Thượng viện thông qua ngân sách, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa trong gang tấc
Dự luật ngân sách chi tiêu tạm thời đã được Thượng viện Mỹ thông qua sau khi vượt ải Hạ viện, chỉ còn chờ chữ ký của Tổng thống Joe Biden để tránh nguy cơ chính phủ đóng cửa ngay hạn chót.
ABC News đưa tin Thượng viện Mỹ tối 30.9 (sáng 1.10 giờ Việt Nam) đã thông qua dự luật ngân sách chi tiêu tạm thời với tỷ lệ 88 phiếu thuận và 9 phiếu chống. Toàn bộ 9 lá phiếu này đều là các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer giơ ngón tay cái lên sau khi dự luật ngân sách tạm thời được thông qua vào giờ chót. Ảnh AFP
Dự luật giúp chính phủ mở cửa đến ngày 17.11 đã được Hạ viện thông qua vài giờ trước đó. Dự luật sẽ được lên bàn Tổng thống Joe Biden ngay lập tức để nhà lãnh đạo ký ban hành, trước hạn chót là nửa đêm.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer (đảng Dân chủ) phát biểu sau khi thông qua dự luật: “Nhân dân Mỹ có thể thở phào. Chính phủ sẽ không bị đóng cửa tối nay. Đảng Dân chủ đã nói từ đầu rằng giải pháp duy nhất để tránh đóng cửa là hợp đồng lòng lưỡng đảng và chúng tôi vui mừng vì Chủ tịch Hạ viện McCarthy cuối cùng cũng chú ý đến thông điệp của chúng tôi”.
Tổng thống Biden yêu cầu ‘nguồn viện trợ không gián đoạn’ cho Ukraine
Một quan chức Nhà Trắng cho biết dự luật chi tiêu tạm thời được Hạ viện thông qua bao gồm các khoản cứu trợ thiên tai và biện pháp đặc biệt giúp duy trì hoạt động của Cục Hàng không Liên bang (FAA). Tuy nhiên, dự luật không bao gồm ngân sách để viện trợ cho Ukraine.
Giới nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện và Thượng viện đã nói rằng họ mong chờ Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy sẽ đưa ra một dự luật viện trợ cho Ukraine riêng để bỏ phiếu khi Hạ viện họp trở lại vào ngày 2.10. Tổng thống Biden ra một thông báo và bày tỏ kỳ vọng tương tự: “Tôi hoàn toàn chờ đợi ngài Chủ tịch (Hạ viện) sẽ giữ cam kết của ông ấy với nhân dân Ukraine và đảm bảo thông qua sự ủng hộ cần thiết để giúp Ukraine vào thời điểm then chốt này”.
Giải pháp tình thế vào giờ chót của quốc hội vào ngày 30.9 sẽ giúp chính phủ duy trì hoạt động thêm 45 ngày nữa, trong thời gian chờ các bên đàm phán thông qua các dự luật ngân sách đầy đủ cho tài khóa 2024, bắt đầu từ ngày 1.10.
Cuộc khủng hoảng về nguy cơ chính phủ đóng cửa được cho là chủ yếu do một nhóm hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa gây ra, khi họ thách thức giới lãnh đạo của đảng này để ngăn chặn nhiều dự luật ngân sách nhằm đòi hỏi việc cắt giảm chi tiêu sâu hơn.
Đề xuất miễn học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo đề xuất Chính phủ miễn học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc, kể từ năm học 2022-2023.
Nội dung trên được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đề xuất tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, sáng 4/7. Đồng thời, Bộ đang triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về giá sách giáo khoa.
Trước đề xuất trên, Thủ tướng giao các cơ quan phối hợp nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động. Trong đó, Bộ Tài chính tính toán các vấn đề liên quan tới ngân sách theo tinh thần chung đã được Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo là cần rà soát, có lộ trình điều chỉnh học phí phù hợp, không gây khó khăn hơn cho người dân và học sinh.
Miễn học phí cấp THCS không phải đề xuất mới của Bộ GD&ĐT. Năm 2016, Chính phủ giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình.
Theo ước tính, ngân sách cấp bù miễn học phí cho 5,5 triệu học sinh cấp 2 với mức bình quân 2 triệu đồng/năm học sẽ là hơn 11.000 tỷ đồng/năm học.
Nếu thực hiện đề xuất này, ngân sách Nhà nước phải tăng thêm hơn 25.000 tỷ đồng trong giai đoạn 3 năm 2022-2024 (sau khi trừ đi số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, học sinh đã được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 81).
Cũng tại hội nghị, Bộ trưởng GD&ĐT cho biết toàn ngành đang tập trung chuẩn bị tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia trong những ngày tới để bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng và công bằng.
Bộ Giáo dục cũng nghiên cứu, thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả học phần bắt buộc và lựa chọn. Việc thiết kế học phần cho bộ môn này sẽ được thiết kế hợp lý, khoa học và bảo đảm hiệu quả cao nhất.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS từ năm học 2022-2023. Ảnh: QH.
Cũng tại hội nghị sáng nay, các tư lệnh ngành góp nhiều ý kiến nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết hàng hóa trong nước có tăng giá nhưng vẫn thấp hơn khu vực và thế giới. Trước dự báo tình hình sắp tới còn nhiều thách thức, đặc biệt nếu dịch bùng phát trở lại, ông Diên đề nghị tiếp tục triển khai biện pháp như tiêm vaccine, kiểm soát lạm phát, bảo đảm nguồn cung nguyên vật liệu...
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đánh giá lần đầu tiên sau nhiều năm, tăng trưởng GDP đạt mức 7,72% trong quý II, chứng tỏ nền kinh tế đang vận hành tốt, các ngành đang phục hồi và phát triển vượt bậc.
Để thúc đẩy các dự án hạ tầng trọng điểm và chiến lược, ông cho rằng phải chuẩn bị kỹ lưỡng với đội ngũ tư vấn giỏi. Cùng với đó, địa phương phải làm tốt công tác giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng ghi nhận việc GDP của Việt Nam tăng cao, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
Tuy nhiên, ngân hàng Trung ương nhiều nước đều đánh giá lạm phát vẫn chưa lên tới đỉnh điểm, trong khi kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, đòi hỏi các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm phải rất đồng bộ, xác định rõ mục tiêu ưu tiên rõ ràng.
Đấu giá biển số: Biển 'ngũ quý' giá chỉ 145 triệu đồng Phiên đấu giá biển số ô tô lần thứ tư ghi nhận nhiều biển số có mức giá rất "dễ chịu", ví dụ biển "ngũ quý" 95A-111.11 của tỉnh Hậu Giang chỉ 145 triệu đồng. Chiều 25.9, phiên đấu giá biển số xe ô tô lần thứ tư kết thúc, tổng cộng 48 biển số đã được đấu giá thành công. Hôm nay,...