Thưởng thức Tuần lễ Phim Thời trang thú vị tại Việt Nam
Tuần lễ Phim Thời trang lần thứ ba sẽ được Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức tại Hà Nội từ ngày 28/9-5/10 với 5 bộ phim đặc sắc của Pháp và Việt Nam.
Tuần lễ Phim thời trang (Fashion Week) lần thứ 3 do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức là sự kiện hàng năm thu hút được sự quan tâm và mong đợi của công chúng Việt Nam. Sự kiện diễn ra vào đúng vào thời điểm Tuần lễ Thời trang tại Paris. Đây là dịp mà giới mộ điệu có thể khám phá được những bí mật, hậu trường của ngành thời trang: từ ngành thời trang may sẵn đến thời trang cao cấp.
Mở đầu cho Tuần lễ là bộ phim Việt Nam Tấm Cám: Chuyện chưa kể (tên tiếng Anh: Tam Cam: The untold story). Ngoài việc lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích quốc dân Tấm Cám nhưng khai thác theo hướng kỳ ảo và lồng ghép những mưu kế thâm trầm từ góc độ những nhân vật khác, bộ phim đầu tay của Ngô Thanh Vân còn khiến khán giả không thể rời mắt khỏi những bộ trang phục truyền thống của Việt Nam những thế kỷ trước nhưng vẫn mang âm hưởng nghệ thuật trong từng tà áo, trâm cài.
Bộ phim không đơn thuần kể lại một câu chuyện cổ tích mà còn tái hiện cho người xem dòng lịch sử rực rỡ của thời trang Việt xưa.
Poster Tuần lễ Phim Thời trang 2020. (Nguồn: BTC)
Năm nay, Viện Pháp giới thiệu 4 bộ phim tài liệu Pháp chưa từng được công chiếu ở Việt Nam: hai phóng sự về ngành thời trang Cách mạng thời trang và Đàn ông phong cách và hai bức chân dung về những nhà thiết kế vĩ đại: Karl Lagerfeld và Christian Louboutin.
Cách mạng thời trang
Được viết bởi Ariel Wizman và Laurent Lunetta, bộ phim tài liệu Cách mạng thời trang (tên tiếng Pháp: Révolte dans la mode) phân tích góc khuất, sự trôi dạt của ngành công nghiệp không khói thông qua các cuộc phỏng vấn phong phú với các chuyên gia, trong đó đáng chú ý là nhà tiên tri nổi tiếng Li Edelkoort, và thông qua hoạt hình đồ họa.
Ở New York, Tel Aviv, Amsterdam hay Paris, bộ phim cũng góp tiếng nói cho những nhà hoạt động thời trang quốc tế mới, có mong muốn suy nghĩ lại về hệ thống ngành thời trang nói chung. Từ Daniel Harris, một nhà sản xuất trẻ người Anh, người ủng hộ việc quay trở lại với nghề dệt thủ công, đến Iris Van Herpen, người tiên phong trong việc sử dụng 3D, những nhà thiết kế đầy ý tưởng sáng tạo mang đến tầm nhìn mới, góp phần định hình lại thời trang cao cấp.
Đàn ông phong cách
Sau 5 bộ phim tài liệu về nhành thời trang được chiếu tại Fashion Week 2019 tại Việt Nam, một lần nữa khán giả Việt Nam có cơ hội thưởng thức một bộ khim đặc sắc và mới mẻ của đạo diễn Loc Prigent. Bằng sự tinh tường về ngành thời trang cùng với cách tiếp cận mới mẻ, thông qua Đàn ông phong cách (tên tiếng Pháp: Des hommes stylés), Loc Prigent đã tạo ra một cơn lốc những hình ảnh ngọt ngào nhưng đầy chân thực, vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về sự ngông cuồng của những nhà sáng tạo cũng như thói quen quái dị của các quý ông ngày nay, đồng thời không quên tôn vinh những người làm việc không mệt mỏi để làm đẹp hình ảnh cho những quý ông này.
