Thượng viện Mỹ muốn CEO Twitter ra điều trần
Đảng Cộng hòa tại Thượng viện muốn CEO Twitter Jack Dorsey ra điều trần vì cho rằng mạng xã hội này kiểm duyệt bài báo chỉ trích Joe Biden.
Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa gồm Ted Cruz, Lindsey Graham và Josh Hawley hôm 15/10 cho biết đang chuẩn bị trát triệu tập để yêu cầu Dorsey ra điều trần để “giải thích lý do Twitter lạm dụng quyền lực công ty để bịt miệng báo chí”.
“Đây chính là can thiệp bầu cử và chúng ta chỉ còn cách ngày bầu cử 19 ngày”, thượng nghị sĩ Cruz nói. “Điều này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nền dân chủ. Ủy ban Tư pháp Thượng viện muốn biết chuyện gì đang diễn ra”.
Các lãnh đạo Ủy ban Tư pháp Thượng viện thông báo trong tuần tới sẽ bỏ phiếu về việc đưa trát triệu tập Dorsey ra điều trần trước ủy ban vào 23/10. Hawley cho biết ông hy vọng ủy ban cũng sẽ bỏ phiếu để đưa trát triệu tập với CEO Facebook Mark Zuckerberg.
Phát ngôn viên Twitter hiện chưa bình luận về thông tin này.
Giám đốc điều hành của Twitter Jack Dorsey. Ảnh: Reuters.
Động thái của Ủy ban Tư pháp Thượng viện diễn ra sau khi Twitter và Facebook chặn các liên kết đến bài báo của New York Post về ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và con trai ông là Hunter Biden với lý do còn nhiều nghi vấn về tính xác thực.
Video đang HOT
Tờ NYPost trước đó cho hay họ đã thu được dữ liệu từ một chiếc máy tính bị Hunter bỏ quên ở một cửa hàng máy tính. Chúng cho thấy Hunter từng giới thiệu Vadym Pozharskiy, cố vấn của tập đoàn Burisma ở Ukraine, cho bố mình khi ông làm phó tổng thống, mâu thuẫn với tuyên bố của Biden rằng ông “chưa bao giờ nói chuyện với con trai về các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài của con”. Burisma là công ty năng lượng Ukraine mà Hunter từng làm việc trong hội đồng quản trị.
Email Pozharskiy viết cho Hunter ngày 17/4/2015 có nội dung: “Hunter thân mến, cảm ơn anh đã mời tôi đến thủ đô Washington, tạo cơ hội cho tôi gặp cha anh và dành một chút thời gian với nhau. Đó là một vinh dự và niềm hân hạnh”.
Chiến dịch của Biden sau đó phủ nhận việc ông từng gặp doanh nhân Ukraine và Facebook, Twitter lập tức chặn chia sẻ đường link dẫn đến bài báo này.
NYPost cho biết chiếc máy tính được Hunter Biden để lại tại một cửa hàng sửa chữa ở Delaware vào tháng 4/2019. Người chủ cửa hàng giấu tên nói với tờ báo này rằng vì chiếc máy tính dường như bị bỏ quên, anh ta đã sao chép lại ổ cứng và nộp chiếc máy cho chính quyền liên bang.
Chủ cửa hàng chuyển bản sao ổ cứng cho Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Donald Trump và Giuliani sau đó giao dữ liệu cho NYPost. Chiến dịch của Biden không bác bỏ sự tồn tại của chiếc máy tính cũng như tính xác thực của các email trên.
Tờ Post cũng chỉ trích Facebook và Twitter giúp đỡ chiến dịch tranh cử của Biden. “Facebook và Twitter không phải những nền tảng truyền thông. Họ là những cỗ máy tuyên truyền”, NYPost viết trong một bài xã luận.
“Thật kinh khủng khi Facebook và Twitter đã gỡ bỏ câu chuyện về các email ‘bằng chứng không thể chối cãi’ liên quan đến ‘Joe gật gù’ và con trai ông ta, Hunter, trên NYPost”, Tổng thống Trump ngày 14/10 đăng Twitter. “Đó mới chỉ là khởi đầu cho họ mà thôi. Không có gì tệ hơn một chính trị gia tham nhũng”.
Trong thư gửi Zuckerberg, thượng nghị sĩ Hawley cho rằng việc chặn link của mạng xã hội “dường như có chọn lọc”, “cho thấy hành vi thiên vị của Facebook”. Theo ông Hawley, thông tin của tờ NYPost “rõ ràng có liên quan đến lợi ích công chúng” và tiết lộ “hoạt động phi đạo đức tiềm ẩn của một ứng viên tổng thống”.
Đảng Cộng hòa cũng cáo buộc Twitter “đạo đức giả” khi không làm gì để kiểm duyệt bài báo gây tổn hại cho Tổng thống Trump hoặc gắn cờ các bài đăng về cáo buộc thông đồng với Nga. Đảng Cộng hòa chỉ ra sức mạnh mà những gã khổng lồ công nghệ sử dụng và cách quyết định của họ về nội dung có thể ảnh hưởng đến hiểu biết của cử tri về các ứng viên.
