Thưởng tiền bằng cách nào để không làm hư con
Tôi muốn “tạo công ăn việc làm” chính đáng cho bé để thưởng tiền rồi bé tự tiết kiệm nhưng không nghĩ ra cách nào.
Nhà tôi có bé trai 11 tuổi, bé ngoan và tự giác làm việc nhà, tự học hành và nhiều khi còn tự nấu ăn (những món đơn giản). Hôm bữa, tôi có đọc được danh sách những món đồ bé muốn có, hầu hết toàn những đồ lặt vặt và hợp lý, không đáng bao nhiêu tiền, món đồ giá trị nhất là bộ đồ chơi một triệu thôi. Trước giờ tôi vẫn mua những món bé cần, nhưng từ bây giờ bé muốn tự tiết kiệm tiền để mua.
Tôi muốn “tạo công ăn việc làm” chính đáng cho bé để thưởng tiền rồi bé tự tiết kiệm nhưng không nghĩ ra cách nào cả. Tôi không muốn trả tiền khi bé làm việc nhà, vì việc này lâu nay bé vẫn tự làm, sợ sau này bé ỷ lại, không làm nữa nếu không thưởng tiền. Các việc khác bé vẫn tự giác làm tốt, nếu bây giờ tự nhiên thưởng tiền có sợ bé hư và bắt đầu có thói quen vòi vĩnh không? Tôi nên làm như thế nào để đưa tiền mà không làm hư con? Mong các bạn tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn.
Theo VNE
Đến lúc trường phải 'lùng' thí sinh
Mùa tuyển sinh bây giờ các thí sinh là 'người hưởng lợi' khi chỉ cần ngồi tại chỗ mà vẫn có hàng chục trường lớn nhỏ, công tư đủ loại tìm đến tiếp cận, mời gọi với nhiều lời rao rất hấp dẫn.
Video đang HOT
Đưa học sinh tham quan trường đại học là một trong nhiều hoạt động các trường thực hiện thu hút học sinh
Trường tốp cũng chạy đua
Những năm gần đây, "cuộc đua" này không còn chỉ là của riêng khối trường ngoài công lập mà ngay cả những trường công lập tốp trên cũng phải "thoát khỏi tháp ngà" để vào cuộc.
Trước tình trạng tuyển sinh ngày càng khó, ngay sau khi những tân sinh viên cuối cùng vừa nhập học vào tháng 9 - 10 mỗi năm, bộ phận tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ lại bắt đầu "sục sôi" với kế hoạch tuyển sinh cho năm tiếp theo. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp cận thí sinh (TS).
Tất cả các trường ĐH, từ công lập tới ngoài công lập, từ tốp trên cho tới các trường khó tuyển, đều có phòng ban chuyên trách về tuyển sinh, chia thành các nhóm tỏa đi đến từng trường THPT. Thậm chí ngay cả những trường ở quận, huyện xa xôi của các tỉnh thành đều có "dấu chân" của nhân viên tuyển sinh đến từ các trường ĐH, CĐ. Chưa kể, ngày càng nhiều trường ĐH dành kinh phí, tổ chức đưa học sinh lớp 12 về trường mình tham quan, tìm hiểu, có hoạt động trải nghiệm như một sinh viên thực thụ. Từ đó, tạo ấn tượng, thu hút học sinh vào học.
Vài năm trước, chỉ có các trường ngoài công lập mới lên kế hoạch thu hút TS vào trường mình. Còn giờ đây, kể cả những trường công có tên tuổi vẫn phải tìm cách tiếp cận học sinh.
Tiến sĩ Trần Đình Khôi Quốc, Trưởng ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, lý giải: "Công tác tuyển sinh ngày càng khó, các trường ĐH ngoài công lập ngày càng mạnh do có những chính sách tốt thu hút TS. Vì vậy, những trường ĐH công lập có thương hiệu không thể ngồi yên một chỗ chờ đợi TS".
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do 10 năm qua, TS hằng năm giảm liên tục nên nguồn tuyển cho các trường giảm. "Hơn nữa, quy chế tuyển sinh ngày nay đã thay đổi nhiều so với trước, có nhiều phương thức xét tuyển, cơ hội vào ĐH của TS tăng lên. Vì thế, các trường công lập dù là tốp trên bắt buộc phải tiếp cận với TS, không phải chỉ để đủ chỉ tiêu, mà còn là để thu hút được học sinh giỏi", tiến sĩ Nghĩa nêu quan điểm.
Thưởng tiền, học bổng...
Một trong những cách thu hút TS, đặc biệt TS giỏi, là đưa ra chính sách học bổng tương đối "sốc", điều mà trước đây chỉ trường ngoài công lập mới thực hiện.
