Thượng tướng Võ Tiến Trung: Mỹ tấn công Syria, điều gì đáng lo nhất?
“Trước tình hình lực lượng đối lập với Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad do Mỹ hậu thuẫn có nguy cơ thất bại trên chiến trường rất rõ, việc Mỹ chọn giải pháp quân sự khi tấn công vào Syria không có gì lạ, các nhà phân tích chính trị – quân sự đều có thể dự đoán”, Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng nói.
Thượng tướng Võ Tiến Trung (ảnh IT).
Thưa ông, trước sự kiện Mỹ tấn công quân sự vào Syria, ông có nhìn nhận, đánh giá thế nào?
- Việc Mỹ đưa lực lượng quân sự tấn công Syria là hành động vi phạm luật pháp quốc tế hết sức nghiêm trọng. Chính phủ của Tổng thống Syria hiện nay là một chính phủ hợp hiến, hợp pháp, được quốc tế công nhận.
Tuy nhiên việc Mỹ tấn công Syria là điều không có gì bất ngờ, bởi trước đó bằng những hành động cụ thể cho thấy Mỹ muốn lật đổ bằng được Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thế nhưng trong những ngày qua nhờ sự giúp đỡ của lực lượng không quân Nga nên quân đội của Chính phủ Syria đã dành được những thắng lợi quan trọng, lực lượng đối lập do Mỹ hậu thuẫn có nguy cơ thất bại trên chiến trường rất rõ. Chính vì thế việc Mỹ chọn giải pháp quân sự khi tấn công vào Syria không có gì lạ, các nhà phân tích chính trị – quân sự đều có thể dự đoán.
Chiến tranh tàn phá đất nước Syria (ảnh IT)
Điều tôi thấy bất ngờ là cuộc tấn công quân sự như vậy Mỹ lại huy động cả lực lượng của Anh và Pháp, hai quốc gia nằm trong Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Dưới phân tích của một nhà quân sự, ông thấy điều gì đáng lo ngại nhất khi Mỹ tấn công Syria?
- Tôi rất lo ngại tình hình trở nên phức tạp hơn. Phức tạp là: Trong quá trình sử dụng biện pháp quân sự nếu như Mỹ không có sự hạn chế, tấn công vào cả lực lượng của Nga tại Syria thì Nga sẽ không để yên. Trường hợp Nga tấn công trở lại thì bùng phát một nguy cơ mới, đây là điều cả thế giới đang rất lo ngại.
Điều đáng nói ở đây, Mỹ tấn công đến đâu, Nga kiềm chế đến đâu khi Mỹ ngang nhiên vi phạm luật pháp quốc tế. Ngoài Nga, các quốc gia trên thế giới phải lên tiếng mạnh mẽ buộc Mỹ phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
Nếu như Mỹ tôn trọng luật pháp quốc tế, vấn đề Syria vẫn còn nhiều giải pháp hòa bình để lựa chọn, thưa ông?
- Nếu như Mỹ tôn trọng luật pháp quốc tế thì vấn đề Syria vẫn còn rất nhiều cách giải quyết bằng biện pháp hòa bình, nhưng rất tiếc Mỹ lại không chọn mà chọn giải pháp quân sự, như vậy bên bị thiệt hại nhất, ảnh hưởng lớn nhất chính là người dân Syria.
Có thể nói, trong thế kỷ XXI, việc chọn giải pháp quân sự như Mỹ đã và đang làm là hết sức lạc lõng với thế giới. Sau cuộc tấn công này, tình hình thị trường chứng khoán, giá dầu… sẽ có biến động và kinh tế thế giới nguy cơ đứng trước thử thách mới.
Video đang HOT
Theo ông vai trò của Liên hợp quốc cần phải thể hiện thế nào để giảm bớt căng thẳng, phức tạp?
- Vai trò của Liên hợp quốc lúc này là cần phải tiến hành họp Hội đồng Bảo an để lên tiếng phản đối quyết liệt đối với hành động của Mỹ, kêu gọi Mỹ, Anh, Pháp dừng ngay cuộc tấn công để giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, để không xảy ra những mối nguy hại đối với tình hình an ninh quốc tế. Tuy nhiên Liên hợp quốc cũng bị chi phối bởi Mỹ, Anh, Pháp rất lớn. Liệu Liên hợp quốc có làm được điều đó không cần phải chờ xem.
Xin cảm ơn Thượng tướng (!)
Theo Danviet
Mỹ, Anh, Pháp đồng loạt dội lửa tấn công Syria
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13.4 đã ra lệnh mở đợt không kích Syria để đáp trả vụ tấn công hóa học nhằm vào dân thường hồi tuần trước.
10:51
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói Mỹ đã tấn công Syria khi quốc gia này bắt đầu tìm thấy cơ hội hòa bình.