“Quyền lực đằng sau những nền tảng này đã được đưa đến mức thực sự nguy hiểm”, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện nói.
Twitter hôm 14/10 đăng loạt bài giải thích lý do ngăn chia sẻ bài báo của NYPost, nói rằng bài báo vi phạm “chính sách về tài liệu bị đánh cắp”. Chính sách năm 2018 của công ty nghiêm cấm phân phối nội dung “thu được mà không có sự cho phép” của người sở hữu. Twitter không muốn khuyến khích hành vi hack hoặc lan truyền “tài liệu có thể được lấy một cách bất hợp pháp”.
CEO Dorsey thừa nhận công ty đã không làm tốt việc truyền đạt lý do họ chặn các đường link dẫn đến bài báo của NYPost.
Thượng viện Mỹ phỏng vấn ứng viên thẩm phán do Trump đề cử
Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ bắt đầu quá trình điều trần dài 4 ngày với ứng viên thẩm phấn Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett.
Cuộc điều trần xác nhận đề cử của ứng viên Amy Coney Barrett cho vai trò thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ bắt đầu sáng 12/10 với bài phát biểu từ các thành viên Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Ứng viên Barrett sẽ được lên tiếng sau khi cả 22 thượng nghị sĩ trong Ủy ban phát biểu.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham, chủ tịch Ủy ban, mở đầu bằng lời tưởng nhớ cố thẩm phán Ruth Ginsburg và khẳng định Barrett sẽ là "người kế nhiệm xứng đáng". "Đây sẽ là một tuần dài với đầy tranh cãi. Hãy thể hiện tinh thần tôn trọng. Hãy đặt ra nhiều thử thách. Hãy nhớ rằng cả thế giới đang theo dõi", ông nói.
Ứng viên Barrett trong cuộc điều trần hôm 12/10. Ảnh: AFP.
Ứng viên Barrett đeo khẩu trang đen và ngồi đối mặt với Ủy ban Tư pháp Thượng viện. Chồng và 7 người con của bà ngồi phía sau, tất cả cũng mang khẩu trang.
Bà dự kiến phải trả lời nhiều câu hỏi từ các thượng nghị sĩ trong suốt hai ngày tới, trước khi quá trình phỏng vấn kết thúc vào ngày 15/12. Cuộc điều trần là bước then chốt trước khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu vào cuối tháng 10 để quyết định có bổ nhiệm Barrett vào vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ hay không.
Thượng nghị sĩ Graham cho biết đảng Cộng hòa đang nắm 53 ghế tại Thượng viện, so với 47 ghế của đảng Dân chủ, điều này khiến Barrett gần như chắc chắn sẽ trở thành tân thẩm phán Tòa án Tối cao. "Hoạt động này không nhằm thuyết phục lẫn nhau, trừ khi xảy ra điều gì đó kịch tính. Toàn bộ phe Cộng hòa sẽ bỏ phiếu thuận và phe Dân chủ bỏ phiếu chống", ông nói thêm.
Tòa án Tối cao Mỹ có 9 thẩm phán, là những người được bổ nhiệm trọn đời, nghĩa là họ chỉ bị thay thế khi qua đời hoặc chủ động nghỉ hưu. Ứng viên do Trump đề cử sẽ được Ủy ban Tư pháp Thượng viện phỏng vấn, xem xét trong khoảng 60 ngày về năng lực và tư cách.
Thượng viện Mỹ sau đó sẽ bỏ phiếu phê chuẩn. Ứng viên sẽ trở thành tân thẩm phán Tòa án Tối cao nếu được đa số thượng nghị sĩ tại Thượng viện bầu chọn.
Barrett, 48 tuổi, thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang do Trump bổ nhiệm và là cựu giáo sư tại Trường Luật Notre Dame, trường cũ của bà, được các nhà hoạt động chống phá thai và các đồng minh của Nhà Trắng coi là lựa chọn đáng tin cậy để nghiêng thêm cán cân về phe bảo thủ trong Tòa án Tối cao, tiếp thêm sức mạnh cho những người ủng hộ Trump theo đạo Cơ đốc bảo thủ.
Năm 2018, bà nằm trong danh sách được Trump cân nhắc để thay thế thẩm phán Tòa án Tối cao Anthony Kennedy nghỉ hưu, song người được chọn cuối cùng là Brett Kavanaugh. Nếu đề cử Barrett được thông qua, thế đa số của phe bảo thủ trong Tòa án Tối cao sẽ được tăng cường với tỷ lệ 6-3.
Phiên điều trần xác nhận đề cử Thẩm phán Tối cao Mỹ bắt đầu tại Thượng viện Vào 20h ngày 12/10 (giờ Việt Nam), phiên điều trần xác nhận đề cử bà Amy Coney Barrett vào vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao trước Thượng viện bắt đầu. Cuộc điều trần dự kiến kéo dài trong 4 ngày. Tổng thống Donald Trump cùng bà Amy Coney Barrett tới buổi họp báo công bố đề cử bà vào Tòa án...