Thượng viện Mỹ hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn
Ngày 25/5/2016, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), được quy định tại Luật Nông trại năm 2014 của Hoa Kỳ.
Với tỷ lệ phiếu thuận áp đảo (55/43), Thượng viện Hoa Kỳ đã nhất trí với Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn do Thượng nghị sỹ John McCain bảo trợ trong Chương trình rà soát lại các Luật đã ban hành của Quốc hội Hoa Kỳ.
Để có hiệu lực, Nghị quyết này còn phải được Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua và được Tổng thống Obama ký ban hành thành luật. Tuy nhiên, đây là bước đi đầu tiên quan trọng, tạo đà cho việc tiến tới loại bỏ hoàn toàn Chương trình giám sát cá da trơn.
Về phía Việt Nam, Bộ Công Thương hoan nghênh quyết định đúng đắn của Thượng viện Hoa Kỳ và một lần nữa khẳng định: “Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ là một chương trình không cần thiết, mang tính chất bảo hộ, không có lợi cho người tiêu dùng Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa 2 nước và có khả năng không phù hợp với các cam kết của Hoa Kỳ với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”.
Ảnh minh họa
Ngay từ khi vấn đề giám sát cá da trơn được đặt ra tại dự luật Nông trại, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ xem xét lại chương trình này.
Video đang HOT
Lãnh đạo các Bộ có liên quan của Việt Nam, trong đó có Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã nhiều lần gửi thư và tiếp xúc song phương với Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại và Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ để nêu quan điểm phản đối chương trình này. Vấn đề cũng đã được Việt Nam nêu và được phía Hoa Kỳ quan tâm xử lý một phần trong quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP), nhưng quyết định ngày 25/6/2016 của Thượng viện Hoa Kỳ là bước đi quan trọng đầu tiên hướng tới việc xử lý dứt điểm và có hiệu quả vấn đề này.
“Bộ Công Thương hy vọng Nghị quyết hủy bỏ Chương trình giám sát cá da trơn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ cao tại Hạ viện Hoa Kỳ và được Tổng thống Hoa Kỳ ký ban hành thành luật. Nếu được như vậy, đây sẽ là một quyết định đúng đắn, không chỉ giúp cộng đồng thế giới tin tưởng hơn vào các cam kết của Hoa Kỳ với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mà còn giúp củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, đồng thời thúc đẩy tiến trình thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ở cả 2 quốc gia”, Bộ Công Thương cho biết.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Thượng viện Mỹ bác bỏ Chương trình giám sát cá da trơn
Ngày 26/5 (theo giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã bác bỏ chương trình giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố từ 2015.
Tại phiên bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được công bố từ cuối năm 2015, Thượng nghị sỹ John McCain nhấn mạnh rằng, chương trình giám sát cá da trơn tạo ra rào cản đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam và các nước khác nhằm mục đích bảo hộ các doanh nghiệp cá da trơn tại miền Nam nước Mỹ.
Bên cạnh đó, chương trình này tạo ra sự chồng chéo chức năng giữa Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng như gây lãng phí cả chục triệu đô la của người nộp thuế Mỹ.
Trong khi đó, các thượng nghị sỹ Mỹ ủng hộ nghị quyết đã nêu rõ tính chất trùng lặp, lãng phí, không cần thiết và bảo hộ thương mại của chương trình giám sát trên, nhấn mạnh nguy cơ gây tranh chấp tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hậu quả là các biện pháp trả đũa của các nước nhằm vào xuất khẩu nông sản của Mỹ.
Để có hiệu lực, nghị quyết này còn phải được Hạ viện Mỹ thông qua với số phiếu quá bán và Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành luật.
Thượng viện Mỹ bác bỏ chương trình giám sát cá da trơn Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến Nghị quyết của nước Mỹ là do ngành sản xuất cá da trơn phải giảm diện tích nuôi cá vì giá ngô, nguồn thực phẩm chính để nuôi cá, trong vài năm qua tăng giá khá cao.
Chính vì thế, năm 2008, để bảo vệ ngành sản xuất cá da trơn nội địa, Mỹ đã áp đặt các biện pháp bảo hộ mậu dịch, áp thuế "bán phá giá" đối với mặt hàng cá da trơn nhập khẩu từ một số nước, trong đó có cá tra và cá basa nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, quyền giám sát an toàn vệ sinh đối với cá da trơn sẽ được chuyển từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp.
Một trong những nội dung quan trọng nhất của chương trình trên là quy trình giám sát chặt chẽ, từ sản xuất cho đến chế biến đối với cá tra và cá basa của tất cả các nước xuất khẩu vào Mỹ theo tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn mà Mỹ đang áp dụng.
Đây là một trở ngại rất lớn đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam do hệ thống quản lý sản xuất và chế biến giữa hai nước đang có nhiều khác biệt và quá trình chuyển đổi cần nhiều thời gian.
Trước đó, ngày 9/12, các Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain và Kelly Ayotte đã trình Quốc hội Mỹ một nghị quyết mới đề nghị bãi bỏ Quy định cuối cùng đối với Chương trình Giám sát Cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Nếu nghị quyết trên được phê chuẩn thành luật, văn kiện này sẽ cho phép xóa bỏ các quy định mới trong Chương trình Giám sát Cá da trơn của USDA.
Trong một tuyên bố chung, các Thượng nghị sỹ McCain và Ayotte nhấn mạnh: "Chúng tôi tự hào khi tiếp tục đấu tranh để xóa bỏ các qui định giám sát cá da trơn của USDA vì hành động đó quá lãng phí tiền thuế của người dân và là một ví dụ kinh điển của chủ nghĩa bảo hộ thị trường trong nước."
Ngày 26/11, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã thông báo các quy định mới dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016 và sẽ được triển khai từng bước trong hơn 18 tháng tiếp theo, qua đó cho phép các nhà cung cấp cá da trơn nước ngoài có thời gian thực hiện những điều chỉnh cần thiết để có thể đáp ứng những yêu cầu của USDA.
Sơn Ca(Tổng hợp)
Theo NTD
595 xe ô-tô bị xử lý thông qua thiết bị giám sát hành trình trong tháng 3-2016 Về tình hình vi phạm tốc độ xe chạy của các địa phương, trong tháng 3-2016, cả nước có tổng số 101.633 lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm tốc độ bình quân trên 1.000km là 0,073 lần/1.000km. Tính lũy kế đến 31-3-2016 trên cả nước có tổng số 952.069 lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm...