Thượng tướng Phùng Thế Tài qua đời
Thượng tướng Phùng Thế Tài, Phó Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Phòng không – Không quân, đã qua đời ngày 21/3, hưởng thọ 94 tuổi.
Thượng tướng Phùng Thế Tài
Thượng tướng Phùng Thế Tài, sinh năm 1920, quê huyện Thường Tín, Hà Nội, đã qua đời hồi 13 giờ 50 phút ngày 21/3 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 175, TP HCM.
Thượng tướng Phùng Thế Tài là cán bộ lão thành cách mạng, 75 năm tuổi Đảng, tham gia cách mạng năm 1936. Ông nhập ngũ tháng 12/1944, từng trải qua các chức vụ Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Pháo binh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không… Ông là Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Phòng không-Không quân khi quân chủng này được thành lập năm 1963. Ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hàng không dân dụng.
Ông được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, 2 Huy hiệu Bác Hồ và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Tang lễ Thượng tướng Phùng Thế Tài được tổ chức theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng Ban.
Video đang HOT
Lễ viếng Thượng tướng Phùng Thế Tài được tổ chức từ 7 giờ ngày 24/3 đến 10 giờ ngày 25/3 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam, số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM.
Lễ truy điệu và đưa tang hồi 10 giờ ngày 25/3, sau đó là Lễ an táng tại Nghĩa trang Thủ Đức, TP HCM.
Theo H.Thành (Người lao động)
Người dân Thủ đô sẽ bị cấm "đu dây vượt sông"?
"Chính quyền có thể sử dụng đến công cụ hành chính, không cho phép người dân đu dây vượt sông. Tính mạng của con người là quan trọng nhất".
Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nêu ý kiến trước sự việc người dân Thủ đô hàng ngày đu dây kéo thuyền vượt sông.
Vừa qua, Khampha.vn phản ánh cách qua sông của người dân làng Ngọc Liễu (Nghiêm Xuyên, Thường Tín, Hà Nội). Trên chiếc thuyền nhỏ, cũ nát, "người lái" dùng một sợi dây nối hai bên bờ sông Nhuệ để kéo từ bên bờ này sang bờ bên kia.
Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Trước sự việc, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho rằng, cách qua sông nguy hiểm này do người dân tự tạo ra. Ông nói: "Về mặt an toàn đường thủy, Thành phố không cho phép qua sông kiểu đó".
Theo ông Long, ở các địa phương, chính quyền thường bố trí cầu, phà ở những điểm nhất định để người dân thuận tiện qua sông đi làm. Tuy nhiên, nếu người dân nào gần nơi có cầu, phà sẽ thấy rất tiện lợi. Nhưng người dân ở khoảng cách xa hơn điểm cầu, phà sẽ thấy bất tiện.
Do vậy, người dân ở nơi "bất tiện" thường tìm cách đi tắt cho gần. Ông Long ví von "cũng giống như người dân phá rào chắn để mở lối quay đầu xe trên đường bộ hai chiều".
Đại diện Thành ủy Hà Nội cho rằng, chính quyền địa phương có trách nhiệm chăm lo cho người dân thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại. Tuy nhiên, trong lúc chưa xây được cầu, chính quyền địa phương phải giải thích cho dân về sự nguy hiểm "đu dây" qua sông. Đồng thời, chấp hành đúng quy định giao thông đường thủy.
Nếu người dân vẫn cố tình đi, chính quyền có thể sử dụng đến công cụ hành chính không cho phép người dân đu dây vượt sông. Điều đó nhằm bảo vệ sự an toàn cho dân và thực hiện luật pháp nghiêm minh. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương nghiên cứu, tìm giải pháp thuận tiện nhất giúp đỡ người dân đi lại.
Mỗi ngày, các em học sinh ở Ngọc Liễu, xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, vẫn phải oằn lưng "đu dây" qua sông Nhuệ để tới trường (Ảnh: Nam Nguyễn)
Đại diện Thành ủy Hà Nội cũng khuyên người dân cần phải tự bảo vệ sự an nguy của mình. Ông nói: "Không nên vì thuận tiện mà tặc lưỡi làm bừa, coi thường sức khỏe, tính mạng của mình".
Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín - ông Nguyễn Huy Đức lý giải cách qua sông theo kiểu "đu dây" do... thuận tiện. Bởi từ bên này sang bên kia sông bằng đường cầu, phà có khi xa đến hàng chục cây số. Trong khi đó, dùng thuyền kéo dây qua sông gần hơn rất nhiều.
Ông nói: "Huyện có cảnh báo nguy hiểm nhưng bà con vẫn cố tình đi. Chúng tôi không thể ngăn cản được, vì đâu phải phải lúc nào cũng có người đứng đó giữ người ta lại".
Lãnh đạo huyện này cho biết, Huyện có chủ trương xây cầu, nhưng do "yếu tố kinh phí" nên chưa triển khai được. Dự kiến trong năm 2014 này, sẽ triển khai xây dựng cầu qua sông. Ông cho biết, làm cầu sẽ tốn khoản kinh phí hơn 10 tỷ đồng.
"Tại đây có một lượng lớn học sinh đi đò đu dây tới trường mỗi ngày. Đã nhiều lần lái đò tuột dây khiến học sinh hoảng loạn. May mắn có người cứu giúp nên không có chuyện đáng tiếc xảy ra", bà Năm - 71 tuổi, người dân xã Nghiêm Xuyên chia sẻ.
Theo Khampha
Việt Nam đã huy động một lực lượng cứu nạn lớn nhất từ trước đến nay Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết, trong quá trình tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tàu bay Malaysia mất tích, Việt Nam đã huy động từ Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải... với lực lượng lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực cứu nạn. Lúc 17h15 chiều nay, thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng...