Thượng viện Mỹ bác bỏ yêu cầu thẩm vấn phiên dịch viên của Trump
Việc thẩm vấn phiên dịch viên sẽ tạo ra tiền lệ vô cùng nguy hiểm.
Phiên dịch viên Marina Gross (trái ngoài cùng) ngồi cạnh Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp Thượng đỉnh với Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Theo RT đưa tin, các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng Hòa đã bác bỏ yêu cầu điều trần bà Marina Gross – phiên dịch viên của Tổng thống Donald Trump trong cuộc gặp Thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Helsinki (Phần Lan) vào hôm 16.7 vừa qua.
Thượng nghị sĩ bang Nam Carolna Lindsey Graham (Đảng Cộng Hòa) – một chính trị thường xuyên chỉ trích Tổng thống Trump – cho biết, ông sẽ “tuyệt đối không” ủng hộ lời kêu gọi của các nghị sĩ Đảng Dân Chủ vì cho rằng việc này sẽ tác động tới các cuộc gặp ngoại giao của Tổng thống Trump và các đời Tổng thống tiếp theo.
“Nếu bà Gross bị điều trần, cuộc gặp tại Helsinki sẽ là lần cuối cùng một nhà lãnh đạo nước ngoài đối thoại kín với Tổng thống Mỹ”, Thượng nghị sĩ Graham nói với tờ Politico.
Có cùng quan điểm này, Thượng nghị sĩ bang Tennessee Bob Corker (Đảng Cộng Hòa) – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và cũng là một người thường xuyên chỉ trích Tổng thống Trump – nhận định rằng việc triệu tập phiên dịch viên và đòi giao nộp sổ ghi chú trong cuộc gặp sẽ tạo nên một tiền lệ xấu.
Video đang HOT
Trước đó, ngay sau cuộc gặp Thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ vào hôm thứ Hai (16.7), phe đối lập Dân Chủ đã kêu gọi phải đem phiên dịch viên Marina Gross ra điều trần trước Thượng viện. Giải thích về yêu cầu được gọi là “chưa từng có” này, các nghị sĩ Dân Chủ tuyên bố Tổng thống Trump không đáng tin và yêu cầu bà Gross phải công khai chi tiết cuộc thảo luận kín kéo dài hơn 2 tiếng với ông Putin.
Theo Danviet
Cựu Ngoại trưởng John Kerry chỉ trích Tổng thống Trump sau thượng đỉnh Nga - Mỹ
Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ quan điểm về những phát ngôn gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo gần đây tại Phần Lan với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Cựu Ngoại trưởng John Kerry (Ảnh: Getty)
Trả lời phỏng vấn của chương trình "Face the Nation" hôm qua 19/7, cựu Ngoại trưởng John Kerry đã chỉ trích Tổng thống Donald Trump, cho rằng cuộc họp báo chung giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ tại Helsinki, Phần Lan là "một trong những khoảnh khắc đáng hổ thẹn nhất mà bất kỳ ai từng chứng kiến khi một tổng thống Mỹ cúi mình trước một nhà lãnh đạo nước ngoài".
"Nó không chỉ đơn thuần là sự nhượng bộ. Điều đó thực sự nguy hiểm. Ngài tổng thống đứng ở đó, nhưng không bảo vệ đất nước của chúng ta. Ông ấy đứng ở đó mà không bảo vệ sự thật", ông Kerry nói trong cuộc phỏng vấn.
Phát biểu của ông Kerry, cựu Ngoại trưởng Mỹ dưới thời chính quyền Barack Obama, đã góp thêm tiếng nói vào làn sóng chỉ trích đang lan rộng tại Mỹ liên quan tới những tuyên bố gây tranh cãi của Tổng thống Trump trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki hôm 16/7.
Hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ gặp nhau tại Phần Lan ngày 16/7 (Ảnh: AFP)
Khi đó, Tổng thống Trump cho biết ông đồng tình với nhận định của Tổng thống Putin rằng Nga không can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Điều này đã đi ngược lại với các kết luận của các cơ quan tình báo Mỹ rằng Moscow có liên quan tới cuộc bầu cử này.
Sau khi trở về Nhà Trắng và vấp phải sự chỉ trích của dư luận, Tổng thống Trump đã lên tiếng đính chính phát ngôn trên. Ông thừa nhận đã lỡ lời và khẳng định, "không ai cứng rắn với Nga hơn Donald Trump".
Liên quan tới vụ lùm xùm của ông chủ Nhà Trắng, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mỹ, nghị sĩ Dân chủ Charles Schumer, hôm qua nói rằng Tổng thống Trump không nên tiến hành thêm bất kỳ cuộc gặp song phương nào với Tổng thống Putin cho tới khi chính quyền Mỹ làm rõ về những gì đã xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki.
"Cho đến khi chúng ta biết rõ những gì đã xảy ra trong cuộc họp kín kéo dài 2 giờ đồng hồ tại Helsinki, tổng thống không được có thêm bất kỳ cuộc tiếp xúc riêng nào nữa với ông Putin, dù là ở Mỹ, ở Nga hay ở bất kỳ nơi nào khác", ông Schumer nói.
Các nghị sĩ Mỹ cho đến nay vẫn hoài nghi về nội dung cuộc họp kín kéo dài 2 giờ đồng hồ giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga tại Helsinki. Không có bất kỳ quan chức nào của hai nước, ngoại trừ hai thông dịch viên, được tham gia cuộc họp này.
Kết quả khảo sát
Biểu đồ cuộc khảo sát của CBS hỏi ý kiến người dân Mỹ về kết quả hội nghị thượng đỉnh tại Phần Lan (Ảnh: CBS)
Một cuộc khảo sát gần đây do đài CBS thực hiện cho thấy chỉ 1/3 (32%) số người Mỹ được hỏi nói rằng họ đồng tình với những gì Tổng thống Trump đã thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki. Trong số những người ủng hộ, có tới 68% là đảng viên Cộng hòa - đảng của Tổng thống Trump.
Đa số người dân Mỹ được hỏi (70%) cho biết họ tin tưởng kết luận của tình báo Mỹ rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016, trong khi phe Cộng hòa tỏ ra hoài nghi hơn. Chỉ một nửa trong số các đảng viên Cộng hòa nói rằng họ tin tình báo Mỹ, trong khi 9/10 người bên đảng Dân chủ đồng tình với kết luận của tình báo Mỹ.
So với thời điểm năm ngoái, ngày càng nhiều người Mỹ đánh giá Tổng thống Trump gần gũi hơn với Nga. 33% số người được hỏi, trong đó phần lớn là đảng viên Dân chủ, nói rằng họ cảm thấy bớt tự tin hơn về việc Tổng thống Trump sẽ bảo vệ các lợi ích của Mỹ sau cuộc gặp tại Helsinki.
Thành Đạt
Theo Dantri
Tổng thống Trump mời Putin thăm Nhà Trắng Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định mời người đồng cấp Nga Vladimir Putin đến Washington vào mùa thu 2018 và đã chỉ thị cố vấn an ninh quốc gia thực hiện lời mời, Nhà Trắng cho biết ngày 19.7. Thông tin được đưa ra 4 ngày sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh Helsinki - sự kiện làm nên làn sóng...