Thường trực Ban Bí thư dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Thừa Thiên – Huế
Ngày 11/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tổ dân phố 1, phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, nhân kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2022).
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tặng quà cho Tổ dân phố 1, phường An Hòa.
Tặng hoa và quà chúc mừng Tổ dân phố 1, phường An Hòa, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã đánh giá cao và chúc mừng những kết quả khả quan trọng phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương thời gian qua.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, tinh thần đoàn kết trong Đảng, trong Nhân dân là sức mạnh nội sinh, là động lực quan trọng để đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này minh chứng qua chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến thống nhất đất nước và khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nhờ có đại đoàn kết toàn dân tộc mà chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, để khẳng định được chưa bao giờ đất nước ta có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đoàn kết là truyền thống nhưng cũng là tài sản vô cùng quý báu của dân tộc mà mỗi thế hệ người Việt chúng ta phải gìn giữ, vun trồng và trao truyền cho các thế hệ mai sau như lời Bác Hồ dạy “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết/Thành công, thành công đại thành công”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tổ dân phố 1, phường An Hòa, thành phố Huế.
Video đang HOT
Đông chí Võ Văn Thưởng nhân mạnh: Qua nghe báo cáo, Tổ dân phố 1 có hơn 500 hộ dân nhưng bà con đã đoàn kết, hỗ trợ nhau sản xuất để thoát nghèo bền vững; vận động học bổng cho con em đến trường, vận động các nguồn lực để duy trì và đảm bảo các hoạt động vận hành thiết chế văn hóa của tổ dân phố. Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng mong muốn bà con trong tổ dân phố tiếp tục đoàn kết cùng nhau nỗ lực vươn lên để thoát nghèo và giữ gìn, phát triển truyền thống hơn 200 năm của địa phương. Hiện nay, tỉnh đang nỗ lực thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị xây dựng tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, đòi hỏi sự sáng tạo vượt lên trên tính cách, chiều sâu thâm trầm của người Thừa Thiên – Huế. Vì vậy, bà con cần nỗ lực hơn nữa, đoàn kết đồng thuận cùng tỉnh ủy, chính quyền sớm xây Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa của Huế.
Dịp này, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã trao tặng 20 ngôi nhà Đại đoàn kết trị giá 1 tỷ đồng và tặng 10 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Tổ dân phố 1, phường An Hòa.
Tổ dân phố 1, phường An Hòa, có 556 hộ với 2.129 nhân khẩu. Trong năm qua, cán bộ và bà con Tổ dân phố 1 đã nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đời sống của bà con nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn từng bước được khởi sắc, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở khu dân cư được củng cố kiện toàn và đi vào hoạt động có nền nếp. Qua bình xét chất lượng hàng năm, trên 92% hộ đạt gia đình văn hóa.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng thăm và tặng quà cho các hộ dân thuộc Dự án di dời dân cư Kinh thành Huế.
Cùng ngày, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã đến thăm và tặng quà gia đình ông Lê Văn Giây và ông Hồ Văn Cự tại khu tái định cư Hương Sơ, phường Hương Sơ, thành phố Huế, thuộc Dự án di dời dân cư Kinh thành Huế.
Thi sáng tác biểu trưng và ca khúc tuyên truyền Đại hội Hội Sinh viên toàn quốc
Ngày 3/11, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng và ca khúc tuyên truyền Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Cuộc thi nhằm lan tỏa đến đông đảo hội viên, sinh viên, đoàn viên, thanh niên và toàn xã hội về ý nghĩa, tinh thần của đại hội; khẳng định được vai trò của Hội Sinh viên đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó tạo sự quan tâm, ủng hộ, cổ vũ Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI.
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Tại lễ phát động cuộc thi, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết chia sẻ, năm 2023 là năm các cấp bộ Hội trên cả nước tập trung tổ chức Đại hội Hội Sinh viên các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI (dự kiến tổ chức vào tháng 12/2023 tại Thủ đô Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị quan trọng của sinh viên và tuổi trẻ cả nước. Bên cạnh công tác chỉ đạo, chuẩn bị các nội dung xây dựng văn kiện Đại hội, công tác tuyên truyền, lan tỏa mục đích, ý nghĩa của Đại hội tới toàn thể hội viên, sinh viên, cộng đồng, xã hội là việc làm quan trọng và cần thiết.
