Thượng viện Mỹ thông qua dự luật tránh “thảm họa vỡ nợ”
Thượng viện Mỹ tối 1/5 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật nhằm đình chỉ giới hạn nợ của quốc gia cho đến ngày 1/1/2025, ngăn chặn khả năng nước Mỹ vỡ nợ trước hạn chót chỉ vài ngày.
Trước đó, Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua biện pháp này. Như vậy, dự luật hiện có thể được đệ trình lên Tổng thống Joe Biden để ký thành luật.
Ngay sau khi Thượng viện thông qua dự luật giới hạn nợ, Tổng thống Biden đã ca ngợi những nỗ lực của Quốc hội, bày tỏ “mong muốn dự luật này được ký thành luật càng sớm càng tốt”. Tổng thống Biden sẽ có bài phát biểu quốc gia trong ngày 2/6 về việc ngăn chặn tình trạng vỡ nợ.
Video đang HOT
Việc đình chỉ giới hạn nợ đến năm 2025 sẽ loại bỏ nguy cơ vỡ nợ cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo tại Mỹ. Ngoài việc giải quyết giới hạn nợ, dự luật còn hạn chế chi tiêu phi quốc phòng, mở rộng yêu cầu đối với một số người nhận tem thực phẩm và thu lại một số quỹ cứu trợ COVID-19, cùng các điều khoản chính sách khác.
Khung thời gian để Quốc hội thông qua dự luật là vô cùng chặt chẽ và ít có khả năng xảy ra sai sót, gây áp lực rất lớn lên ban lãnh đạo của cả hai viện khi mối đe dọa vỡ nợ hiện hữu.
Để dự luật này thực sự “về đích”, các nhà lập pháp đã chạy đua với thời gian để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ trước ngày 5/6, ngày mà Bộ Tài chính cảnh báo rằng họ sẽ không thể thanh toán đầy đủ và đúng hạn tất cả các chi phí của quốc gia – một kịch bản có thể gây ra thảm họa kinh tế toàn cầu
Thượng viện 'gật đầu' nâng trần nợ công, nước Mỹ 'thở phào nhẹ nhõm'
Cuối ngày 1/6 (theo giờ Mỹ), Thượng viện đã thông qua dự luật nâng trần nợ công với số phiếu 63-36 trong một cuộc chạy đua với thời gian sau nhiều tháng bất đồng giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật nâng trần nợ công. (Nguồn: Getty Images)
Dự luật về trần nợ giờ đây sẽ được chuyển cho Tổng thống Joe Biden ký phê chuẩn thành luật trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là đến thời hạn chót ngày 5/6 như cảnh báo của Bộ Tài chính Mỹ để các bên đạt được thỏa thuận nâng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD trước khi ngân sách liên bang cạn kiệt.
Đây là bước quan trọng tiếp theo hướng tới việc thông qua dự luật cuối cùng, trước khi xảy ra khả năng vỡ nợ có thể gây ra tác động tàn phá đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Phát biểu trước Thượng viện, Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói: "Nước Mỹ có thể thở phào nhẹ nhõm vì chúng ta đang tránh được tình trạng vỡ nợ".
Dự luật dài 99 trang, với nội dung hạn chế chi tiêu trong hai năm tới, đình chỉ trần nợ đến tháng 1/2025 và thay đổi các chính sách, bao gồm các yêu cầu công việc mới đối với người Mỹ lớn tuổi nhận viện trợ lương thực và "bật đèn xanh" cho tuyến khí đốt tự nhiên Appalachian.
Các đảng viên Cộng hòa lập luận, việc cắt giảm mạnh chi tiêu là cần thiết để kiềm chế tăng nợ công quốc gia ở mức 31,4 nghìn tỉ USD, tương đương với sản lượng hàng năm của nền kinh tế.
Hầu hết các khoản tiết kiệm sẽ đến từ việc giới hạn chi tiêu cho các chương trình trong nước như nhà ở, giáo dục, nghiên cứu khoa học và các hình thức chi tiêu khác. Chi tiêu quân sự sẽ được phép tăng trong 2 năm tới.
Trước đó, ngày 31/5, Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua dự luật nâng trần nợ công với tỉ lệ 314-117.
Thượng viện thông qua thỏa thuận trần nợ công, nước Mỹ thoát vỡ nợ Ngày 2/6 (giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật trần nợ công sau khi dự luật này được Hạ viện thông qua vào cuối ngày 1/6. Mỹ đã tránh được kịch bản vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử. Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kênh CNBC, sau khi được thông qua cả...