Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cấm sản phẩm Tân Cương
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cấm nhập khẩu toàn bộ sản phẩm Tân Cương vì cáo buộc “diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo.
Dự luật Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ do thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio và thượng nghị sĩ Dân chủ Jeff Merkley đề xuất được thông qua hôm 14/7. Đây được xem là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm trừng phạt Trung Quốc vì những gì Washington xem là một cuộc diệt chủng đang diễn ra nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương.
Bảo vệ đứng trước cổng của trung tâm giáo dục kỹ năng nghề nghiệp huyện Huocheng, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, năm 2018. Ảnh: Reuters .
Thượng viện Mỹ cho rằng hàng hóa sản xuất ở Tân Cương được tạo ra từ lao động cưỡng bức, do đó bị cấm theo Đạo luật Thuế quan năm 1930, trừ khi có chứng nhận khác của cơ quan chức năng Mỹ.
Dự luật cần phải được Hạ viện thông qua trước khi được chuyển đến Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật. Rubio và Merkley kêu gọi Hạ viện cần hành động nhanh chóng.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác liên tục chống lại nhân loại và sẽ không cho phép các công ty tự do kiếm lợi từ những lạm dụng khủng khiếp đó”, Rubio cho biết trong một tuyên bố.
“Không một công ty Mỹ nào được hưởng lợi từ những vụ lạm dụng này. Không khách hàng Mỹ nào vô tình mua phải những sản phẩm từ lao động nô lệ”, Merkley cho hay.
Thượng viện hy vọng biện pháp này sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong Hạ viện, lưu ý rằng Hạ viện từng thông qua dự luật tương tự năm ngoái.
Dự luật sẽ là bước tiến xa hơn của Mỹ, sau các lệnh cấm nhập khẩu cà chua, bông và một số sản phẩm năng lượng mặt trời từ Tân Cương. Chính quyền Biden đã gia tăng các biện pháp trừng phạt và hôm 13/7 cảnh báo các doanh nghiệp có thể vi phạm luật pháp nếu có các hoạt động, dù chỉ liên quan gián tiếp, với “mạng lưới giám sát” ở Tân Cương.
Trung Quốc bị cáo buộc giam một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác trong các trại cải huấn ở Tân Cương từ năm 2016, tạo điều kiện cho lao động cưỡng bức. Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định các trại cải huấn là trung tâm đào tạo nghề để loại bỏ chủ nghĩa cực đoan.
Trung Quốc nhanh chân lấp chỗ trống khi Mỹ rút khỏi Afghanistan
Sau khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Afghanistan, khép lại 20 năm "sa lầy", Trung Quốc được cho đang thúc đẩy gia tăng hiện diện tại đất nước này thông qua sáng kiến "Một vành đai, một con đường".
Mỹ quyết định rút quân sau 20 năm "sa lầy" tại Afghanistan (Ảnh minh họa: AFP).
Báo Mỹ Daily Beast dẫn nguồn tin cho hay, Trung Quốc dự kiến sẽ mở rộng hợp tác với Afghanistan trong thời gian tới, lấp vào khoảng trống mà Mỹ và NATO bỏ lại sau khi rút lực lượng khỏi quốc gia này.
Theo đó, với sáng kiến "Một vành đai, một con đường" (BRI), Trung Quốc được cho đã sẵn sàng để tiến vào mà không gặp cản trở tại quốc gia Afghanistan thời hậu Mỹ.
Nguồn thạo tin gần gũi với chính phủ Afghanistan cho hay, chính quyền Kabul đang tăng cường trao đổi với Trung Quốc về việc mở rộng dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) trị giá 62 tỷ USD - vốn bao gồm các hạng mục xây dựng đường cao tốc, đường tàu hỏa, đường ống dẫn nhiên liệu giữa Pakistan và Trung Quốc.
Theo nguồn tin, Trung Quốc được cho đã nhiều năm muốn mở rộng BRI sang tới Afghanistan và đã đề nghị Kabul tham gia sáng kiến này trong suốt một thập niên vừa qua.
Một trong những dự án cụ thể đang được bàn bạc được cho là xây dựng một tuyến đường do Trung Quốc cấp vốn nối giữa Afghanistan và thành phố Peshawar phía tây bắc của Pakistan - địa điểm đã được kết nối với tuyến đường trong khuôn khổ CPEC.
Nếu Kabul kết nối với Peshawar bằng đường bộ thì điều đó đồng nghĩa với việc Afghanistan sẽ chính thức tham gia vào CPEC. Nguồn tin cho biết, sau khi Mỹ rời đi, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani dường như cần một "đồng minh có nguồn lực, sức ảnh hưởng và khả năng cung cấp hỗ trợ quân sự cho chính phủ của mình".
Sự chuẩn bị của Trung Quốc
Hồi tháng 5, có thông tin rằng Trung Quốc đang thảo luận với các bên, bao gồm cả Afghanistan về việc mở rộng phạm vi CPEC. Giới quan sát đánh giá, Trung Quốc hiện có lợi thế lớn để buộc Kabul phải suy nghĩ về việc tham gia BRI, đặc biệt là khi Taliban sẽ có thêm quyền lực sau khi Mỹ rút quân đi. Trước đó, phía Taliban được cho cũng có trao đổi với Trung Quốc trong nhiều vấn đề kể từ khi chính quyền Mỹ ký hiệp định hòa bình với lực lượng phiến quân này hồi tháng 2/2020.
Trung Quốc đã khởi động một loạt các dự án cơ sở hạ tầng ở các khu vực giáp Afghanistan, ví dụ như sân bay Taxkorgan ở khu tự trị Tân Cương, giáp với Afghanistan, cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan của Pakistan, cũng giáp với Afghanistan. Cả hai dự án đang được xây dựng trong khuôn khổ CPEC.
Theo Sputnik , Afghanistan có vị trí địa chiến lược và hoàn toàn phù hợp để Trung Quốc đặt khu vực trung chuyển thương mại kết nối Trung Đông, Trung Á và châu Âu.
Trong cuộc họp ba bên Afghanistan - Trung Quốc - Pakistan vào đầu tháng trước, phía Islamabad và Bắc Kinh đã cam kết "mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại" với Afghanistan, cũng như "đóng một vai trò lớn hơn" trong quá trình hòa giải của đất nước sau quân đội Mỹ và NATO rút quân.
Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự ở Afghanistan từ năm 2001 sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Sau 20 năm "sa lầy" tại đây với khoảng 22.000 quân nhân thương vong, trong đó có 3.000 người chết, Mỹ đã quyết định rút quân khỏi nước này.
Ảnh vệ tinh hé lộ các động thái mới ở "Vùng 51" bí ẩn của Trung Quốc Trung Quốc được cho là đã xây dựng một đường băng khổng lồ cùng nhiều tòa nhà phụ trợ ở một sa mạc hoang vắng, khu vực được ví như khu vực quân sự tuyệt mật "Vùng 51" ở Mỹ. Trung Quốc được cho là đã xây dựng một đường băng khổng lồ và các tòa nhà phụ trợ tại một khu vực...