Thường trực Chính phủ bàn giải pháp mới chống dịch Covid-19
Bộ Tư pháp đã soạn thảo một số chủ trương, biện pháp trong thời kỳ “tiền khẩn cấp”. Thủ tướng đề nghị thảo luận về các biện pháp này trong bối cảnh quyết liệt chống dịch.
Sáng 26/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh Covid-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các kết luận tại cuộc họp trước đã được triển khai nghiêm túc. Ông biểu dương các địa phương: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ cũng như nhiều đô thị tập trung khác đã kịp thời đóng cửa các dịch vụ không cần thiết, dừng các hoạt động đông người.
Tại Hà Nội, vào ngày mùng 1 âm lịch vừa qua (24/3), có sự tập trung làm lễ đông người, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo và Hà Nội đã thực hiện một số biện pháp.
Phiên họp Thường trực Chính phủ sáng 26/3. Ảnh: VGP.
Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ở nước ngoài được ghi nhận đã có nhiều biện pháp, thông tin đến cộng đồng để bà con yên tâm hơn, trong đó đã cố gắng tìm, hỗ trợ đưa các lưu học sinh về nước (đến nay là 766 người).
Video đang HOT
Thủ tướng cũng biểu dương Bộ Công an đã gõ cửa từng nhà để báo cáo Chính phủ kịp thời hạn. Theo đó, đã kiểm tra được 36.911 người nước ngoài và 44.636 người Việt Nam đã nhập cảnh (từ ngày 7/3-24/3). Những người này đã được yêu cầu cách ly tại nhà, nơi lưu trú, thực hiện khai báo y tế cũng như tổ chức cách ly tập trung.
Ngoài ra, theo người đứng đầu Chính phủ, Bộ Tư pháp đã soạn thảo một số chủ trương, biện pháp trong thời kỳ “tiền khẩn cấp”. Ông đề nghị thảo luận về các biện pháp này.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cho biết đã trao đổi với các ngành, đặc biệt là khối sản xuất, tài chính, ngân hàng, công thương, kế hoạch và đầu tư… để tới đây sẽ có hội nghị của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các địa phương, các bộ trưởng, các ngành liên quan để giải quyết 4 việc: Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trên tinh thần Chỉ thị 11 cùng một số biện pháp mới khác; tập trung giải ngân vốn đầu tư công với số vốn trên 650.000 tỷ đồng; quan tâm hơn nữa đến an sinh xã hội, một số biện pháp bảo đảm cuộc sống cho người lao động; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Tính đến 7h sáng nay, thế giới có 434.900 người mắc, 19.607 người tử vong. Tại Việt Nam, có 148 ca nhiễm, 17 ca đã bình phục. 26 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 1, 7 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 2.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 46.933 người, trong đó có 412 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 20.386 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 26.135 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Thủ tướng: Có địa phương nào chần chừ, do dự không?
Đây là câu hỏi được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 ngày 5/3.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 5/3. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19, thế giới có 95.383 trường hợp mắc, 3.285 tử vong COVID-19 tại 84 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình dịch tại Trung Quốc đang có xu hướng chững lại và giảm dần, từ 12h ngày 2/3 đến 12h ngày 5/3, số mắc mới là 383 trường hợp, 99 trường hợp tử vong.
Cùng thời gian, một số nước có số mắc và tử vong tăng cao gồm: Iran (1.944 trường hợp mắc, 38 tử vong), Hàn Quốc (1.554 trường hợp mắc, 13 tử vong), Italy (1.395 trường hợp mắc, 73 tử vong)...
Tại Việt Nam, từ ngày 13/2/2020 đến nay không ghi nhận các trường hợp mắc mới. Hiện chúng ta theo dõi sức khỏe (cách ly) 16.191 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch.
Ban chỉ đạo cho biết, chuyến bay mang số hiệu VN814 từ Siem Reap (Campuchia) về Thành phố Hồ Chí Minh do Vietnam Airlines khai thác vận chuyển 73 hành khách, trong đó có 1 hành khách mang quốc tịch Nhật Bản, chuyển tiếp chuyến bay VN340 đi Nagoya, Nhật Bản. Khi đến Nhật Bản, hành khách này có biểu hiện sốt và đã được Y tế Nhật Bản kiểm tra sức khoẻ, kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Nhằm hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, Bộ Y tế có công điện gửi Bộ Công an, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị tiến hành cách ly tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh 51 khách (có 1 em nhỏ) và toàn bộ tổ bay; 22 khách nối chuyến cũng được cách ly trước khi làm thủ tục nối chuyến; khử trùng tàu bay thực hiện chuyến bay. Lịch trình đi lại của hành khách Nhật tại Campuchia đang được các cơ quan Việt Nam phối hợp với Nhật Bản làm rõ.
Đối với 43 chuyên gia Trung Quốc tham gia Dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông, Ban Chỉ đạo đồng ý để nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng phải được kiểm dịch y tế và được cách ly tại khách sạn theo đề nghị của UBND thành phố Hà Nội, khách sạn thực hiện cách ly phải ngoài khu vực đông dân cư và phải được thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt, không để người phải cách ly đi ra ngoài.
Ngày 4/3/2020, tại cuộc giao ban của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm thông tin về 1 trường hợp sốt, ho, tức ngực phải nhập viện, có tiền sử đi từ Italy về. Đó là cô giáo 39 tuổi ở Bắc Từ Liêm, đi theo đoàn hội thảo gồm 30 người do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Italy từ ngày 22-26/2, đến ngày 4/3/2020 có triệu chứng sốt, ho, tức ngực. Ban Chỉ đạo cho biết, sau khi xét nghiệm, cô giáo này có kết quả âm tính với COVID-19.
Dự báo trong thời gian tới, công dân Việt Nam từ các nước (trong đó có Hàn Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam số lượng lớn. Ban Chỉ đạo đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các tỉnh, thành phố có phương án huy động một số cơ sở khách sạn, cơ sở lưu trú để thực hiện việc tổ chức cách ly (khi đã hết cơ sở cách ly do quân đội bố trí). UBND các tỉnh, thành phố chủ động bố trí một số cơ sở cách ly để sẵn sàng thu dung (ngoài các cơ sở cách ly do quân đội đã bố trí).
Công dân thuộc tỉnh, thành phố nào thì được theo dõi, cách ly tại đó theo nguyên tắc: Khi nhập cảnh vào Việt Nam được đưa vào khu cách ly tập trung ban đầu; tại đây được khám sàng lọc, những trường hợp không có biểu hiện sốt, ho, khó thở và không đến hoặc đi qua vùng dịch thì được chuyển về địa phương để theo dõi, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ vui mừng về việc chúng ta sản xuất được bộ kit xét nghiệm virus corona mới. Tiếp tục quán triệt tinh thần không chủ quan với dịch bệnh, Thủ tướng nêu, vấn đề lớn, nóng hiện nay của Ban Chỉ đạo là gì để tập trung xử lý. Có địa phương nào chần chừ, do dự hay không, có khó khăn nào không.
Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về cuộc họp này.
Đức Tuân
Theo Chinhphu
TP.HCM chưa chốt ngày đi học trở lại "Những đề xuất của Sở GD&ĐT là các phương án chuẩn bị. Nếu Chính phủ quyết định đi học lại vào dầu tháng 3 hay nghỉ đến hết tháng 3 thì chúng ta đều đã có những phương án chuẩn bị để không bị động". Thông tin trên được ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết tại cuộc họp các...