Thượng viện Mỹ phê chuẩn nghị quyết lên án Trung Quốc ở Biển Đông
Thượng viện Mỹ đã đồng loạt phê chuẩn Nghị quyết Thượng viện 167, theo đó lên án sử dụng vũ lực đồng thời kêu gọi giải pháp hòa bình đối với tranh chấp biển và lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông.
Trung Quốc thực hiện một loạt hành động gây hấn trên Biển Đông và Hoa Đông trong thời gian qua.
Nghị quyết Thượng viện 167 được các thượng nghị sỹ Roert Menendez (Đảng dân chủ, bang New Jersey), Marco Antonio Rubio (Cộng hòa,Florida), và Ben Cardin (Dân chủ, Maryland) đệ trình vào hôm thứ hai vừa qua
Nghị quyết cũng kêu gọi các bênh tranh chấp trên Biển Đông và Hoa Đông xây dựng và phê chuẩn một bộ quy tắc xứng xử để tránh xung đột.
“Thượng viện lên án việc sử dụng áp bức, đe dọa hay vũ lực của hải quân, cơ quan an ninh biển hay tàu đánh cá và máy bay quân, dân sự trên Biển Đông và Hoa Đông nhằm áp đặt tuyên bố về biển và lãnh thổ hoặc làm thay đổi hiện trạng”, hãng thông tấn Kyodo của Nhật trích nghị quyết cho hay.
Lời lên án không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng hầu như toàn bộ các sự kiện nêu lên đều chỉ rõ Bắc Kinh là thủ phạm gây bất ổn.
Trong phần trình bày tình hình dẫn đến bản nghị quyết 167, Thượng viện Mỹ đã liệt kê hàng loạt các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trong việc tranh giành chủ quyền trên Biển Đông với Philippines và Việt Nam, và trên Biển Hoa Đông với Nhật Bản.
Video đang HOT
“Trong những năm gần đây, có rất nhiều vụ việc nguy hiểm và gây bất ổn ở khu vực này, trong đó có…tàu Trung Quốc chặn lối vào ở bãi cạn Scarborough vào tháng 4/2012; …và kể từ 8/5/2013, tàu hải quân và tàu do thám biển của Trung Quốc duy trì sự hiện diện thường xuyên trong các vùng biển quanh bãi Cỏ Mây”, nghị quyết cho hay. Nghị quyết cũng nhắc đến vụ “tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam vào tháng 5/2011″ và “Trung Quốc phát hành một bản đồ chính thức mới, xác định &’đường chín đoạn’ gây tranh cãi là biên giới quốc gia của Trung Quốc”.
Philippines hiện đang tìm cách ngăn Trung Quốc xâm nhập vào khu vực đặc quyền kinh tế của mình trên Biển Đông. Nước này đã đưa vấn đề lên tòa án trọng tài Liên hợp quốc sau khi đã dùng hết các biện pháp ngoại giao. Một báo cáo trước đó cho biết Trung Quốc hiện đang củng cố hiện diện của mình trên bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Về Biển Hoa Đông, các Thượng nghị sĩ Mỹ đã có những lời lẽ rất mạnh, cảnh cáo Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào trên quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, lên án việc Bắc Kinh đã gửi tàu của các cơ quan nhà nước đến khu vực gần đảo, làm cho tình hình căng thẳng thêm lên.
Nghị quyết đặc biệt lưu ý rằng quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý củaTokyo, và theo hiệp ước an ninh song phương với Nhật Bản, Mỹ vẫn cam kết “đáp trả bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào các vùng lãnh thổ dưới quyền quản lý của Nhật Bản”.
Nghị quyết của thượng viện Mỹ cũng ủng hộ liên minh giữa Các lực lượng vũ trang Mỹ với các nước trong khu vực nhằm đảm bảo hòa bình.
Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, sở dĩ Thượng viện Mỹ – một định chế có uy thế rất lớn trong lãnh vực đối ngoại – đã thông qua nghị quyết cứng rắn vừa kể, đó là vì đã thấy rõ quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh trên các tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay nhân hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung hồi tháng Sáu vừa qua.