Cuộc thám hiểm của Loc đã mang đến cảm giác về hơi thở tự do tràn đầy sức sống đang làm rung chuyển tủ quần áo của các đấng mày râu, chiếc tủ vốn bị lên án hà khắc từ thời Victoria.
Hình ảnh trong phim Cách mạng thời trang. (Nguồn: BTC)
Video đang HOT
Chân dung tự họa của Karl Lagerfeld
Ngồi ở bàn làm việc, với sổ ghi chép và bút đánh dấu trong tay, Karl Lagerfeld phác họa các sự kiện trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, kết thúc chúng bằng những bình luận và những mẩu chuyện thân mật, sống động, nhuốm màu tự chế giễu và đôi khi cả cảm xúc. Sau khi tự vẽ mình trong trang phục buổi sáng – một chiếc áo sơ mi trắng dài, cổ rộng – ông phác họa thời thơ ấu của mình (nhà, bố mẹ, những chiếc quần áo cũ …), những bước đi đầu tiên với tư cách nhà thiết kế tại Paris của ông là làm việc cho Balmain, rồi sang làm cho Jean Patou.
Năm 1965, ông trở thành người lính đánh thuê vĩ đại của ngành thời trang quần áo may sẵn. Năm năm sau, ông gặp người đàn ông của đời mình, chàng quý tộc Jacques de Basher … Qua Chân dung tự họa của Karl Lagerfeld (tên tiếng Pháp: Karl Lagerfeld se dessin), chúng ta có cơ hội hiểu sâu sắc hơn không chỉ về cuộc đời nhiều màu sắc của nhà thiết kế thời trang vĩ đại của nước Pháp mà còn thấy được sự chuyển mình vô hình nhưng nhanh chóng của làn sóng thời trang thế giới.
Theo dấu chân Christian Louboutin
Christian Louboutin là một nhà thiết kế thời trang với sự nghiệp ấn tượng và độc đáo. Ở những nơi xa xôi, cách xa hoàn toàn công xưởng của ông tại Italy, nơi những bí quyết sản xuất tỉ mỉ ngự trị, Christian thường tự khóa mình lại để thoát ra khỏi những ràng buộc tầm thường và vẽ theo sự sáng tạo không giới hạn. B
Bộ phim tài liệu Theo dấu chân Christian Louboutin (tên tiếng Pháp : Sur les pas de Christian Louboutin) là cơ hội để nhà thiết kế tài năng thể hiện tình yêu với những đôi giày, bày tỏ lòng tôn kính đối với các nghệ sĩ và nghệ nhân đã đi qua sự nghiệp của ông và khơi dậy nguồn cảm hứng và sự phấn khích mỗi khi được sáng tạo trong ông.
Có thể nói, 5 bộ phim với đa dạng thể loại về thế giới thời trang hứa hẹn đem lại cho người xem những cảm xúc bùng nổ, những trải nghiệm đặc sắc cũng như những góc nhìn đa chiều, chân thực hơn về làng mode thế giới.
Kim Jones - nhà thiết kế giúp Dior, Louis Vuitton luôn tăng doanh thu
Sau thành công khi làm việc tại Dior và Louis Vuitton, nhà thiết kế người Anh mới đây đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo cho Fendi.
Kim Jones từng được giám đốc điều hành Michael Burke của Louis Vuitton nhận định rằng làm việc cùng ông chính là đặc quyền với bất cứ ai. Bởi nhà thiết kế người Anh trước khi đảm nhận vị trí giám đốc sáng tạo cho Dior đã nhiều lần khiến doanh thu của Louis Vuitton tăng trưởng vượt trội.
Theo Fashionista, lợi nhuận của dòng thời trang nam năm 2017 của LVMH - công ty chủ quản Louis Vuitton - tăng 17% ở thị trường trẻ (độ tuổi thanh thiếu niên) nhờ vào tư duy khác biệt khi kết hợp giữa sự xa xỉ và tinh thần đường phố.
Kim Jones trong show diễn cuối cùng tại nhà Louis Vuitton. Ảnh: Hype Beast.
Kim Jones là ai?
