Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật có thể giúp chính quyền Trump trừng phạt Trung Quốc vì ban hành luật an ninh Hong Kong.
Dự luật Quyền tự chủ Hong Kong do thượng nghị sĩ Van Hollen đề xuất được Thượng viện Mỹ thông qua hôm 25/6 bằng hình thức đồng thuận, phương pháp được sử dụng để thông qua những dự luật không bị xem là gây tranh cãi và không có thượng nghị sĩ nào phản đối.
Dự luật sẽ tăng cường khả năng của chính quyền Tổng thống Donald Trump trừng phạt những cá nhân, tổ chức thực thi luật an ninh Hong Kong, vi phạm cam kết của Trung Quốc với Hong Kong theo Tuyên bố chung Trung – Anh và Luật Cơ bản.
Thượng nghị sĩ Van Hollen trình bày dự luật Quyền Tự chủ Hong Kong trước Thượng viện Mỹ hôm nay. Ảnh: Zuma Press.
Bên cạnh việc trừng phạt các cá nhân thực thi luật an ninh Hong Kong như các quan chức Trung Quốc đại lục và cảnh sát Hong Kong, dự luật cũng yêu cầu trừng phạt bất kỳ tổ chức tài chính, ngân hàng nào làm việc với những người này.
Video đang HOT
Dự luật được thông qua sau khi bị một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa hôm 24/5 cản trở với lý do Nhà Trắng yêu cầu sửa đổi một số điều khoản.
Sau khi Thượng viện phê duyệt dự luật, Hạ viện do đảng Dân chủ dẫn đầu cũng sẽ thông qua một phiên bản dự luật riêng của mình. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa hai phiên bản dự luật đều sẽ được lưỡng viện thảo luận và thống nhất trước khi đưa tới Nhà Trắng để Tổng thống Trump xem xét ký thành luật.
Trung Quốc cuối tuần trước hé lộ các điều khoản chính thức của dự luật an ninh Hong Kong. Theo dự luật, cơ quan được Trung Quốc đại lục thành lập có tên là Văn phòng Ủy viên An ninh Quốc gia Trung Quốc đại lục tại Đặc khu Hành chính Hong Kong, chịu trách nhiệm phân tích tình hình an ninh quốc gia ở Hong Kong và đưa ra khuyến nghị về các chiến lược và chính sách quan trọng.
Văn phòng này sẽ “theo dõi, giám sát, hợp tác và hỗ trợ” chính quyền đặc khu trong bảo vệ an ninh quốc gia, thu thập và phân tích thông tin tình báo liên quan đến an ninh quốc gia và xử lý các vụ án liên quan theo luật an ninh. Cơ quan này và các “cơ quan nhà nước có liên quan” của đại lục cũng sẽ thực thi quyền tư pháp với một số vụ đe dọa an ninh quốc gia.
Trong khi đó, chính quyền Hong Kong sẽ thành lập một “ủy ban bảo vệ an ninh quốc gia” do trưởng đặc khu đứng đầu, với ít nhất 10 ủy viên, trong đó có cảnh sát trưởng và quan chức đứng đầu ngành hải quan. Ủy ban an ninh này sẽ có một ủy viên là cố vấn chính quyền trung ương, trong khi trưởng đặc khu Hong Kong có quyền chỉ định các thẩm phán từ bộ máy tư pháp hiện nay để chủ trì các phiên tòa.
Dự thảo luật cũng yêu cầu chính quyền Hong Kong hoàn thiện điều luật an ninh đặc khu càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, quyền diễn giải điều luật này sẽ thuộc về Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc và Bắc Kinh bảo lưu quyền phủ quyết trong “một số vụ hiếm hoi nhất định”.
Luật an ninh dự kiến được Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc thông qua vào cuối tháng này. Một khi được thi hành, luật này sẽ có hiệu lực cao hơn bất cứ điều luật nào của Hong Kong mâu thuẫn với nó.
Trung Quốc sắp công bố dự thảo luật an ninh Hong Kong
Bắc Kinh rất có thể tiết lộ dự thảo luật an ninh Hong Kong hôm nay, sau khi cuộc họp của ủy ban thường vụ Trung Quốc kết thúc.
SCMP dẫn lời nhiều nguồn tin cho hay thời gian tham vấn dư luận về dự thảo luật sẽ được thông báo, sau khi cuộc họp ba ngày của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (NPCSC) kết thúc vào sáng nay.
Trước đó, nhiều quan chức đặc khu cho rằng không cần tiến hành tham vấn dư luận về dự thảo luật an ninh mới. Lãnh đạo cơ quan Tư pháp Hong Kong Teresa Cheng tháng trước nói rằng nghị quyết của Bắc Kinh và điều 18 Luật Cơ bản cũng không yêu cầu quá trình này.
Tuy nhiên, giới luật sư cho rằng "thật ngạc nghiên và đáng lo ngại" nếu không tiến hành tham vấn ý kiến của cư dân đặc khu, bởi luật an ninh mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và tự do cá nhân của họ.
Cảnh sát Hong Kong đối phó biểu tình phản đối dự luật an ninh hồi cuối tháng 5. Ảnh: Reuters.
Dự thảo được cho sẽ giải thích chi tiết hơn về bốn điều cấm trong dự luật, gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với lực lượng nước ngoài, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đồng thời đưa ra các hình thức xử phạt.
Theo nghị quyết của Bắc Kinh tháng trước, Ủy ban Thường vụ được ủy quyền xây dựng luật an ninh để ban hành và thực thi tại Hong Kong trong thời gian tới. Chưa có thông tin chính thức về thời điểm áp luật an ninh, nhưng nhiều nguồn tin trước đó chỉ ra nhiều khả năng là trước cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hong Kong, sẽ diễn ra vào ngày 6/9.
Dự thảo mới cũng bổ sung hành vi "cấu kết" với tổ chức, lực lượng nước ngoài vào danh sách hành vi bị hình sự hóa. Bổ sung này đã được tiết lộ khi bắt đầu cuộc họp của NPCSC tuần này, làm dấy lên nhiều lo ngại từ phía các chuyên gia pháp lý. Họ sợ rằng hành vi ủng hộ các chính quyền nước ngoài áp lệnh trừng phạt Trung Quốc và nhận tiền từ các tổ chức bên ngoài có thể bị trừng phạt.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, hôm 28/5 bỏ phiếu thông qua "Nghị quyết về Thiết lập, Cải thiện Hệ thống Pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hong Kong để Bảo đảm An ninh". Nghị quyết này là tiền đề để Ủy ban Thường vụ NPC xây dựng luật an ninh cho đặc khu Hong Kong. Động thái của Bắc Kinh lập tức vấp phải làn sóng chỉ trích quốc tế, khi cho rằng nó làm xói mòn quyền tự trị tương đối cao của Hong Kong.
Thượng viện Mỹ muốn quân đội công khai về UFO Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ trình dự luật ủy quyền tình báo, yêu cầu Lầu Năm Góc báo cáo chi tiết và công khai về chương trình UFO. "Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của Nhóm Chuyên trách Vật thể bay Không xác định (UFO)", Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ hôm 23/6 cho biết trong dự luật ủy...