Mặt khác, Trung Quốc được cho là còn xem nhẹ một nghị quyết từng được Thượng viện Mỹ thông qua năm ngoái tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi áp dụng của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ.
Vũ Quý
Theo Dantri
Trung Quốc bác tin gặp gỡ cấp cao với Nhật Bản
Trung Quốc hôm nay thẳng thừng bác bỏ thông tin sẽ gặp gỡ với lãnh đạo Nhật Bản, sau khi một quan chức phía Tokyo đưa ra thông tin trên với hy vọng xoa dịu tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, một trong những nguyên nhân gây căng thẳng quan hệ Trung-Nhật. Ảnh: Forextv.com.
Isao Iijima, cố vấn thân cận của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, phát biểu hôm 28/7 sau khi kết thúc chuyến thăm tới Bắc Kinh rằng "một cuộc gặp giữa các lãnh đạo sẽ được tổ chức trong tương lai không xa". Một ngày trước đó, Thủ tướng Abe cũng nói ông mong muốn tổ chức một cuộc đối thoại như vậy.
Tuy nhiên, một quan chức của Trung Quốc nói với China Daily rằng: "Những điều ông Iijima nói với phóng viên hôm 28/7 là không đúng sự thật và bịa đặt nhằm phục vụ mục đích chính trị đối nội của Nhật Bản".
Quan chức trên còn nói thêm rằng ông Iijima không hề gặp các quan chức chính phủ Trung Quốc và chưa hề thảo luận về cuộc gặp của các lãnh đạo cấp cao.
"Bắc Kinh bác bỏ khả năng sẽ diễn ra cuộc gặp lãnh đạo cấp cao với Tokyo", báo nhà nước China Daily viết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cũng tuyên bố trong một văn bản đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao rằng "theo những gì tôi được biết, ông Iijima không hề tham gia hoạt động chính thức nào ở Trung Quốc hay có các quan chức nào của chính phủ Trung Quốc liên lạc với ông".
Trước đó, Tokyo cho biết trong một cố gắng mới nhất nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao của Thủ tướng Shinzo Abe với các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản đã lên đường ngày 29/7 thăm Trung Quốc hai ngày.
Chuyến viếng thăm này diễn ra giữa lúc các căng thẳng về lãnh thổ và đụng độ trên biển đã làm đóng băng quan hệ giữa hai cường quốc láng giềng ở châu Á.
Theo hãng Jiji Press và các hãng truyền thông khác của Nhật Bản, Akitaka Saiki thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nhật Bản sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc Zhang Yesui và các quan chức cao cấp khác của Trung Quốc.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói với AFP rằng "Chúng tôi dàn xếp chuyến thăm vì ngài Saiki hy vọng đến thăm Trung Quốc ngay sau khi ông nhận chức vụ này" tháng trước.
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên căng thẳng từ tháng 9 năm ngoái khi chính phủ Nhật quyết định quốc hữu hóa các đảo trên biển Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, làm nổ ra những cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc đã hủy bỏ tất cả các sự kiện ngoại giao và văn hóa liên quan đến Nhật Bản.
Tokyo quản lý các đảo trên thực tế nhưng các tàu Trung Quốc thường xuyên lui tới vùng nước gần quần đảo, gây nên lo ngại về một cuộc đối đầu trực tiếp. Hai nước láng giềng có quan hệ thương mại khăng khít nhưng tranh cãi gay gắt về vấn đề lịch sử.
Theo VNE
Nhật "mài gươm" bảo vệ Senkaku Nhật có thể tái vũ trang và chế tạo vũ khí hạt nhân, điều đó có thể quân bình sức mạnh với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng dẫn tới chạy đua vũ trang tiềm ẩn nguy hiểm trong khu vực. Thủ tướng Nhật và cũng là lãnh tụ Đảng Dân chủ-Tự do cầm quyền Sinzo Abe đang có ý định tiến hành...