Thưởng thức những món ngon ở vùng biên Tân Châu, An Giang
An Giang vùng đất nơi biên giới Tây Nam của tổ quốc, nơi đây nổi tiếng với địa hình đồi núi tuyệt đẹp, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, văn hóa độc đáo của người dân bản địa.
TX Tân Châu (An Giang) là điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam, có cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương. Nơi đây là một cuộc sống tiêu biểu của miền sông nước Nam Bộ. Vậy nên ẩm thực cũng có nhiều món đặc trưng, dân dã. Dưới đây là một số món ăn dân dã gợi ý khi bạn có cơ hội ghé thăm Tân Châu.
Món bò leo núi – Đặc sản Tân Châu An Giang. (Ảnh: tourdulichmientay)
Ai đã có dịp đi ngang qua vùng đất An Giang thì sẽ rất thích thú với những cảnh đẹp, về văn hóa độc đáo của đồng bào bản địa và một thứ không thể thiếu đó chính là ẩm thực. Tân Châu là nơi có nhiều đặc sản thuộc vào loại độc đáo nhất của An Giang. Món đầu tiên trong danh sách đặc sản Tân Châu An Giang chính là món bò leo núi.
Tuy gọi là bò leo núi nhưng không phải là bò được nuôi ở vùng núi cao mà chỉ là bò nuôi bình thường nhưng trong cách chế biến món ăn đã biến nó trở thành một đặc sản nổi tiếng. Bò được cắt thành từng miếng bự hơn so với món bò nướng thông thường, thịt bò được ướp bằng trứng gà tươi.
Điều độc đáo của món ăn này nằm ở cái vỉ nướng, vỉ được làm bằng gang, ở giữa nhô lên như hình một quả núi. Mỡ heo được khỏa đều trên vỉ sau đó là thịt bò cùng với một lớp bơ vàng óng, các gia vị hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn rất độc đáo.
Bánh bò rễ tre là một trong những đặc sản Tân Châu An Giang độc đáo nhất mà nhất định du khách phải thử qua. Món bánh này mang đến cho du khách hương vị béo ngọt, vị nồng rất đặc trưng của bột lên men. Sở dĩ nó có cái tên gọi bánh bò rễ tre vì mặt cắt ngang của miếng bánh có những ống khí như rễ tre chắc khỏe.
Video đang HOT
Món tung lò mò là món ăn đặc trưng của đồng bào người Chăm ở khu vực An Giang nói chung và thị xã Tân Châu nói riêng. Người Chăm thì họ không ăn thịt heo mà chỉ ăn thịt bò. Món “tung lò mò” được làm từ những miếng thịt cuối cùng là phần thịt bò vụn tận dụng nốt sau khi làm hai món ăn truyền thống: cà ri bò (học theo người Ấn Độ) và cà púa (theo cách của người Thái Lan).
Cũng giống như lạp xưởng, thưởng thức “tung lò mò” tuyệt nhất là nướng (kilete) hoặc chiên (chuh), nhưng phải còn nóng mới không có mùi tanh của mỡ bò. “Tung lò mò” nướng nên chín tới đâu, ăn tới đó. Bạn sẽ thấy vị ngọt bùi của thịt và mỡ bò, vị chua chua của cơm nguội lên men hòa cùng gia vị cay của ớt, lại ăn kèm với rau sống, rau cần tươi, vị chua của khế, vị chát của chuối sống. Lạp xưởng bò khi ăn phải chấm muối tiêu chanh hoặc tương ớt.
Một trong số những đặc sản Tân Châu An Giang được nhiều du khách tìm mua chính là món mắm Tân Châu , tuy không được nổi tiếng như người anh em mắm Châu Đốc nhưng mắm Tân Châu cũng có những nét rất riêng để chinh phục thực khách. Ghé chợ Tân Châu du khách sẽ bị bất ngờ với rất nhiều quầy bán mắm vàng ươm nơi đây.
