư hay những mảnh vuông vức, có vị trí đẹp ở sát mặt đường mới lên giá mà ngay cả những mảnh đất nằm sâu trong ngõ xóm chỉ cần hở ra thông tin là có người đến mua ngay lập tức.
Xã Yên Bài, một trong những “thủ phủ” sốt đất ở ven đô Hà Nội. (Ảnh: Hạo Nhiên)
“Cò” đất Phùng Văn Trung kể, mới đây có khách hàng chốt mua một lô đất nằm trong con ngõ nhỏ, không hề cạnh sông suối hay có cảnh quan gì đặc biệt với giá 2,5 tỷ đồng. Theo Trung, đây là một trong những “thương vụ” bất ngờ nhất, đặc biệt nhất và “nực cười” nhất mà anh từng thực hiện giao dịch thành công.
” Nghe điện thoại khách nói chuẩn bị thủ tục để về làm giấy tờ mua bán mà tôi không dám tin, cũng không hiểu vì sao khách lại chịu mua đắt đến thế. Nhưng kệ, họ cứ mua thì mình bán thôi”.
Để dẫn chứng, Trung chỉ đường tới nhà ông Nguyễn Văn Lê (ở thôn Mít Mái, xã Yên Bài) để chúng tôi mục sở thị “bãi cỏ” trị giá 2,5 tỷ đồng này. Mảnh đất nằm ở cuối một con ngõ nhỏ rộng chừng gần 2m của đường làng sát với cánh đồng trũng phía dưới những quả đồi, lối vào sâu hun hút, cỏ mọc um tùm. Không thể ngờ rằng, với địa thế như vậy mà mảnh đất này cũng có thể sốt xình xịch.
Bãi cỏ nằm sâu trong ngõ nhỏ được gia đình ông Lê bán với giá hơn 2,4 tỷ đồng. (Ảnh: Hạo Nhiên)
Video đang HOT
Trên hàng tường bao bằng gạch bi đã cũ, dòng chữ “bán đất” nguệch ngoạc kèm số điện thoại được ông Lê viết lên tường bao phía ngoài đường bằng sơn đỏ.
Ngồi trong ngôi nhà rộng 180m2 đang xây dở dang, ông Lê (60 tuổi) kể, ông mới bán khu đất đang trồng cỏ cho một khách từ Hà Nội lên với giá gần 2,5 tỷ đồng và hiện người này vẫn để khu đất đó um tùm chưa xây dựng hay rào chắn.
Theo ông Lê, chỉ mấy hôm từ sau ngày rao bán đất đã có người vào hỏi mua và trong vòng 2 tuần, có người đã chốt “bãi cỏ” rộng 800m2 này. Tính ra, mỗi m2 đất có giá khoảng 3 triệu đồng. Ông Lê cũng thừa nhận đây là một mức giá cao đến khó hiểu.
“Bình thường mà nói, giá đến tiền triệu mỗi m2 thì phải là mảnh đất có vị trí đẹp, ít nhất là gần đường lớn. Còn như ở đây, giá cao thế này tôi cũng không thể nào lý giải nổi. Đúng là chỉ có ở thời sốt đất”, ông Lê nói.
Bán đất thành công, có tiền, ông Lê và gia đình quyết định phá bỏ ngôi nhà cũ để xây căn nhà mới khang trang to đẹp hơn.
Mảnh đất vốn được gia đình ông Lê sử dụng để trồng cỏ nuôi bò sữa mới được bán với giá hơn 2,4 tỷ đồng. (Ảnh: Hạo Nhiên)
Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngỡ ngàng với giá trị bãi cỏ của mình lên tới hàng tỷ đồng, ông Lê cười kể thêm: “Nhà bên cạnh, khu đất sau chuồng bò kia, họ mới bán gần 3.000m2, diện tích sổ đỏ hơi nhỏ nên chỉ được có hơn 6 tỷ”.
Theo quan sát bằng mắt thường, khu đất ông Lê vừa chỉ không có gì đặc sắc với chiều sâu khoảng hơn 100m và rộng hơn 20m, xung quanh không có cảnh vật, ao hồ hay rừng cây bóng mát.
Rời khỏi con ngõ nhỏ nhà ông Lê, chúng tôi gặp một số người dân gặp được trên đường. Chỉ cần giơ tay chỉ đại một khu đất hỏi giá, chúng tôi cũng đều nhận được câu trả lời lên tới vài tỷ đồng. Quanh xã Yên Bài, không khí xây dựng tấp nập với hàng chục công trình xây dựng được thi công mỗi ngày.
Nói về việc sốt đất, vị trưởng thôn Mít Mái cho biết đất ở thôn đã “sốt” nhiều năm nay và vẫn chưa hạ nhiệt hoàn toàn, khách mua đất chủ yếu là người Hà Nội.
*Tên nhân vật đã được thay đổi.
