Thượng viện Mỹ bác bỏ Chương trình giám sát cá da trơn
Ngày 26/5 (theo giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã bác bỏ chương trình giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố từ 2015.
Tại phiên bỏ phiếu thông qua Nghị quyết hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) được công bố từ cuối năm 2015, Thượng nghị sỹ John McCain nhấn mạnh rằng, chương trình giám sát cá da trơn tạo ra rào cản đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam và các nước khác nhằm mục đích bảo hộ các doanh nghiệp cá da trơn tại miền Nam nước Mỹ.
Bên cạnh đó, chương trình này tạo ra sự chồng chéo chức năng giữa Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng như gây lãng phí cả chục triệu đô la của người nộp thuế Mỹ.
Trong khi đó, các thượng nghị sỹ Mỹ ủng hộ nghị quyết đã nêu rõ tính chất trùng lặp, lãng phí, không cần thiết và bảo hộ thương mại của chương trình giám sát trên, nhấn mạnh nguy cơ gây tranh chấp tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hậu quả là các biện pháp trả đũa của các nước nhằm vào xuất khẩu nông sản của Mỹ.
Để có hiệu lực, nghị quyết này còn phải được Hạ viện Mỹ thông qua với số phiếu quá bán và Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành luật.
Video đang HOT
Thượng viện Mỹ bác bỏ chương trình giám sát cá da trơn Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến Nghị quyết của nước Mỹ là do ngành sản xuất cá da trơn phải giảm diện tích nuôi cá vì giá ngô, nguồn thực phẩm chính để nuôi cá, trong vài năm qua tăng giá khá cao.
Chính vì thế, năm 2008, để bảo vệ ngành sản xuất cá da trơn nội địa, Mỹ đã áp đặt các biện pháp bảo hộ mậu dịch, áp thuế “bán phá giá” đối với mặt hàng cá da trơn nhập khẩu từ một số nước, trong đó có cá tra và cá basa nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, quyền giám sát an toàn vệ sinh đối với cá da trơn sẽ được chuyển từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sang Bộ Nông nghiệp.
Một trong những nội dung quan trọng nhất của chương trình trên là quy trình giám sát chặt chẽ, từ sản xuất cho đến chế biến đối với cá tra và cá basa của tất cả các nước xuất khẩu vào Mỹ theo tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn mà Mỹ đang áp dụng.
Đây là một trở ngại rất lớn đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam do hệ thống quản lý sản xuất và chế biến giữa hai nước đang có nhiều khác biệt và quá trình chuyển đổi cần nhiều thời gian.
Trước đó, ngày 9/12, các Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain và Kelly Ayotte đã trình Quốc hội Mỹ một nghị quyết mới đề nghị bãi bỏ Quy định cuối cùng đối với Chương trình Giám sát Cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Nếu nghị quyết trên được phê chuẩn thành luật, văn kiện này sẽ cho phép xóa bỏ các quy định mới trong Chương trình Giám sát Cá da trơn của USDA.
Trong một tuyên bố chung, các Thượng nghị sỹ McCain và Ayotte nhấn mạnh: “Chúng tôi tự hào khi tiếp tục đấu tranh để xóa bỏ các qui định giám sát cá da trơn của USDA vì hành động đó quá lãng phí tiền thuế của người dân và là một ví dụ kinh điển của chủ nghĩa bảo hộ thị trường trong nước.”
Ngày 26/11, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã thông báo các quy định mới dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016 và sẽ được triển khai từng bước trong hơn 18 tháng tiếp theo, qua đó cho phép các nhà cung cấp cá da trơn nước ngoài có thời gian thực hiện những điều chỉnh cần thiết để có thể đáp ứng những yêu cầu của USDA.
Sơn Ca(Tổng hợp)
Theo NTD
44 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Mỹ
Cục Kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS, thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA) vừa công nhận 45 cơ sở chế biến cá tra của Việt Nam được phép chế biến, xuất khẩu cá vào thị trường Mỹ.
Đây là một thủ tục trong chương trình giám sát cá da trơn của Mỹ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1-3-2016. Theo đó, việc kiểm soát chất lượng cá da trơn được chuyển từ Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cho USDA (trực tiếp là FSIS). Để tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ, Việt Nam phải chứng minh được quy trình nuôi và chế biến cá da trơn (cá tra, basa) ở Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn tương đương quy trình nuôi tại Mỹ.
Từ ngày 14-6-2016, FSIS sẽ chính thức kiểm tra các lô hàng cá tra, basa của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ. Đến thời điểm này, 45 cơ sở của Việt Nam đủ điều kiện trong giai đoạn chuyển tiếp; sau thời hạn 18 tháng (kết thúc vào ngày 31-8-2017), nếu Việt Nam không chứng minh được các điều kiện tương đồng của ngành nuôi cá tra với Mỹ, các doanh nghiệp sẽ không thể xuất khẩu được tiếp.
Theo_An ninh thủ đô
Dự báo thời tiết ngày bầu cử 22/5: Bắc Bộ có mưa Dự báo thời tiết ngày bầu cử 22/5, Bắc Bộ trong đó có thủ đô Hà Nội mát mẻ, ngày có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào và rải rác có dông.... Tin tức mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, thời tiết ngày bầu cử 22/5, Bắc Bộ có ngày có mưa...