Thượng viện Mỹ ra nghị quyết yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5
Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Nghị quyết S.RES.412 được một số thượng nghị sỹ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng nghị sỹ John McCain; Thượng nghị sỹ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin; Thượng nghị sỹ James Risch; Thượng nghị sỹ Marco Rubio; Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein và Thượng nghị sỹ John Cronyn.
Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Nghị quyết nêu rõ mặc dù không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Mỹ là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình; phản đối việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Tàu hải giám của Trung Quốc hung hăng truy cản tàu Cảnh sát biển của Việt Nam. Ảnh: Quang Vũ – Phóng viên TTXVN từ Hoàng Sa
Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của tuyến hàng hải qua Biển Đông, cho rằng việc gia tăng các hoạt động tuần tra và đưa ra các quy định đối với các vùng biển và không phận có tranh chấp ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng cũng như nguy cơ đối đầu. Nghị quyết S.RES.412 liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Cụ thể, ngày 1/5 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), với sự tháp tùng của hơn 25 tàu, đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 ( Haiyang Shiyou-981) tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó, Trung Quốc điều động thêm hơn 80 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự, và sử dụng máy bay trực thăng, vòi rồng để ngăn chặn hoặc có những hành động đe dọa, nhiều lần cố tình đâm húc tàu của Việt Nam. Trung Quốc cũng thiết lập vùng bất khả xâm phạm xung quanh giàn khoan Hải Dương-981…
Video đang HOT
Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên đây của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.
Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
Liên quan đến căng thẳng ở biển Hoa Đông, Nghị quyết S.RES.412 chỉ trích việc Trung Quốc đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển này từ ngày 23/11/2013, coi đây là hành động vi phạm công ước về hàng không dân dụng, gây căng thẳng quan hệ với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Theo Báo Tin tức
Tướng Thái Lan: Đường 9 đoạn của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Thái Lan, Tướng Surasit Thanadtang đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Thái Lan liên quan tới hành động của Trung Quốc đã và đang diễn ra trên Biển Đông.
-Xin ông cho biết quan điểm của mình về tình hình trên Biển Đông, đặc biệt là sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép vào vùng biển của Việt Nam?
Tướng Surasit Thanadtang:Đầu tiên, tôi muốn xác định lại việc Trung Quốc đưa ra tuyên bố về đường chín đoạn trên Biển Đông. Chúng tôi cho rằng tuyền bố đường chín đoạn này có thể là nhằm khuấy đảo lên điều gì đó trong tinh thần hiểu biết chung của khu vực này.
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Thái Lan, Tướng Surasit Thanadtang trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN.
Đối với trường hợp này, cá nhân tôi đánh giá rằng tuyên bố trên hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý quốc tế. Do vậy, tất cả các hoạt động trong khu vực này của chủ thể tuyên bố chủ quyền đều sẽ không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Theo quan điểm của tôi, các bên tuyên bố chủ quyền cần tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam như bạn nói đang gây tổn hại cho sự ổn định không chỉ đối với những quốc gia có tuyên bố chủ quyền mà còn đối với toàn khu vực.
- Ông bình luận thế nào về những hành động của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam?
Tướng Surasit Thanadtang: Với tư cách là một quốc gia không có tuyên bố chủ quyền, chúng tôi cảm thấy không hài lòng trước việc các tàu chiến và tàu hộ tống của họ có những hành động gây hấn đối với các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, đúng theo quy định của luật pháp quốc tế. Chúng ta có rất nhiều biện pháp như gửi thư, cử phái viên... Những hành động gây hấn này của họ sẽ chỉ gây hại cho sự ổn định trong khu vực.
- Cho tới nay, các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn hành động rất kiềm chế. Ông có ý kiến gì về vấn đề này hay không?
Tướng Surasit Thanadtang: Có hai giải pháp đối với Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay và Việt Nam có thể chọn một trong hai hoặc làm cả hai cách. Đầu tiên Việt Nam có thể trực tiếp gửi kiến nghị lên ASEAN. Bởi Ban Thư ký ASEAN hoặc thậm chí Chủ tịch ASEAN là cơ chế trong khu vực có thể chịu trách nhiệm về việc này.
Cách thứ hai mà Việt Nam có thể làm là gửi kiến nghị lên các cơ quan hoặc tổ chức quốc tế để thông qua đó chúng ta có thể đạt được một công thức hay một khuôn khổ chung nhằm chấm dứt các hành động hiện nay từ phía Trung Quốc.
Hầu hết các nước trên thế giới đều cho rằng các hành động của Việt Nam là tự vệ và do vậy tôi cho rằng không có nước nào lại ủng hộ cho hành động gây hấn của Trung Quốc.
- Việt Nam là một thành viên của ASEAN, theo ông, ASEAN cần thể hiện vai trò thế nào đối với vụ việc này để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng chung trong khu vực?
Tướng Surasit Thanadtang: Việc thăm dò dầu khí có thể là một chiến thuật, nhưng về lập trường quốc tế, chúng ta không cổ vũ cho hành động này.
Theo cảm nhận của tôi, Ban thư ký ASEAN hay Chủ tịch ASEAN nên chịu trách nhiệm hoặc nên tập trung hơn nữa trong việc phối hợp với tất cả các nước thành viên để đương đầu với mọi kiểu sức mạnh từ bên ngoài khu vực.
Các thành viên ASEAN cũng nên có một cương lĩnh chung để cùng đoàn kết đối phó với bất cứ vấn đề nóng nào xảy ra. ASEAN cũng cần ra tuyên bố kêu gọi Trung Quốc hoặc thậm chí cả quốc tế nhìn nhận lại vấn đề này thông qua các con đường ngoại giao
Theo Vietnam
Nhiều nước lên tiếng chỉ trích Trung Quốc tại Hội nghị bàn tròn Từ ngày 2 đên ngay 4-6, Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương (APR) lần thứ 28 do Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (ISIS) Malaysia tổ chức diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur. Hội nghị thu hút gần 400 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách, các học giả và các nhà ngoại giao đến từ...