Thương vụ Mistral: Pháp thiệt hại, Trung Quốc thu lợi
Trong các bảng tổng soát quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã vượt mặt Pháp chỉ vì thương vụ Mistral bị đình đốn.
Sau khi “thương vụ Mistral” của Pháp đổ bể vì sức ép từ phía đồng minh tăng cường trừng phạt lên Nga, Trung Quốc đã “vượt mặt” Pháp, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba. Đây là kết quả từ một cuộc nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) tiến hành.
Nghiên cứu cho thấy nước Pháp sẽ có được vị trí thứ ba trước Trung Quốc và Đức, nếu cuối năm 2014 nước này giao hai tàu Mistral cho Nga, hoàn thành hợp đồng 1,5 tỷ USD như đã hứa vào năm 2011.
Theo báo cáo vừa được SIPRI công bố ngày 16/03 thì trong giai đoạn từ 2010-2014, Trung Quốc đã tăng 143% thị phần xuất khẩu vũ khí, trong khi tổng số lượng vũ khí chuyển giao toàn cầu khoảng thời gian này chỉ tăng 16% so với 5 năm trước đó.
Nghiên cứu của SIPRI cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang có những bước phát triển ngày càng mạnh.
Tàu Mistral Vladivostok mà Nga đặt hàng Pháp vẫn không rõ tương lai như thế nào
Video đang HOT
Hiện tại, nước này đang đầu tư sản xuất các chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 và tàu khu trục hải quân. Đồng thời các vũ khí chiến đấu của Trung Quốc cũng có mặt nhiều hơn trong các cuộc xung đột trên thế giới vì giá cả rẻ hơn các nước xuất khẩu vũ khí khác.
Trong bảng xếp hạng quốc tế, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất với 31% tổng sản lượng vũ khí toàn cầu. Vị trí thứ 2 thuộc về Nga với 27%.
Năm 2011, Pháp đã đồng ý cung cấp hai tàu lớp Mistral cho Nga theo một hợp đồng trị giá 1,5 tỉ USD. Một trong hai chiếc tàu, Vladivostok, đáng lẽ phải được giao vào tháng 10-2014. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã quyết định đình chỉ việc giao tàu Mistral do cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngoài ra, nghiên cứu của SIPRI ngoài các yếu tố về hợp đồng được ký kết, sự xuất hiện của vũ khí của quốc gia đó trên các chiến trường, thì việc bàn giao kết thúc các hợp đồng đúng kỳ hạn được cho là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá.
Tiêu chuẩn này cho thấy khả năng đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng, tiềm lực sản xuất của bên bán và uy tín cũng như sự sòng phẳng trong các thương vụ mua bán. Việc Pháp bị đánh tụt hạng đứng sau Trung Quốc cho thấy uy tín của Pháp trên thị trường vũ khí cũng bị tổn thất đáng kể.
Một điều có thể khẳng định rằng với thương vụ Mistral, Pháp đã để quá nhiều yếu tố chính trị can thiệp vào các hợp đồng thương mại, và điều này là không thể chấp nhận đối với cách làm ăn quốc tế.
Ngoài việc thiệt hại kinh tế do không bàn giao tàu và phải bồi thường, tổn thất uy tín sẽ là thiệt hại mà Paris khó có thể lấy lại trong một sớm một chiều. Trong khi với tên tuổi là quốc gia xuất khẩu vũ khí thứ ba thế giới, uy tín và doanh thu của Trung Quốc chắc chắn sẽ phát triển hơn rất nhiều với những hợp đồng tương lai.
Vừa qua, Pháp cũng thất bại với hợp đồng khổng lồ cung cấp hơn 120 máy bay tiêm kích đa nhiệm Rafale với Ấn Độ. Trị giá hợp đồng này lên tới hơn 20 tỷ USD, và Pháp là người đã trúng thầu.
Tuy nhiên đến giờ chót, Ấn Độ đã thay đổi quyết định của mình và dùng số tiền này để đầu tư đẩy mạnh tiến độ dự án nghiên cứu máy bay tiêm kích thế 5 PAK-FA T50 với Nga.
Theo Đất Việt
Pháp phải hoàn tiền cho Nga nếu thương vụ Mistral bất thành
Pháp sẽ phải hoàn tiền nếu các chiến hạm Mistral không được bàn giao cho Nga, Tổng giám đốc tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga, Anatoly Isaykin, ngày 17/3 cho biết.
Chiến hạm Mistral (Ảnh: RIA)
Việc bàn giao 2 tàu đổ bộ trưng thăng lớp Mistral cho Nga đã được nhất trí trong hợp đồng trị giá 1,6 tỷ USD giữa Rosoboronexport và hãng đóng tàu DCNS của Pháp, được ký kết năm 2011.
"Thực tế, số tiền mà Nga chi cho việc mua các tàu chiến sẽ được hoàn lại đầy đủ, không có gì phải nghi ngờ, kể cả tiền phạt", ông Isaykin cho biết, nói thêm rằng "mọi thứ đã được ghi rõ trong hợp đồng".
Pháp dự kiến chuyển giao chiến hạm lớp Mistral đầu tiên, tên gọi Vladivostok, cho Nga vào tháng 11/2014. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande khi đó tuyên bố việc bàn giao sẽ bị trì hoãn do sự can thiệp của Mátxcơva trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Ông Isaykin cho hay Pháp có thể tổn thất nặng nề từ việc không chuyển giao các tàu chiến Mistral vì hình ảnh của nước này bị tổn hại nặng nề.
"Một bên không tuân thủ các cam kết sẽ bị thiệt hại nhiều hơn. Trước tiên là tổn hại tới hình ảnh đất nước. Tôi nghĩ phía Pháp biết rõ điều này", ông nói.
Nga sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc không bàn giao các tàu chiến Mistral vào tháng 5 tới, do khung thời gian vẫn cho phép tiến hành các cuộc đàm phán với Pháp. Pháp và Nga hiện đang đàm phán tích cực về vấn đề này.
An Bình
Theo Dantri/RIA
Vì sao Nga vẫn thử nghiệm trực thăng Ka-52K? Nga tin rằng, mọi thông tin Pháp đưa ra về thương vụ tàu Mistral chỉ là &'đòn gió' và Nga vẫn tiếp tục thử nghiệm dàn vũ khí cho lớp tàu này. Hãng Sputnik dẫn nguồn tin quan sự Nga cho biết, ngày 7/3, phiên bản trực thăng Ka-52K (trang bị cho tàu Mistral) lần đầu cất cánh trong cuộc thử nghiệm kéo...