Công khai thông tin bất động sản
Những đợt "sốt đất" từ cuối năm 2021 đến nay đã đẩy giá đất ở các địa phương lên cao hơn nhiều giá trị thật và mặt bằng chung, nên thời điểm hiện tại hầu hết nhà đầu tư không dám bỏ vốn, trong khi người dân có nhu cầu để ở cũng không đủ khả năng mua, thị trường hạn chế giao dịch.
Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố công khai thông tin bất động sản.
Nhà đầu tư thận trọng
Từ năm 2021 đến nay, thị trường nhà đất tại các khu vực ven Hà Nội liên tục ghi nhận những đợt sốt đất chạy theo thông tin quy hoạch phát triển hạ tầng, nâng cấp huyện lên quận, khiến giá đất liên tục tăng, xác lập mặt bằng giá mới.
Công khai thông tin bất động sản.
Đơn cử, tại huyện Đông Anh, trong đợt "sốt" cuối quý I/2021 khi có thông tin quy hoạch đô thị ven sông Hồng, giá nhà đất tại các xã Kim Chung, Xuân Canh, Hải Bối... tăng 2 lần so với thời điểm cuối năm 2020. Đến quý I/2022năm nay, giá nhà đất tại các xã này lại ghi nhận tăng thêm 20 - 30% so với cũng kỳ năm trước...
Khảo sát của Batdongsan.com.vn cho thấy, thời điểm sốt đất đạt đỉnh cuối quý I/2021, đất nền dự án trên địa bàn huyện Đông Anh giá trung bình 50 - 80 triệu đồng/m2, mặc dù giá đến nay vẫn được giữ nguyên, nhưng gần như không có giao dịch. Nhân viên môi giới tại các sàn giao dịch khu vực này cho biết, từ đầu năm 2022, giá đất đã đứng im, thậm chí, nhiều chủ đầu tư giảm mạnh giá, rao bán cắt lỗ, nhưng cũng không bán được, thị trường đang rơi vào tình trạng ảm đạm.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, những điểm nóng đất nền ven Hà Nội như Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Gia Lâm đều rơi vào thực trạng đất nền có mức độ quan tâm giảm, nhưng mặt bằng giá rao bán vẫn tiếp tục tăng.
Còn ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam nhận định, những đợt sốt đất đã đẩy giá đất ở lên cao hơn nhiều giá trị thật và mặt bằng chung, nên thời điểm hiện tại nhà đầu tư không dám bỏ tiền đầu tư, kể cả lướt sóng.
Công khai thông tin
Trước thực tế trên, Bộ Xây dựng đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Nghị định 44/2022 về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS, trong đó, đề nghị UBND các địa phương kiểm tra việc đảm bảo hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và thị trường BĐS, bảo đảm sự vận hành của hệ thống cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS, nhất là thông tin vế các dự án BĐS cần được công bố trước khi chủ đầu tư đưa BĐS ra giao dịch.
Đối với các bộ ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị phối hợp trong việc kết nối, chia sẻ thông tin từ các cơ sở dữ liệu có liên quan do bộ, ngành quản lý, đảm bảo việc duy trì, kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS.
Trong báo cáo đánh giá toàn diện thị trường BĐS năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Xây dựng thông tin, hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS hiện chưa đầy đủ, hoàn chỉnh. Vì vậy, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ thường xuyên theo dõi sát tình hình, diễn biến của thị trường BĐS; hàng quý có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh doanh BĐS, thị trường BĐS cả nước và kiến nghị giải pháp để thị trường phát triển ổn định.
Bộ Xây dựng cũng đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm hoạt động của các sàn giao dịch BĐS và hoạt động môi giới BĐS vi phạm pháp luật, các hành vi đưa thông tin không chính xác, gây tác động tiêu cực đến hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng, BĐS.
Các chuyên gia cho rằng, Quốc hội cần ban hành các Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS mới, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Trong đó, nội dung thông tin đất đai, nhà ở và thị trường BĐS phải tương thích, phối hợp với nhau thành một chỉnh thể thống nhất.
Trong đó, đưa vào các luật nội dung tính toán các chỉ số giá đất, giá nhà, giá BĐS; chỉ số thị trường đất đai, thị trường nhà ở và thị trường BĐS theo hướng: Cập nhật tự động theo thời gian; thông tin phải phủ trùm cả nước; thông tin đất đai, nhà ở, BĐS phải kết nối thông tin với dữ liệu cá nhân (Căn cước công dân...); thông tin phải công khai, minh bạch và dự báo được; sử dụng thông tin có tính phí...
Ôm 3 mảnh đất lúc giá cao, nửa năm sau lỗ nặng Thị trường bất động sản nhiều địa phương chững lại khiến không ít nhà đầu tư khóc ròng khi lỡ mua đất lúc giá cao, giờ bán lỗ tiền tỷ. Anh Nguyễn Ngọc Anh (Thanh Trì, Hà Nội) kể, cuối năm 2021, anh lấy tiền tích góp và vay ngân hàng mua 3 mảnh đất của một tỉnh ven Hà Nội, mỗi mảnh...