Thưởng thức món kem đắt nhất thế giới với giá “trên trời”
Món kem đắt giá nhất thế giới đã thuộc về một cửa hàng ở thành phố Dubai. Người ta phải mất 5 tuần để tạo ra một viên kem với nhiều nguyên liệu quý hiếm.
Dubai là một trong những thành phố xa hoa, nổi tiếng với nhiều kỷ lục ấn tượng trên thế giới. Với du khách, đây là xứ sở của những điều kỳ diệu, là trung tâm mua sắm, giải trí dành cho giới thượng lưu của toàn cầu. Mới đây nhất, thành phố lại thiết lập kỷ lục mới với món kem đắt nhất thế giới.
Cận cảnh ly kem đắt nhất thế giới.
Nhà hàng Scoopo Café nằm trong trung tâm thành phố Dubai mới giới thiệu món kem mang tên “ Black Diamond” – (tạm dịch: Kim cương đen) với mức giá “không tưởng”: 819 USD/ cốc (khoảng 17.5 triệu đồng). Món tráng miệng độc đáo này được hướng tới thực khách là những người trong giới thượng lưu.
Được biết, ly kem có mức giá cao ngất ngưởng được làm từ các thành phần đặc biệt: kem vani Madagascar, nghệ tây Iran và nấm trufle đen của Italia. Bề mặt bên trên của viên kem được phủ những lát vàng 23 carat mỏng và có thể ăn được. Viên kem trông sang trọng và quyến rũ hơn nhiều khi được đặt trong chiếc cốc in họa tiết Versace.
Zubin Doshi, chủ cửa hàng cho hay, các món kem bày bán trên nhiều con phố ở Dubai có giá thấp hơn nhiều so với kem của ông. Tuy nhiên những khách hàng giàu có sẵn sàng chi tiền để thưởng thức món tráng miệng độc đáo này.
Hoàng Hà
Theo Dantri/ Telegraph
Video đang HOT
Mặc khủng hoảng, giới siêu giàu Nga vẫn ủng hộ ông Putin
Mặc dù trừng phạt phương Tây làm Nga đối mặt suy thoái kinh tế nhưng Tổng thống Putin vẫn nhận được sự ủng hộ bởi giới thượng lưu và doanh nhân Nga.
Trước tình hình kinh tế nước Nga, cựu hoa hậu nước này cô Alisa Krylova đã hủy bỏ yêu cầu đặt hàng dành cho mẫu Mercedes đời mới nhất, giành kì nghỉ đón năm mới tại chính quê hương mình thay vì dự định sẽ đi trượt tuyết tại dãy Alps (Pháp) và đặc biệt đối với công việc kinh doanh của mình, cô sẽ ưu tiên thuê người bản địa thay vì người nước ngoài.
Cô Alisa Krylova đồng thời còn là cựu hoa hậu địa cầu (Mrs. Globe) và là một nhân vật nổi bật trong giới siêu giàu. Tuy nhiên, những danh hiệu đó không thể giúp cô hay những người bạn giàu có của cô tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ việc khủng hoảng kinh tế nước này.
Sự rớt giá thảm hại của đồng rúp đã khiến họ rơi vào một trạng thái tương tự như "ngủ đông", buộc phải tránh xa khỏi những buổi tiệc tùng xa hoa của người nổi tiếng và thay đổi thói quen tiêu dùng của mình với mong mỏi bù đắp phần nào đó cho việc mất mát cả triệu rúp do chứng khoán đi xuống.
Dù vậy, việc thắt chặt chi tiêu một cách ép buộc không có nghĩa họ sẽ quay lưng lại với nước Nga hay với Tổng thống Vladimir Putin. Bởi qua cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ông đã thành công trong việc thổi bùng lên lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc ở nhân dân.
Những lời kêu gọi và chính sách của ông đã thu hút nhiều doanh nhân nước này đổ dòng tiền về nước để "chống lưng", ủng hộ cho vị thế của Nga trong giai đoạn quan hệ với các nước phương Tây trở nên tồi tệ nhất kể từ sau cuộc Chiến tranh lạnh.
Hoa hậu Alisa Krylova là một ví dụ tiêu biểu trong giới siêu giàu Nga ủng hộ Tổng thống Putin
Hoa hậu Krylova, cho biết: "Tôi rất bình tĩnh trước cuộc khủng hoảng, thực sự thì chưa có một điều gì quá tồi tệ xảy ra. Vì vậy, chúng tôi đã không tận hưởng kì nghỉ đón năm mới ở nước ngoài như thường lệ vì chẳng có lí gì để phải bỏ ra số tiền lớn gấp 3 lần cả. Chúng tôi đã nghỉ ngơi tại Moscow và St. Petersburg, thăm quan các viện bảo tàng, rạp hát.. Đó là một khoảng thời gian tuyệt vời".
Thái độ của cô Krylova cũng chính là thái độ mà ông Putin mong đợi.
