Thượng viện Mỹ mệt mỏi chính sách Trung Đông của ông Trump?
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật sửa đổi chính sách đối với khu vực Trung Đông, tiếp tục chỉ trích các quyết sách của Tổng thống Donald Trump.
Ngày 31/1, với 68 phiếu thuận và 23 phiếu chống, tại phiên bỏ phiếu sơ bộ, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật do lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell đề xuất.
Dự luật này đặt ra nhiều nghi vấn cho quyết định của ông Donald Trump, qua đó, nêu rõ dù cuộc chiến chống khủng bố tại Syria và Afghanistan đã đạt được nhiều tiến triển, nhưng các tổ chức khủng bố vẫn là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng với an ninh khu vực và nước Mỹ.
Dự luật này chỉ rõ việc rút quân đột ngột đã không cho thấy những nỗ lực lâu dài, hiệu quả nhằm duy trì thành quả đã đạt được có thể khiến khu vực rơi vào bất ổn. Khoảng trống quyền lực đã bị bỏ lại sau quyết định rút quân và các thế lực đối đầu với Mỹ nhanh chóng chiếm đoạt, gia tăng ảnh hưởng.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật này kêu gọi Tổng thống Donald Trump đánh giá lại các điều kiện trước khi chính thức đưa việc rút quân trở thành hiện thực. Như vậy, trong vòng 2 tháng, Thượng viện Mỹ liên tiếp có những quan điểm trái chiều với ông Donald Trump trong chính sách đối ngoại.
Thượng viện Mỹ đạt được nhất trí cao về dự luật chống lại chính sách Trung Đông của ông Donald Trump
Video đang HOT
Như vậy, ông chủ Nhà Trắng đã vấp phải liên tiếp những phản đối của Quốc hội lưỡng viện. Trước đó là việc chính sách xây dựng bức tường biên giới của ông Trump bị Hạ viện phản bác.
Việc Hạ viện phản đối lại chính sách của Tổng thống là điều không khó hình dung khi trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua, Đảng Cộng hòa của ông Trump đã để mất Hạ viện vào tay những phe Dân chủ.
Để đối đầu với việc này, ông Donald Trump đã quyết định đóng cửa Chính phủ Mỹ để tăng sức ép. Nhưng cuối cùng, chính phủ vẫn phải hoạt động trở lại còn bức tường của ông Trump vẫn không thành hình.
Hiện tại, việc Thượng viện – với đa số vẫn là các nghị sĩ của Đảng Dân chủ cũng lên tiếng phản đối lại quyết sách của Tổng thống này cho thấy cách làm của ông Trump trong thời gian qua đã không gây được uy tín với các nghị sĩ dù thân thiết hay đối lập.
Trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống, chắc chắn ông Donald Trump sẽ còn vướng phải rất nhiều sự đối đầu khác với các quyết sách của mình.
Gần nhất, chính sách rút quân khỏi Afghanistan của Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ không dễ dàng. Hiện Washington và Taliban đang đàm phán với nhau cho một lộ trình hòa bình, nhưng chưa có gì chứng minh được Taliban sẽ xuống nước nhượng bộ trước các yêu sách của Mỹ.
Ngoài ra, đồng minh Mỹ ở Trung Đông cũng không cảm thấy thoải mái với kiểu hành động của Donald Trump. Từ Israel, Iraq, đến các quốc gia vùng Vịnh. Thậm chí, việc ông Trump không bảo vệ được Arab Saudi, và để Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chấm dứt hỗ trợ quân sự cho liên minh Arab do Arab Saudi dẫn đầu tại Yemen cũng khiến Riyadh mất lòng.
Nếu rút lui và không mang lại lợi ích, làn sóng sức ép và chỉ trích sẽ tiếp tục diễn ra với chính quyền của ông Trump. Việc liên tiếp để mất uy tín trước Quốc hội và cả các nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng là tiếng chuông báo động nếu ông Trump vẫn có ý định tiếp tục tranh cử Tổng thống cho nhiệm kỳ tiếp theo.
Theo PL
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain ngừng trị liệu ung thư não
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã ngừng các hoạt động trị liệu bệnh ung thư não do bệnh tình ngày càng tiến triển nặng hơn và bản thân ông McCain đã "tuổi cao sức yếu" để tiếp tục theo được phác đồ điều trị.
Thượng nghị sĩ John McCain. (Ảnh: Reuters)
Trên mạng xã hội Twitter, con gái của ông McCain, cô Meghan McCain viết rằng cha cô đã quyết định dừng điều trị ung thư não, căn bệnh mà thượng nghị sĩ 81 tuổi đã chống chọi trong 1 năm qua.
"Mùa hè năm ngoái, Thượng nghị sĩ McCain chia sẻ với công chúng Mỹ thông tin rằng ông bị chẩn đoán mắc ung thư não và tiên lượng cho bệnh tình rất nghiêm trọng. Sau một năm kể từ đó, ông McCain đã kiên cường chống chọi lại bệnh tật vượt qua mọi kỳ vọng (ban đầu). Tuy nhiên, tiến triển nhanh chóng của căn bệnh quái ác cộng với tuổi tác cao đã khiến ông đi đến quyết định cuối cùng. Với tinh thần mạnh mẽ, ông đã chọn dừng điều trị", cô Meghan viết.
Con gái ông McCain cũng gửi lời cảm ơn tới sự ủng hộ, cầu nguyện của những người quan tâm tới bệnh tình của cha.
Nhà Trắng từ chối bình luận về quyết định của ông McCain. Trước đó, Thượng nghị sĩ này được cho là đã nói rằng ông không muốn mời ông Donald Trump, người từng nói ông McCain không phải là "anh hùng thời chiến", tới dự đám tang của ông.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, người thân cận nhất với ông McCain ở Thượng viện Mỹ, chưa đưa ra bình luận về tuyên bố của gia đình McCain. Hồi tháng 5, trong chuyến thăm tới Arizona, ông Graham nói rằng ông McCain trông rất khỏe mạnh sau thời gian dài nhập viện và điều trị. "Ông ấy đã vượt qua được cuộc phẫu thuật và ngày càng mạnh mẽ hơn", ông Graham cho hay, nhấn mạnh rằng ông và ông McCain không bàn tới đám tang hay vấn đề nghỉ hưu sớm. Thay vào đó, ông McCain vẫn nói về dự định trong tương lai.
Ông McCain bị chẩn đoán mắc ung thư hồi tháng 7 năm ngoái, sau khi ông tham gia ca phẫu thuật loại bỏ cục máu đông trên mắt trái. Theo Dailymail, bệnh nhân mắc căn bệnh ung thư ông McCain gặp phải thường kỳ vọng có thể sống thêm từ 14-16 tháng. Hiện thời, Thượng nghị sĩ Mỹ đã chống chọi với căn bệnh được 10 tháng. Ông đã kiên trì thực hiện xạ trị và hóa trị trong khi vẫn đảm bảo hoàn thành công việc với cương vị Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Dailymail
Facebook cấm quảng cáo chính trị nhằm chống can thiệp bầu cử Thái Lan Facebook ngày 31/1 cho biết sẽ cấm các quảng cáo chứa nội dung chính trị trên nền tảng của mạng xã hội lớn nhất thế giới này tại Thái Lan trong thời gian diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại Xứ Chùa vàng dự kiến diễn ra vào tháng Ba tới. Biểu tượng Facebook tại trụ sở ở Menlo Park, California của Mỹ....