Cuộc thi được tổ chức với kỳ vọng có thêm nhiều sáng tác mới của sinh viên và dành cho sinh viên; qua đó lựa chọn được biểu trưng và ca khúc tuyên truyền chính thức không chỉ cho Đại hội Hội Sinh viên cấp Trung ương mà còn phục vụ cho cả quá trình tổ chức Đại hội ở các cấp hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI. Việc triển khai cuộc thi sớm giúp cơ hội truyền thông, lan tỏa các sản phẩm này tới sinh viên trong và ngoài nước được lâu hơn và rộng khắp, ông Nguyễn Minh Triết nói.
Công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động trong và ngoài nước; người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động tại Việt Nam đều có thể tham gia cuộc thi.
Các sản phẩm dự thi cần bám sát, thể hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam và sinh viên Việt Nam trong thời gian tới; lịch sử hình thành, phát triển, vị trí, vai trò và những đóng góp của tổ chức Hội Sinh viên trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thể hiện được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành; tình cảm, kỳ vọng của thanh thiếu nhi và nhân dân đối với tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam. Đồng thời phản ánh những tấm gương học sinh, hội viên, sinh viên tiêu biểu trong các thời kỳ; cổ cũ tinh thần say mê học tập, nghiên cứu khoa học, thi đua rèn luyện và những đóng góp hiệu quả của Hội Sinh viên tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
Tác phẩm dự thi phải là những sáng tác mới, chưa được sử dụng, chưa từng công bố hay tham gia bất kỳ cuộc thi nào trong và ngoài nước. Tác phẩm dự thi bắt buộc phải sử dụng hình ảnh huy hiệu chính thức của Hội Sinh viên Việt Nam; thể hiện được số lần tổ chức Đại hội (lần thứ XI).
Với bài thi sáng tác biểu trưng, tác phẩm phải được vẽ trên giấy trắng, khổ A4 kèm theo một file thiết kế bằng các phần mềm đồ họa (AI, CDR), một file "jpg" (tích hợp trong đĩa CD Rom hoặc file mềm; một bản thuyết minh ngắn gọn, súc tích về ý nghĩa, nội dung chủ đạo của tác phẩm. gửi về địa chỉ email: vanphonghsvvn@gmail.com).
Tác phẩm dự thi biểu trưng phải có tính sáng tạo, đơn giản, hiện đại; khả thi trong thi công (thể hiện rõ các chi tiết, đường nét, hình khối khi dùng ở bản đen trắng; có thể thu nhỏ để làm phù hiệu đeo ngực; thực hiện được trên nhiều chất liệu như: đồng, nhôm, gỗ, thủy tinh, pha lê...).
Bài thi sáng tác ca khúc có thể thể hiện dưới mọi phong cách, thể loại âm nhạc. Yêu cầu lời ca bằng tiếng Việt, trong sáng, dễ nhớ, dễ thuộc mang tính cộng đồng cao. Ca từ và nội dung ca khúc không vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc, có tính giáo dục sâu sắc, nằm trong khuôn khổ cho phép của pháp luật và bám sát chủ đề sáng tác. Giai điệu đẹp, cấu trúc gọn gàng, phong cách mới và sáng tạo, dễ biểu diễn từ một hoặc đông người.
Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 3/11 đến hết ngày 5/12/2022 tại địa chỉ: Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, số 64 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Lễ tổng kết và công bố kết quả cuộc thi dự kiến diễn ra đầu tháng 1/2023.
Chính sách giảm nghèo theo hướng hỗ trợ có điều kiện, từng bước xóa bỏ chính sách 'cho không' Theo Văn phòng quốc gia về giảm nghèo, năm 2022, ước tính tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4-5%/năm. Học nghề, tạo việc làm được đánh già là động lực quan trọng để thoát nghèo. Ảnh: TTXVN Bộ...