Thương vụ Mistral: Diễn biến bất ngờ
Nga chấp nhận cả hai phương án: hoặc là tàu hoặc là tiền để giải quyết bất đồng giữa Nga và Pháp xung quanh thương vụ tàu chiến Mistral.
Ngày 8/12, cố vấn chính sách đối ngoại của Điện Kremlin cho hay, Nga sẽ chấp nhận tiền đền bù hoặc Pháp phải bàn giao hai tàu chở trực thăng lớp Mistral.
“Cả hai phương án đều chấp nhận được với chúng tôi – hoặc là tàu hoặc là tiền. Tiền đã bỏ ra phải được thu hồi”, ông này nói.
Phát biểu của vị quan chức Điện Kremlin được đưa ra hai ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với người đồng cấp Pháp Francois Hollande. Khi đó, phát biểu với báo giới, ông Hollande đã nói rằng: “Cuộc gặp gỡ được diễn ra đúng thời điểm và vào bối cảnh cần thiết, chắc chắn sẽ mang lại kết quả trong những ngày tới đây”. Lựa chọn của Nga như phát biểu của vị quan chức trên có thể coi là “kết quả” của cuộc gặp gỡ bất ngờ này.
Tổng thống Pháp Hollande và Tổng thống Nga Putin trong cuộc hội đàm tại Mátxcơva
Còn nhớ, trong cuộc hội đàm kéo dài khoảng 2 giờ giữa nguyên thủ hai nước Nga-Pháp, họ tuyệt nhiên không nhắc đến vấn đề Paris bàn giao chiến hạm Mistral cho Mátxcơva mà chỉ trao đổi thông tin về những gì đang xảy ra ở Ukraine.
Video đang HOT
Ông Putin thông báo với phóng viên: Cả Pháp và Nga đều ủng hộ chấm dứt ngay lập tức việc đổ máu, việc tìm những giải pháp để tiến lại gần nhau, trong đó có vấn đề khôi phục không gian chính trị duy nhất (ở Ukraine)”.
“Tất nhiên là chúng tôi đã nói về sự cần thiết phải khôi phục lại quan hệ kinh tế giữa khu vực đông nam với phần còn lại của Ukraine, bởi vì cả hai phần của lãnh thổ này đều cần đến nhau, bởi phần lớn năng lượng của Ukraine từ đầu đã được xây dựng trên nguồn than của phía đông, rồi cuối cùng cũng cần phải khôi phục những mối liên lạc kinh tế, cần gửi than đến đó và nhận điện về, cần thiết lập hoạt động bình thường cho các tổ chức tài chính”, ông Putin nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Putin còn thảo luận với tổng thống Hollande về mối quan hệ song phương, vấn đề giải quyết tình hình ở Syria, tiến trình xung quanh chương trình hạt nhân của Iran.
“Cuộc hội đàm của chúng tôi bàn về một loạt những chủ đề khác nhau, có thể nói là buổi nói chuyện mang tính xây dựng và có nội dung”, Tổng thống Nga kết luận.
Về thương vụ Mistral, ông Putin khẳng định “không nhắc đến nó” và “hợp đồng thương thảo có tồn tại, và đó là một văn bản pháp lý. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng thương vụ sẽ diễn ra thuận lợi”.
Tương tự, Tổng thống Pháp cũng cho biết: “Trong cuộc hội đàm, chúng tôi không đưa ra giải pháp cho vấn đề Mistral bởi nó không có nhiều ý nghĩa và cả hai đều biết câu trả lời”.
“Do đó chẳng có gì ngạc nhiên khi sau cuộc hội đàm, ông Vladimir Putin có nhắc đến “bồi thường” trong trường hợp thương vụ bị hủy”, ông nói.
Rõ ràng, cả Nga và Pháp đều thấy không cần thiết phải bàn về thương vụ Mistral bởi cả hai nước biết rõ mình cần gì.
Pháp đã hoãn vô thời hạn việc chuyển giao chiếc đầu tiên trong số hai chiến hạm Mistral cho Nga. Theo hợp đồng ký hồi tháng 6/2011, 2 con tàu Mistral trị giá 1,6 tỷ USD. Dự tính, nếu phá vỡ hợp đồng, Paris sẽ phải trả tiền đền bù lên tới 3 tỷ USD.
Theo NTD
Trung Quốc, Ấn Độ "đo lường lẫn nhau"?
Trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ hai ngày, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Sushma Swaraj tại New Delhi.
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj (phải) và người đồng nhiệm Trung Quốc, Vương Nghị sau một cuộc gặp ở New Delhi ngày 8-6.