"Mỹ đã tấn công thủ đô Syria khi quốc gia này bắt đầu nhìn thấy một tương lai hòa bình", bà Zakharova viết trên Facebook.
Bà Zakharova cáo buộc Nhà Trắng dựa vào những thông tin trên truyền thông để quyết định không kích Syria. Những thông này vốn bị Nga cho rằng là không chính xác và vô căn cứ.
9:55
Đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov khẳng định Washington, London và Paris phải chịu trách nhiệm trước hành động gây hấn ở Syria. Hành động này sẽ phải hứng chịu nhiều hậu quả.
"Kịch bản tồi tệ đã trở thành sự thật. Lời cảnh báo của chúng tôi đã bị bỏ ngoài tai. Chúng tôi cảm thấy bị đe dọa. Chúng tôi cảnh báo những hành động như vậy sẽ phải hứng chịu hậu quả", ông Antonov nói.
9:15
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ nói đợt không kích lần này đã kết thúc
"Đợt không kích ngày hôm nay đã kết thúc và đó là lý do chúng tôi ở đây phát biểu với các bạn".
Tuy vậy, quan chức quốc phòng Mỹ nhấn mạnh rằng chiến dịch quân sự chỉ chính thức kết thúc một khi chính quyền Syria từ bỏ vũ khí hóa học
9:14
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói các mục tiêu ở Syria đều liên quan đến chương trình vũ khí hóa học của chính quyền Syria
Ông Mattis cũng khẳng định chưa ghi nhận bất cứ tổn thất nào về phía Mỹ.
9:10
3 mục tiêu trong đợt không kích Syria của Mỹ và đồng minh
- Một cơ sở nghiên cứu khoa học ở Damascus
- Một cơ sở cất giữ vũ khí hóa học ở phía tây Homs, Syria
- Mục tiêu thứ 3 nằm gần mục tiêu thứ 2, bao gồm một kho vũ khí hóa học và một cơ sở chỉ huy quan trọng.
9:05
Truyền hình Syria thông báo quân đội nước này đã đánh chặn thành công 13 tên lửa nhằm vào khu định cư Al Kiswah ở Damascus
9:01
Bộ Quốc phòng Anh cho biết, 4 máy bay Tornado của không quân nước này tham gia vào cuộc không kích ở Syria.
8:59
CNN dẫn lời một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ cho biết cuộc không kích này "vẫn chưa kết thúc" và mới chỉ là sự khởi đầu.
Quan chức Mỹ cũng muốn chờ xem Nga sẽ phản ứng như thế nào trong vòng 24 giờ tới
Đây là lần thứ hai ông Trump ra lệnh tấn công Syria.
Theo New York Times, đây là tuyên bố chính thức từ Nhà Trắng vào tối ngày 13.4 theo giờ Mỹ. Đợt không kích sẽ tập trung nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến chương trình vũ khí hóa học của Syria.
"Cách đây ít phút, tôi vừa ra lệnh lực lượng vũ trang Mỹ tấn công chính xác vào các mục tiêu liên quan đến năng lực vũ khí hoá học của Basha al-Assad", Tổng thống Donald Trump phát biểu trước truyền hình từ Nhà Trắng.
Ông Trump cho biết chiến dịch phối hợp với các lực lượng vũ trang Pháp và Anh.
Ông Trump nói các cuộc tấn công sẽ tiếp diễn cho tới khi chính quyền Syria chấm dứt việc sử dụng vũ khí hoá học. "Chúng tôi sẵn sàng duy trì phản ứng này chừng nào chính quyền dừng sử dụng các chất hoá học bị cấm".
Đợt tấn công dấy lên mối lo ngại về khả năng Mỹ và đồng minh đụng độ trực tiếp với Nga và Iran, hai quốc gia có lực lượng quân sự hỗ trợ chính quyền Assad ở Syria.
Đây cũng là lần thứ hai ông Trump ra lệnh tấn công Syria, để trừng phạt việc chính quyền nước này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường.
Hồi tháng 4.2017, Mỹ đã phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào căn cứ không quân Syria. Căn cứ này được cho là nơi máy bay chở vũ khí hóa học cất cánh một ngày trước đó.
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail (Dân Việt)
Chìa khóa đẩy lùi bệnh dịch ghê rợn ở vùng IS chiếm "Bệnh thánh chiến", một căn bệnh ghê rợn làm nạn nhân bị thối rữa từ bên trong, bắt đầu từ mặt, từng hoành hành mạnh tại những vùng IS chiếm đóng, hiện đã có cách hữu hiệu để đẩy lùi. Sputnik dẫn lời bác sĩ Nasser Dehghani, người Iran cho hay, 'bệnh thánh chiến' hay bệnh nhiệt đen từng ám ảnh dân cư...