Bí quyết của ông Putin
Kể từ khi nắm quyền vào năm 2000, Tổng thống Vladimir Putin đã "thuần hóa" được hầu hết các trùm kinh doanh và "đầu sỏ chính trị" - những người đã từng sử dụng quyền lực của mình nhằm kiểm soát cựu tổng thống Boris Yeltsin cũng như nền kinh tế Nga, qua đó đạt được tầm ảnh hưởng chính trị cực kỳ lớn tại nước này.
Ông Putin đã cam kết thỏa thuận với những tập đoàn tư nhân khổng lồ rằng họ phải tỏ ra trung thành và không nhúng tay vào những vấn đề chính trị, đổi lại họ có thể giữ lại toàn bộ tài sản của mình.
Đó quả thật là một cam kết tuyệt vời, vì vậy nó đã giữ được lòng trung thành của các trùm tài phiệt Nga, bất chấp tình hình đồng rúp giảm tới 40% giá trị so với đồng USD trong một năm qua, hay sự suy yếu của nền kinh tế do giá dầu toàn cầu giảm và những trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây đối với Ukraine.
Lòng trung thành
Konstantin Kostin, cựu trợ lý thân cận của ông Putin, hiện đang nắm giữ cương vị lãnh đạo tổ chức Phát triển Xã hội dân sự (Civil Society Development Foundation), cho rằng, chắc chắn sẽ có một vài công ty hay tổ chức lớn sẽ phải chịu đựng trước sự suy thoái kinh tế: "Sẽ có một số người cảm thấy không hài lòng, tuy nhiên đó chỉ là số ít. Và nếu nói đến khía cạnh chính trị, tôi cho rằng họ vẫn rất trung thành".
Vào hồi tháng 3 vừa qua, ông Putin lại một lần nữa kêu gọi những doanh nhân hàng đầu mang tài sản của họ tại nước ngoài về nước trước khi phương Tây ngăn dòng tiền quay lại trong những biện pháp trừng phạt nặng hơn với Ukraine.
Tổng thống Putin được giới doanh nhân và tầng lớp thượng lưu ủng hộ bởi những chính sách của mình
Trước thông tin này, cô Krylova cho biết: "Ngài Tổng thống đã bày tỏ rất rõ ràng quan điểm rằng, nếu tôi đã có đầy đủ những điều kiện sống tốt nhất thì hãy mang tiền quay về Nga để chính mình có thể tự thân thay đổi và phát triển đất nước". Cô cũng tiết lộ đã kết hôn với một doanh nhân thành đạt nhưng từ chối nói ra danh tính của người này, nhưng tiết lộ là hầu hết tài sản của cả 2 đều nằm trên lãnh thổ nước Nga.
Alexei Koval, giám đốc tạp chí CITYMAGAZINE chuyên đưa ra những tư vấn đầu tư và phong cách sống cho giới thượng lưu ở Nga thì cho rằng, vào giai đoạn này, hầu hết những người giàu có của Nga quyết định ở lại đất nước để chắc chắn họ có một kế hoạch dự phòng tại chỗ.
Một số doanh nhân đã chuẩn bị cho riêng mình một "kế hoạch sơ tán" trong trường hợp xấu nhất: "Tôi nghĩ rằng phần đông những doanh nhân đều có nhiều điều để lo sợ, vì vậy họ đã tự đề ra những kế hoạch di cư nhanh chóng, hoặc thậm chí là sơ tán cả gia đình" - Koval nói.
Một số công ty sản xuất đồ xa xỉ trên thế giới vẫn tiếp tục đặt hy vọng vào những "đại gia" Nga. Hãng sản xuất trang sức đá quý Bulgari vẫn sẽ quyết định mở một cửa hàng tại Nga vào tháng 10 tới, trong khi nhà sản xuất ôtô General Motors của Mỹ tuyên bố sẽ đóng cửa nhà máy tại Nga để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.
Kết thúc cuộc phỏng vấn, cô Krylova bày tỏ: "Không ai muốn khoe khoang cả và họ đang chờ đợi. Khi cuộc khủng hoảng diễn ra, tầng lớp trung lưu sẽ dùng hết số tiền cất trữ của họ để mua tất cả mọi thứ. Còn những người ở tầng lớp thượng lưu hay cao hơn nữa, họ sẽ chọn phương pháp "ngủ đông"."
Ngọc Uyên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung tâm mua sắm gần Lầu Năm Góc sơ tán do đe dọa đánh bom Truyền thông địa phương đưa tin ngày 27/3, hai trung tâm mua sắm ở gần trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ tại Arlington, bang Virginia, đã phải sơ tán sau khi xuất hiện đe dọa đánh bom nặc danh. Xe cảnh sát Arlington được huy động đến địa điểm có đe dọa đánh bom. Hai trung tâm mua sắm gần Lầu Năm Góc...