Chẳng hạn trong năm 2017, TS đạt 27 điểm đăng ký vào các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng như: Sư phạm, Bách khoa, sẽ được thưởng 27 triệu đồng, 28 điểm thưởng 28 triệu đồng... Tiến sĩ Trần Đình Khôi Quốc : "Mục tiêu khi trường đưa ra các chính sách đó là để thu hút TS giỏi, nâng cao chất lượng, tiếp tục tạo thương hiệu tốt".
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng thông tin mỗi năm trường cấp hàng trăm suất học bổng dành cho TS đạt điểm cao nhất các khối, trị giá 17 triệu đồng (học phí năm đầu) và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trị giá 50% học phí năm đầu. Thạc sĩ Đương cho biết: "Mặc dù nguồn tuyển giảm nhưng những trường tốp đầu vẫn không ngại thiếu TS. Tuy nhiên, để có nhiều TS giỏi đăng ký giúp đầu vào chất lượng, thì việc các trường phải có chính sách học bổng thu hút là chuyện cần phải làm".
Rõ ràng nguồn tuyển đối tượng học sinh giỏi đã bị . Không chỉ học sinh giỏi mà thí sinh nói chung ngày nay đều có quá nhiều lựa chọn. Các trường không lo thiếu, nhưng cũng không thể ngồi yên"
Tiến sĩ Lê Chí Thông (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội còn tung "chiêu" miễn phí toàn bộ khóa học cho thủ khoa vào trường có điểm thi môn ngoại ngữ đạt điểm tuyệt đối 10/10 trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Không chỉ vậy, trường còn tặng TS này một chuyến tham quan tại Nhật Bản.
Mong tuyển được học sinh giỏi
Có một thực tế là việc thu hút học sinh giỏi bằng nhiều cách của các trường lớn, có vẻ như cũng không hề dễ dàng. Từ năm 2016 đến nay, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng có chính sách tuyển thẳng đối với những TS đạt giải quốc gia, quốc tế và ưu tiên xét tuyển đối với học sinh trường chuyên, học sinh trường nằm trong tốp 100 trường có điểm THPT cao nhất nước theo thống kê 3 năm gần nhất. Trung bình chỉ tiêu dành cho đối tượng này là từ 10 - 15%, nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa thì không bao giờ các trường đạt được chỉ tiêu này.
"Số lượng học sinh giỏi đạt giải nhất, nhì, ba các cuộc thi hằng năm chỉ khoảng 3.000, trong đó có nhiều em chọn đi du học. Những em ở lại trong nước có cơ hội trúng tuyển vào rất nhiều trường nhưng lại chỉ tập trung vào một số ngành hấp dẫn như y dược, ngoại thương. Nên dù có những chính sách thu hút, thì không phải lúc nào cũng nhận được hồ sơ của các em", tiến sĩ Nghĩa phân tích.
Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết năm 2017, khi công bố danh sách TS được ưu tiên xét tuyển, trường yêu cầu TS nộp phiếu xác nhận thì một số TS trúng tuyển lại không nộp, sau đó bỏ. "Rõ ràng nguồn tuyển đối tượng học sinh giỏi đã bị . Không chỉ học sinh giỏi mà TS nói chung ngày nay đều có quá nhiều lựa chọn. Các trường không lo thiếu, nhưng cũng không thể ngồi yên", tiến sĩ Thông nhìn nhận.
Có ngày 2 - 3 trường tới liên hệ Ông Nguyễn Văn Chương, Phó hiệu trưởng Trường THPT Di Linh (Lâm Đồng), cho biết: "Ngay từ thời điểm trước tết đã có một số trường ĐH, CĐ liên hệ với trường để gửi tài liệu cho học sinh lớp 12. Thời điểm này các trường đến nhiều nhất. Đều đặn ngày nào cũng có nhân viên tuyển sinh tới nhờ trường kết nối với học sinh, có ngày 2 - 3 trường ĐH tới. Thông thường chúng tôi nhận tài liệu và phát giùm, chỉ trường nào có công văn của Sở GD-ĐT tỉnh thì mới sắp xếp để các thầy cô vào lớp tư vấn cho học sinh".
Còn ông Lê Quang Phương, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi (Phan Thiết, Bình Thuận), cũng cho hay: "Cao điểm là thời gian trước khi TS nộp hồ sơ, trung bình mỗi ngày một trường ĐH-CĐ tới liên hệ, chủ yếu là các trường đến từ khu vực TP.HCM. Trong tình hình hiện nay, các trường buộc phải đi đến tận nơi để cung cấp thông tin để học sinh biết đến trường mình, biết phương thức xét tuyển. Từ đó các em cũng có nhiều lựa chọn hơn".
Theo TNO
Vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: Sẽ giải quyết hợp tình, hợp lý Chiều tối 4/3, trao đổi với phóng viên báo Giáo dục và Thời đại, lãnh đạo Huyện ủy Bến Lức và Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Long An cho biết sẽ tìm hiểu thật kỹ và có phương án giải quyết hợp tình, hợp lý vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh. ảnh minh họa Vụ việc cô giáo quỳ gối...