Thượng úy công an chửi bới người dân
Không chỉ xưng “mày”, “tao” với người đi xe máy không gương, thượng úy công an ở Hà Nội còn liên tục văng những câu chửi tục tĩu và đòi “vả vỡ mồm” người vi phạm chỉ vì dám lên tiếng đề nghị được xử phạt tại chỗ.
Hai ngày qua, đoạn ghi âm công an phường vừa xử phạt vừa chửi bới người vi phạm giao thông tại Hà Nội đã gây bức xúc cho các thành viên trên nhiều diễn đàn mạng.
Theo anh Thắng, nhân vật trong đoạn ghi âm, chiều 20/11 anh đi xe máy chở vợ và con nhỏ từ Bắc Ninh về Hà Nội, với 15 kg gạo và chiếc balo đựng quần áo trẻ em để phía trước xe. Khi vừa xuống khỏi cầu Thanh Trì (quận Hoàng Mai, Hà Nội) được một đoạn thì anh bị dân phòng và công an phường Yên Sở lao ra đường chặn lại.
Khi lập biên bản lỗi không gương chiếu hậu, thượng úy công an cho biết không có biên lai phạt tại chỗ nên anh Thắng phải tự lên kho bạc nộp tiền phạt. Thắc mắc về cách xử lý này, anh Thắng nhận được câu trả lời: “Tao không có loại biên bản ấy, mày lên kho bạc mà nộp… Mày chỉ đạo tao đấy à? Tao vả vào mồm mày bây giờ”. Kèm theo đó là những câu chửi tục tĩu của viên công an.
Thấy người vi phạm vẫn tỏ thái độ không bằng lòng, thượng úy công an liền bực bội nói thêm: “Tao lập tiếp lỗi cồng kềnh cho mày biết thế nào là lễ độ”.
Khi phát hiện anh Thắng dùng điện thoại ghi lại lời lẽ thiếu văn hóa này, viên thượng úy liền bắt anh phải tắt điện thoại và “quay cái gì thì xóa đi” bởi “không có quyền quay khi chưa hỏi ý kiến tao”. Dọa nạt không có kết quả, công an này liền bảo anh Thắng nếu xóa đoạn ghi âm thì sẽ được trả lại giấy tờ, không bị phạt.
Trong bối cảnh Bộ Công an đang phát động phong trào “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” nhằm xây dựng lòng tin ngày càng lớn mạnh trong nhân dân thì việc xuất hiện đoạn ghi âm này đã khiến nhiều cư dân mạng bức xúc.
Không ít ý kiến cho rằng ngành công an cần mạnh dạn đấu tranh trước cái xấu để loại bỏ dần những “con sâu” này ra khỏi lực lượng công an nhân dân.
Video đang HOT
Ở nhiều phường tại Hà Nội, tình trạng dân phòng, công an vi phạm luật giao thông
trở nên khá phổ biến. Ảnh minh họa: Tiến Dũng.
Chiều 21/11, trao đổi với PV, trung tá Phùng Ngọc Linh, Phó công an phường Yên Sở xác nhận, chiều 20/11, tổ công tác của phường gồm 2 công an và 4 dân phòng đã xử lý vi phạm tại khu vực đường dân sinh dưới cầu Thanh Trì.
Sau khi nhận được thông tin phản ánh về việc công an chửi bới người vi phạm, ông Linh tìm hiểu và xác định, thượng úy Đỗ Thế Anh là người ứng xử không đúng với người vi phạm giao thông trong đoạn ghi âm được tung lên mạng.
“Nghe giọng trong đoạn ghi âm thì đúng là giọng của Thế Anh. Tôi hỏi thì Thế Anh thừa nhận chiều qua có tình huống như thế và lúc đó cậu ấy ứng xử không đúng”, ông Linh nói thêm.
Theo Phó công an phường Yên Sở, trước khi chuyển về phường công tác năm 2006, thượng úy Đỗ Thế Anh làm tại Cục Cảnh sát bảo vệ (Bộ Công an). Trong công việc, Thế Anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, có trách nhiệm và chăm chỉ nhưng “không hiểu có vấn đề gì mà lại bức xúc đến thế”.
“Nếu gặp anh Thắng tôi sẽ trực tiếp xin lỗi vì lính sai chỉ huy phải nhận trách nhiệm. Còn trước mắt tôi sẽ yêu cầu Thế Anh làm tường trình, kiểm điểm nghiêm túc”, trung tá Phùng Ngọc Linh chia sẻ.