Trong cuộc hội đàm, ông Vương Nghị và bà Swaraj đã thảo luận cách thức tăng cường quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên các lĩnh vực chủ chốt, trong đó có thương mại và đầu tư, đồng thời xác định chương trình nghị sự cho các cuộc đối thoại giữa hai nước trong sáu tháng tới; lên kế hoạch cho các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước. Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến giao lưu nhân dân, biên giới, cơ chế chống khủng bố, hợp tác hạt nhân cũng được đề cập trong cuộc hội đàm.
Theo truyền thông Ấn Độ, ông Vương Nghị tới thăm Ấn Độ với tư cách là đặc phái viên của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm thiết lập các mối tiếp xúc chính trị với tân Chính phủ Ấn Độ, với hy vọng nâng tầm quan hệ song phương vì Thủ tướng Narendra Modi đã trở nên quen thuộc với Trung Quốc. Ông Modi đã bốn lần tới thăm Trung Quốc khi còn làm Thủ hiến bang Gujarat và Bắc Kinh đã từng phá lệ trải thảm đỏ đón ông tại Đại lễ đường Nhân dân.
Trong chuyến thăm này, ông Vương Nghị tới chào Tổng thống Pranab Mukherjee và Thủ tướng Modi; gặp các quan chức cấp cao Ấn Độ và trao đổi sâu về cách thức thúc đẩy quan hệ song phương. Ban lãnh đạo mới tại Trung Quốc mong muốn cải thiện quan hệ với Ấn Độ trước những thách thức nghiêm trọng về bất đồng lãnh thổ trên biển với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông, với Việt Nam, Philippines và các nước khác ở Biển Đông trong bối cảnh Mỹ triển khai chính sách tái cân bằng lực lượng quân sự tại châu Á-Thái Bình Dương.
Bình luận về chuyến thăm Ấn Độ của ông Vương Nghị, mạng tin "Project syndicate"cho rằng chuyến thăm này không chỉ là chuyến thăm làm quen với Chính phủ mới của Thủ tướng Narendra Modi, mà các nhà lãnh đạo hai nước sẽ tiến hành việc "đo lường lẫn nhau". Kết luận của họ sẽ quyết định phương hướng của mối quan hệ giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới.
Trong khi đó, chuyên gia về chính sách đối ngoại Ranjit Gupta, thành viên Hội đồng cố vấn an ninh Ấn Độ của Viện nghiên cứu Ấn-Mỹ, có trụ sở tại Washington (Mỹ) nói rằng, chuyến thăm là một "điềm tốt". Trung Quốc đang tìm cách "ve vãn" Chính phủ mới tại Ấn Độ và chuyến thăm này là một "thiện chí lớn". Theo ông Gupta, Trung Quốc và Ấn Độ là những thế lực toàn cầu đang nổi lên và với những mối quan hệ song phương tốt hơn, Ấn Độ hy vọng sẽ phục hồi con đường tăng trưởng và "giành lại" vị thế của mình tại châu Á.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, với kim ngạch thương mại hai chiều lên tới gần 70 tỷ USD, nhưng thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc vọt lên tới hơn 40 tỷ USD trong năm qua so với mức chỉ có 1 tỷ USD năm 2001-2002. Tân Thủ tướng Modi phải thu hẹp mức thâm hụt này bằng cách cho hàng hóa Ấn Độ tiếp cận lớn hơn vào thị trường Trung Quốc, với mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương hàng năm lên 100 tỷ USD vào năm 2015.
Mặc dù quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ, song giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tồn tại những nghi kỵ lẫn nhau - "di sản" của cuộc chiến tranh biên giới chóng vánh năm 1962 tại khu vực bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Phát biểu tại một cuộc mít tinh trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Modi đã khuyến cáo Trung Quốc hãy từ bỏ "tư tưởng bành trướng". Trung Quốc đã phản ứng bằng cách nói rằng họ chưa bao giờ phát động một cuộc chiến tranh xâm lược để chiếm đóng bất cứ tấc đất nào của các nước khác.
Trung Quốc và Ấn Độ - hai nước có vũ khí hạt nhân và dân số đều trên 1 tỷ người - đã tập trung bàn về quan hệ kinh tế và vấn đề biên giới trong chuyến thăm của ông Vương Nghị. Hồi tháng 4-2013, hai nước đã rơi vào tình trạng căng thẳng biên giới khi Ấn Độ cáo buộc quân đội Trung Quốc xâm nhập sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 20 km. Biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ chưa bao giờ được chính thức phân định dù hai bên đã ký các hiệp định duy trì hòa bình.
Theo Báo Hải Quan
Trung - Ấn hội đàm cấp cao thúc đẩy quan hệ song phương Giao lưu nhân dân, biên giơi lãnh thổ, cơ chê chông khung bô, hơp tac hat nhân là những vấn đề sẽ được hai bên bàn thảo. Ngày 8/6, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ hai ngày, đánh dấu cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai quốc gia đông dân nhất thế...