Tân Châu có món mắm cá mè với hương vị rất đặc trưng và độc đáo. Nếu các loại mắm khác chỉ dùng để nấu lẩu hay chưng thì món mắm cá mè có thể chiên lên để ăn. Bí quyết để có món mắm cá mè ngon nằm ở cơm rượu, nó sẽ làm tăng vị ngọt của món mắm độc đáo này.
(Ảnh: VnExpress)
Bánh khọt ở chợ Tân Châu là kiểu bánh khọt của người Khmer, được làm từ bột gạo pha loãng với nước cốt dừa và hành lá cắt nhỏ, không cho thêm bột nghệ để có màu vàng như bánh khọt thường thấy ở Nam Bộ, bánh cũng không ăn kèm với rau sống. Bột gạo được đổ vào những khuôn đất nung đã quét lớp dầu mỏng rồi chiên vàng. Món bánh không có nhân, khi ăn chấm kèm với nước mắm pha loãng cùng nước cốt dừa. Một số hàng tại chợ thêm đậu xanh nấu chín trộn với cơm dừa nạo để tăng thêm hương vị cho món bánh.
Bánh hẹ là món bánh của người Hoa, có bán nhiều ở các khu vực đông người Hoa sinh sống. Có dịp ghé chợ Tân Châu, thực khách có thể gọi một phần bánh hẹ để làm món xế rất hợp vị. Bánh được làm từ bột gạo pha loãng, đem trộn với hẹ lá cắt nhuyễn, thêm chút gia vị rồi đổ khuôn hấp chín. Người bán thường cắt bánh thành từng miếng nhỏ hình thoi vừa ăn rồi chiên vàng ruộm hai mặt, cho thêm trứng gà vào chiên vừa chín tới. Món bánh hẹ mềm bên trong, giòn bên ngoài hòa quyện cùng cái béo của trứng gà ta chấm cùng nước tương pha giấm.
Bánh bao chỉ có hình dáng nhỏ nhắn, khác với loại bánh bao làm từ bột mì hấp nóng thường thấy, món bánh được làm từ bột nếp có nhân đậu xanh, đậu phộng, dừa hay mè đen. Vỏ bánh mỏng, mềm mịn trắng ngà, bên ngoài tẩm cơm dừa nạo nhuyễn, khi ăn cảm nhận được mùi thơm của nếp và bùi của nhân bánh ngọt dịu.
Xôi vị là món ngon dân dã thường gặp ở các khu chợ quê ở miền Tây và chợ Tân Châu, An Giang. Món xôi được làm từ nếp non, nước cốt dừa, lá dứa, đường cùng mè, đậu phộng rang vàng. Khác với các loại xôi khác, xôi vị chứa một loại gia vị độc đáo là tai hồi, khi ăn xôi vẫn ngửi được mùi thơm thoang thoảng. Món xôi mềm dẻo, béo của nước cốt dừa, thêm màu xanh mướt của lá dứa, vừa ăn vừa nhâm nhi cùng trà nóng rất ngon.
Cháo lá dứa, cháo đậu là món ăn thanh đạm của người miền Tây, được nấu từ gạo nguyên hạt, thêm lá dứa để tạo màu xanh ngọc và mùi thơm dịu. Cháo có thêm đậu đen, đậu đỏ nấu mềm, thêm vị bùi cho món ăn. Tô cháo ngon không thể thiếu nước cốt dừa đặc sệt pha chút đường, chút muối chan đều lên mặt tô, có thể trộn đều hoặc để múc từng muỗng nhỏ vừa có cháo vừa có nước cốt dừa ăn dần. Thực khách có thể chọn thêm nhiều món mặn kèm cháo như tép rang, dưa mắm, trứng vịt muối, đậu phộng muối… để đa dạng hương vị./.
5 món ngon ở vùng biên An Giang
Ngoài bánh hẹ là món ăn đã rất nổi tiếng, vùng Tân Châu, An Giang còn có bánh bao chỉ, bánh khọt và xôi vị hút khách không kém.
Thị xã Tân Châu (An Giang) là điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam, có cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương.