Cũng theo ông Linh, những vi phạm về phẩm chất đạo đức như nhận tiền, vòi vĩnh, đánh người… thì quy định của ngành xử lý rất nghiêm. Còn với vi phạm về thái độ như nói tục tĩu… thì có thể bị phê bình nội bộ, phê bình trong công an quận hoặc cắt thi đua 6 tháng, một năm… Cụ thể, vụ việc này “chưa có gì lớn” nên công an phường sẽ giáo dục cán bộ chiến sĩ, đưa ra đơn vị rút kinh nghiệm.
Đề cập tới cách ứng xử của người vi phạm, trung tá Linh cho rằng, anh Thắng đã nhận thức chưa đúng khi yêu cầu xử phạt tại chỗ lỗi không gương chiếu hậu bởi “với lỗi này sau khi lập biên bản thì chỉ huy công an phường còn phải ký quyết định xử lý nên không phạt tại chỗ được”. Các lỗi vi phạm khác có mức phạt dưới 200.000 đồng sẽ được công an phường xử phạt tại chỗ, không phải tới kho bạc.
Trong khi đó sáng cùng ngày, trao đổi với PV, Trưởng công an quận Hoàng Mai Trần Văn Tỉnh cho biết chưa nhận được thông tin về vụ việc. Ông Tỉnh đề nghị người dân gửi đơn phản ánh về công an quận để ông xem xét và xử lý.
Theo PLXH
Ôi trời... ngôn ngữ 9X!
Những tiếng lóng, chửi thề, văng tục... dường như đã trở thành phổ biến của riêng của một số bạn 9X.
Những "thuật ngữ" khó hiểu
Nếu ai đã vô tình được nghe một cuộc nói chuyện của một số teen hay của bất kỳ một bạn sinh viên nào bây giờ thì chắc hẳn đều không khó để bắt gặp những "thuật ngữ" được teen thường xuyên sử dụng. Những tiếng lóng, những câu chửi thề, những câu văng tục, hay những "thuật ngữ" mà chỉ có teen mới hiểu dường như bây giờ đã trở thành ngôn ngữ của riêng thế hệ 9X. Thứ ngôn ngữ này được sử dụng thường xuyên và dường như không thể thiếu trong "vốn" ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của teen.
Trong bất kỳ một cuộc nói chuyện nào giữa các teen bây giờ, ta dễ dàng bắt gặp những thuật ngữ như DKM, DKMM, DM, CLGT, VL, VKL...và còn rất nhiều nữa. Đây là những ngôn ngữ giao tiếp mà chỉ teen mới hiểu vì chính các teen là người sáng tạo ra nó. Nếu ai mới lần đầu nghe qua chắc chắn sẽ không thể hiểu được những từ ngữ "bí hiểm" đó. Ngay cả khi có bị chửi bằng ngôn ngữ đó bạn cũng không thể biết được.
Không chỉ có những "thuật ngữ bí hiểm" mà những ngôn ngữ văng tục đời thường cũng được teen sử dụng rất nhiều như: thằng chóa (chó), mẹ mày, con khỉ...Và mới gần đây, đủ các loại "vãi" đã được teen sử dụng nhiệt tình. Lúc đầu là vãi chưởng rồi đến vãi lều, vãi lúa, vãi linh hồn,.... Cô bạn tôi là một điển hình về các loại "vãi" này. Lúc đầu cùng chỉ là những tiếng đệm thi thoảng mới dùng đến. Còn bây giờ thì lúc nào cũng thường trực trên miệng là các từ "vãi" ...như mệt vãi chưởng, buồn ngủ vãi...Lúc đầu mọi người cũng ngạc nhiên, nhưng rồi ngày nào cũng nghe nên thành quen.
Điều đáng chú ý là mốt văng tục bây giờ không chỉ của các teen nam mà còn của nhiều teen nữ - những người xưa nay vẫn được cho là ăn nói dịu dàng, dễ nghe hơn các teen nam. Một hôm, đi học trên xe buýt, tình cờ tôi bắt gặp câu chuyện mà đến tận bây giờ vẫn ám ảnh tôi. Khi chiếc xe chạy đến Đại học Quốc gia, vì các bạn sinh viên ở đó xuống rất đông nên không thể tránh khỏi cảnh chen lấn. Giữa lúc mọi người đang hối hả xuống cho kịp giờ học thì ai nấy đều sững sờ vì một cô bạn gái: "Người ta đang xuống, chen cái...". Thật không thể chập nhận được. Không chỉ tôi mà dường như tất cả mọi người trên xe đều hướng ánh mắt khó hiểu về phía cô bạn. Tôi không thể tưởng tượng được một cô bạn gái mà lại có thể phát ngôn ra những từ ngữ thô tục giữa chốn đông người như vậy? Phải chăng mốt văng tục bây giờ đã trở thành điều quá bình thường trong ngôn ngữ hằng ngày của teen ở mọi nơi, mọi lúc? Một thực tế mà không chỉ những người làm văn hóa, những bậc phụ huynh mà ngay cả những bạn học sinh, sinh viên hay bạn trẻ nào có tinh thần trách nhiệm cũng không thể chấp nhận được.