Kim Jones sinh năm 1973 tại London, Anh. Ông tốt nghiệp ngành Thiết kế thời trang cho mảng đồ nam vào năm 2002 tại trường Central Saint Martins. Trước khi hợp tác cùng thương hiệu Dior, nhà thiết kế từng gắn bó suốt 7 năm với vị trí giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton.
Ngoài lĩnh vực thiết kế, Kim Jones còn cộng tác với các tạp chí Dazed & Confused, Arena Homme, Another Magazine, 10 Men... trong vai trò giám đốc nghệ thuật và người cố vấn phong cách. Tạp chí The Face cũng vinh danh ông là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng mạnh mẽ đến làng thời trang thế giới.
Năm 2018, The British Fashion Council (Hiệp hội thời trang Anh) có thêm giải thưởng "Trailblazer Award" nhằm vinh danh nhà thiết kế mang lại sự đổi mới và sáng tạo. Giải thưởng danh giá này trao tặng cho Kim Jones. Ông được các chuyên gia đánh giá là người tiên phong trong việc nhấn mạnh yếu tố thể thao và sự thoải mái vào trang phục nam giới thế kỷ 21.
Các thiết kế của Kim Jones không chỉ nhận được sự yêu thích từ khách hàng, mà còn gây chú ý với những vị lãnh đạo của tập đoàn LVMH - Bernard Arnault và Pietro Beccari.
"Kim Jones liên tục chứng minh khả năng đồng điệu với mật mã và di sản thương hiệu của LVMH, đồng thời tái hiện chúng theo phong cách hiện đại, táo bạo tuyệt vời", chủ tịch tập đoàn chia sẻ trên Vogue.
Michael Burke cũng cho rằng Kim Jones là nhà thiết kế hiếm hoi có tài năng tạo ra xu hướng.
Chân dung nhà thiết kế Kim Jones. Ảnh: Corumeo.
Những dấu ấn mang tên Kim Jones
Kể từ khi bước chân vào Louis Vuitton để đảm nhận mảng trang phục nam giới năm 2011, Kim Jones nâng tầm thương hiệu lên đẳng cấp mới với hàng loạt hợp đồng cộng tác cùng các nghệ sĩ như Jake, Dinos Chapman hay nổi tiếng nhất là lần liên kết với thương hiệu đường phố Supreme.
Dưới thời của Kim Jones, những dấu ấn để lại cho Louis Vuitton là minh chứng rõ nét nhất ở sự dung hòa giữa thời trang cao cấp và phong cách đường phố. Ông đã góp phần đưa thời trang đến gần hơn với mọi người.
Bộ sưu tập đầu tiên của nhà thiết kế người Anh chính là sự tiếp nối di sản từ người tiền nhiệm Marc Jacobs. Những sáng tạo mùa Xuân - Hè 2012 đem đến cho Louis Vuitton sự nguyên bản với nguồn cảm hứng từ văn hóa châu Phi. Chiếc áo sắc vàng đi kèm trang phục xanh navy, áo khoác da cá sấu giúp người xem cảm nhận được "hơi thở" của sự lịch lãm, hoang dại đến từ tư duy sáng tạo của người đàn ông có tên Kim Jones.
Một dấu ấn đưa tên tuổi nhà thiết kế lên tầm cao mới là màn hợp tác lịch sử cùng thương hiệu Supreme. Tập đoàn LVMH đã gọi "cú bắt tay" này là điểm sáng trên con đường hồi phục doanh thu của hãng. Nửa năm 2017, công ty thu gần 23 tỷ USD nhờ vào bộ sưu tập Supreme x Louis Vuitton.
Màn hợp tác mở đường giúp nhà mốt dễ dàng kết nối với cộng đồng giới trẻ đam mê đồ hiệu xa xỉ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thế hệ trẻ trở thành thị trường tiềm năng, có sức ảnh hưởng với các nhà mốt lâu đời.
Nhà thiết kế 46 tuổi sáng tạo trang phục cho Louis Vuitton. Ảnh: Grailed.