Nơi đây có một cuộc sống tiêu biểu của miền sông nước Nam Bộ. Và ẩm thực cũng có nhiều món đặc trưng, dân dã. 5 món ăn dưới đây là những gợi ý khi bạn có cơ hội ghé thăm Tân Châu.
Bánh khọt ở chợ Tân Châu là kiểu bánh khọt của người Khmer, được làm từ bột gạo pha loãng với nước cốt dừa và hành lá cắt nhỏ, không cho thêm bột nghệ để có màu vàng như bánh khọt thường thấy ở Nam Bộ, bánh cũng không ăn kèm với rau sống.
Bột gạo được đổ vào những khuôn đất nung đã quét lớp dầu mỏng rồi chiên vàng. Món bánh không có nhân, khi ăn chấm kèm với nước mắm pha loãng cùng nước cốt dừa. Một số hàng tại chợ thêm đậu xanh nấu chín trộn với cơm dừa nạo để tăng thêm hương vị cho món bánh.
Bánh hẹ là món bánh của người Hoa, có bán nhiều ở các khu vực đông người Hoa sinh sống. Có dịp ghé chợ Tân Châu, thực khách có thể gọi một phần bánh hẹ để làm món xế rất hợp vị.
Bánh được làm từ bột gạo pha loãng, đem trộn với hẹ lá cắt nhuyễn, thêm chút gia vị rồi đổ khuôn hấp chín.
Người bán thường cắt bánh thành từng miếng nhỏ hình thoi vừa ăn rồi chiên vàng ruộm hai mặt, cho thêm trứng gà vào chiên vừa chín tới. Món bánh hẹ mềm bên trong, giòn bên ngoài hòa quyện cùng cái béo của trứng gà ta chấm cùng nước tương pha giấm.
Bánh bao chỉ có hình dáng nhỏ nhắn, khác với loại bánh bao làm từ bột mì hấp nóng thường thấy, món bánh được làm từ bột nếp có nhân đậu xanh, đậu phộng, dừa hay mè đen.
Vỏ bánh mỏng, mềm mịn trắng ngà, bên ngoài tẩm cơm dừa nạo nhuyễn, khi ăn cảm nhận được mùi thơm của nếp và bùi của nhân bánh ngọt dịu.
Xôi vị là món ngon dân dã thường gặp ở các khu chợ quê ở miền Tây và chợ Tân Châu, An Giang. Món xôi được làm từ nếp non, nước cốt dừa, lá dứa, đường cùng mè, đậu phộng rang vàng.
Khác với các loại xôi khác, xôi vị chứa một loại gia vị độc đáo là tai hồi, khi ăn xôi vẫn ngửi được mùi thơm thoang thoảng. Món xôi mềm dẻo, béo của nước cốt dừa, thêm màu xanh mướt của lá dứa, vừa ăn vừa nhâm nhi cùng trà nóng rất ngon.
Cháo lá dứa, cháo đậu là món ăn thanh đạm của người miền Tây, được nấu từ gạo nguyên hạt, thêm lá dứa để tạo màu xanh ngọc và mùi thơm dịu. Cháo có thêm đậu đen, đậu đỏ nấu mềm, thêm vị bùi cho món ăn.
Tô cháo ngon không thể thiếu nước cốt dừa đặc sệt pha chút đường, chút muối chan đều lên mặt tô, có thể trộn đều hoặc để múc từng muỗng nhỏ vừa có cháo vừa có nước cốt dừa ăn dần.
Thực khách có thể chọn thêm nhiều món mặn kèm cháo như tép rang, dưa mắm, trứng vịt muối, đậu phộng muối... để đa dạng hương vị.
Đến Vũng Tàu qua món bánh khọt làm tại nhà Bánh khọt - nghe tên có vẻ kì lạ nhưng thực ra là một món bánh dân dã, bình dị, quen thuộc của các vùng miền Trung. Đặc biệt là bánh khọt ở Vũng Tàu, đây là món đặc sản nức tiếng, làm nhiều thực khách say mê bởi hương vị hấp dẫn, thơm ngon và béo ngậy. Với hình dạng đặc trưng...