"Bít chít lìn"
Không phải ai cũng có thể "giải mã" được những thứ ngôn ngữ, cùng những thuật ngữ bây giờ của teen. Nhưng nếu đã hiểu thì như ngôn ngữ của teen vẫn thường nói là: "Bít chít lìn". Năm thứ nhất, khi mới lên Hà Nội học, chưa quen với thứ ngôn ngữ này nên khi đi cùng cậu bạn, nghe cậu ta nói VKL thì tôi ngơ ngác, không hiểu gì. Hỏi ra thì được biết nghĩa của nó thô tục đến không ngờ. Còn câu chuyện của cô bạn học cùng lớp tôi thì dở khóc, dở cười cũng chỉ vì thứ ngôn ngữ khó hiểu kia.
Trong giờ đánh bóng chuyền, nghe được mấy cậu bạn nam nói chuyện với nhau luôn sử dụng từ DKM làm cô bạn không hiểu. Hỏi thì các bạn chỉ cười mà không trả lời. Vì không hiểu nghĩa của nó nên cô bạn này lại dùng luôn từ đó để nói chuyện với bạn cùng phòng. Không ngờ bị bạn giận tím mặt. Hôm sau ra lớp hỏi thì mới được biết nghĩa của từ đó rất thô tục, không thể chấp nhận được.
Để "giải mã" được ngôn ngữ của teen bây giờ đã khó, nhưng khi đã hiểu được nghĩa của những từ đó thì càng khó lòng có thể chấp nhận được.
Văn hóa của teen ở đâu?
Ngôn ngữ giao tiếp cũng là một khía cạnh thể hiện văn hóa của teen. Hiện nay, "mốt" văng tục kia lại chủ yếu là của những học sinh, sinh viên, những người có trình độ, kiến thức. Một câu hỏi đặt ra là văn hóa giao tiếp của teen hiện nay ở đâu khi mà những thuật ngữ, những tiếng lóng, những tiếng đệm thô tục vẫn được sử dụng thường ngày? Để lý giải cho sự văng tục của mình, không ít bạn cho rằng đó là chuyện bình thường khi của teen, khi nói chuyện với người lớn sẽ không dùng là được. Có bạn còn cho rằng bây giờ ai cũng dùng ngôn ngữ này cả, mình không dùng sẽ lạc hậu!... Có nhiều bạn biết nói tục là tật xấu, nhưng "quen miệng rồi, không bỏ được". Có rất nhiều lý do rất chính đáng mà các bạn trẻ hiện nay có thể đưa ra để lý giải cho mốt văng tục của mình. Nhưng theo quan điểm cá nhân của người viết thì nghĩa của những ngôn ngữ đó đã thô tục không thể chấp nhận được thì chẳng một lí do nào đưa ra để giải thích cho nó có thể chấp nhận được cả.
Biết rằng nói bậy là xấu, là bẩn nhưng không thể có biện pháp nào hay luật lệ nào có thể ngăn cấm chuyện này được. Vì thế, mỗi bạn nên có ý thức giữ gìn sự trong sáng trong ngôn ngữ giao tiếp của chính mình, để không bị nhiễm "mốt" văng tục đang lây lan nhanh chóng trong thế giới của teen bây giờ, các bạn nhé!
Theo Mực Tím
8 clip gây chấn động của giới trẻ năm 2010 Năm 2010 được xem là năm bùng nổ những quái chiêu của giới trẻ, từ bản "Nhà em ở Hàng Bông" mộc mạc đến rap "Bản sắc Việt Nam" tới clip quỳ lạy thú bông giữa đường hay cảnh cô giáo "văng tục". Nếu như trong năm 2009, những clip bạo lực học đường khiến toàn xã hội bàng hoàng bởi sự giảm...