Thượng viện nỗ lực ngăn Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi NATO
Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua dự thảo luật về việc ngăn Tổng thống Donald Trump rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Theo Guardian, động thái này của Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ được đưa ra trong bối cảnh đang có những quan ngại ở cả 2 đảng về ý định của ông Trump đối với NATO.
Hôm 11/12, uỷ ban đã bỏ phiếu nhất trí cho dự luật với sự ủng hộ lưỡng đảng, và giờ nó sẽ chờ đợi cho một cuộc bỏ phiếu chính thức ở thượng viện. Thượng nghị sĩ Tim Kaine (Dân chủ – bang Virginia), người bảo trợ dự luật, cho biết đây là phản ứng trước những lo ngại rằng chính quyền Trump đang chủ động xem xét rút khỏi NATO.
“Chúng tôi nhận thức được rằng điều này đã được tranh luận nghiêm túc và được xem xét nghiêm túc ở mức độ cao nhất tại Nhà Trắng”, ông Kaine cho biết.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump là John Bolton hồi tháng trước đã cảnh báo rằng nếu đắc cử vào năm 2020, ông Trump có thể hoàn toàn “đi theo chủ nghĩa tách ly” và rút khỏi liên minh quân sự 70 tuổi.
Video đang HOT
Tại phiên họp của các lãnh đạo NATO vừa diễn ra, ông Trump đã bảo vệ tổ chức trước những chỉ trích của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tuy nhiên vẫn có sự hoài nghi về cam kết của Mỹ với điều khoản phòng thủ tập thể của NATO. (Ảnh: Reuters).
Thượng nghị sĩ Kaine cho rằng dự luật được ông bảo trợ sẽ nhận được sự ủng hộ tuyệt đối ở hạ viện và cũng sẽ được thông qua ở thượng viện với tỷ lệ chống phủ quyết của tổng thống (ít nhất 67/100 phiếu).
“ Tôi không cho là tổng thống sẽ phủ quyết đạo luật này nếu nó đi được tới bàn làm việc của ngài ấy, vì thông điệp từ hành động đó sẽ là một điều đáng tiếc. Nó sẽ được coi là hành động rất gây bất ổn bởi các đồng minh của chúng ta, tới mức tôi không nghĩ ngài ấy sẽ làm điều đó. Và hơn nữa, tôi không nghĩ rằng tổng thống sẽ phủ quyết một dự luật nếu ngài ấy nghĩ rằng mình sẽ bị phủ quyết, và tôi nghĩ ngài ấy sẽ bị phủ quyết trong vụ này (nếu không thông qua)“, ông Kaine nhận định.
Mục đích của dự luật là khoả lấp một lỗ hổng của hiến pháp, trong đó yêu cầu có ít nhất 2/3 phiếu ở thượng viện để phê chuẩn một hiệp ước nhưng lại không đòi hỏi gì về việc rút khỏi một hiệp ước. Dự luật Kaine sẽ yêu cầu tổng thống hỏi ý kiến và phải nhận được sự đồng ý của thượng viện nếu muốn rút Mỹ khỏi NATO.
Ông Trump đã bày tỏ sự hoài nghi về việc liệu ông có ra lệnh cho Mỹ tham chiến hay không nếu một thành viên NATO cụ thể nào đó bị tấn công, theo điều khoản số 5 trong văn bản sáng lập liên minh quân sự này. Tổng thống Mỹ đã đề nghị điều khoản phòng thủ tập thể nên được áp dụng có điều kiện, chỉ với các nước đáp ứng mục tiêu của liên minh là chi ít nhất 2% GDP cho ngân sách quốc phòng.
Tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO kỷ niệm 70 năm thành lập khối, ông Trump đã bảo vệ tổ chức trước những chỉ trích của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhưng không làm gì nhiều để làm yên lòng những quan ngại về sự ràng buộc của ông với nghĩa vụ phòng thủ tập thể của NATO.
Nguồn: Zing News
Nga tố NATO gây căng thẳng về quân sự và chính trị tại Bắc Cực
Ông Nikolai Korchuno cho rằng, NATO đang lôi kéo các quốc gia bên ngoài tham gia các hoạt động quân sự tại Bắc Cực.
NATO đang làm gia tăng căng thẳng về quân sự và chính trị tại Bắc Cực thông qua việc khuyến khích các quốc gia bên ngoài khu vực tham gia vào các hoạt động quân sự ở đó, ông Nikolai Korchunov, Đại sứ phụ trách hợp tác quốc tế tại Bắc Cực thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Mỹ và NATO tăng cường hiện diện tại Đại Tây Dương. Ảnh: russianinsight.com
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Nikolai Korchunov nêu rõ: "Quốc tế hóa các hoạt động quân sự tại Bắc Cực, do sự đẩy mạnh hoạt động của các lực lượng NATO trong khu vực, đang trở thành xu hướng ngày càng dễ nhận thấy, gây ra căng thẳng về quân sự và chính trị". Ông cho biết thêm: "Các quốc gia ngoài khu vực và những nước không liên quan đến khối liên minh quân sự đang bị lôi kéo vào hoạt động đáng ngờ này".
Ông Nikolai Korchunov đề cập Chiến lược Bắc Cực của Bộ Quốc phòng Anh, phát hành năm 2018 và báo cáo của Bộ Quốc phòng Pháp, biện minh cho sự hiện diện quân sự của họ ở Bắc Cực, mới được công bố trong mùa thu năm nay.
Trước đó vào tháng 8/2018, ông Vladimir Barbin, Đặc phái viên của Bộ Ngoại giao, đại diện Nga tại Hội đồng Bắc Cực đã chỉ ra việc củng cố quân sự của NATO tại Bắc Cực, dẫn chứng là cuộc tập trận Trident Juncture 18 và quyết định của NATO thành lập Bộ Chỉ huy Đại Tây Dương của NATO đặt tại thành phố Norfolk, bang Virginia của Mỹ, tiếp đến là các nỗ lực của Washington tái thiết lập Hạm đội 2, chủ yếu hoạt động ở phía bắc Đại Tây Dương./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Sputnik
Hạ viện Mỹ chính thức công bố các điều khoản luận tội ông Trump Các lãnh đạo đảng Dân chủ Hạ viện Mỹ đã chính thức công bố 2 điều khoản luận tội đối với Tổng thống Donald Trump, bao gồm các hành vi lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội trong việc điều tra cuộc gọi giữa Tổng thống Trump với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky. Chủ tịch Ủy ban Tư Pháp Hạ...