Chia tay Louis Vuitton, Kim Jones bước tiếp quãng đường với thương hiệu Dior trong công cuộc định hướng hình ảnh cho quý ông hiện đại. Bộ sưu tập đầu tiên của ông trong mùa Xuân - Hè 2019 tạo sự chú ý với không gian trưng bày các tác phẩm điêu khắc khổng lồ hợp tác cùng nghệ sĩ KAWS.
Kim Jones thổi "làn gió" Haute Couture đặc trưng của Dior vào những thiết kế dành cho nam giới, biến phom dáng trang phục đậm chất đường phố trở nên thanh lịch và có sự tinh tế nhất định.
Ông thay đổi các chi tiết cổ điển trở nên hiện đại với họa tiết trang trí hình ong mà nhà sáng lập Christian Dior sử dụng lần đầu vào năm 1955. Họa tiết cannage đặc trưng của nhà mốt Pháp được khoác "chiếc áo" mới bằng kỹ thuật cắt laser cùng nghệ thuật thêu đính thủ công.
Túi yên ngựa đình đám thập niên 2000 do cựu giám đốc sáng tạo John Galliano thiết kế riêng cho phái đẹp cũng được Kim Jones làm mới như món phụ kiện không thể thiếu đối với quý ông hiện đại, tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới.
"Tôi cho rằng thiết kế của mình lãng mạn chứ không đơn thuần là sự nữ tính", Kim Jones chia sẻ về tầm nhìn với dòng thời trang nam Dior.
Bộ sưu tập Dior Xuân - Hè 2019. Ảnh: GQ Italia.
Có đủ sức kế thừa di sản của Karl Lagerfeld?
Ngày 9/9, Fendi thông báo người thay thế Karl Lagerfeld nắm giữ vị trí giám đốc sáng tạo của thương hiệu sẽ là Kim Jones. Ông được toàn quyền quyết định tất cả hạng mục sản xuất từ Haute Couture, dòng đồ may sẵn cho đến mảng thời trang lông thú. Nhà thiết kế người Anh sẽ làm việc cùng Silvia Venturini Fendi - cháu gái nhà sáng lập.
Trong thời gian chuyển giao, Silvia là người đảm nhận tạm thời vai trò của Karl. Với sự có mặt của Kim Jones, bà được quay về tập trung cho các bộ sưu tập phụ kiện và quần áo nam.
Nhiều người nhận xét Kim Jones là cá thể khác biệt có nhiều điểm tương đồng với giám đốc sáng tạo quá cố. Bởi nhà thiết kế 46 tuổi là người có hình ảnh cá nhân rõ nét cùng độ phủ sóng trên thị trường và tầm nhìn sâu rộng về thời trang giúp mang lại doanh thu cho các thương hiệu xa xỉ.
Không chỉ thế, ông còn có thể tạo nên xu hướng với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ lan rộng trên thế giới như Karl Lagerfeld từng làm tại nhà mốt Chanel.
Số còn lại cho rằng có thể nhà thiết kế người Anh rất giỏi trong mảng thời trang nam, nhưng ở lĩnh vực sáng tạo cho nữ vẫn có sự hạn chế và khó tiếp nối hào quang của giám đốc sáng tạo quá cố. Thời gian chính là câu trả lời chính xác cho những hoài nghi về tài năng của Kim Jones khi đảm nhận vị trí thuyền trưởng dẫn dắt "đoàn tàu" mang tên Fendi.
Kim Jones chụp hình cùng Karl Lagerfeld. Ảnh: News Break.
Kendall Jenner được ưu ái mặc đồ Chanel từ 14 năm trước Siêu mẫu 9X mang đến vẻ ngoài thanh lịch, gợi cảm trong những thiết kế của nhà mốt Pháp được sáng tạo bởi "ông hoàng" Karl Lagerfeld. Tạp chí Chaos Sixty Nine ra mắt số báo tháng 8 với bộ ảnh đặc biệt quy tụ dàn người mẫu trẻ của thế hệ mới. Chủ đề ấn bản lần này mang tên "The Chanel...