Thưởng thức mắm cá chốt – đặc sản của vùng đất Đồng Tháp
Mắm cá chốt Đồng Tháp có vị thơm ngon đặc biệt, thường được ăn kèm rau sống, trái chuối chát xắt lát, khế và cơm nguội rất ngon.
Mắm cá chốt Đồng Tháp
Mắm cá chốt là một trong những đặc sản của vùng Đồng Tháp. Nguyên liệu làm mắm cá chốt chính là loài cá chốt được người dân đánh bắt, giăng lưới trên sông, kênh rạch và trên đồng nước nổi vào mùa lũ.
Để có một hũ cá chốt ngon, người ta lựa những con cá chốt nhỏ bằng ngón tay tươi ngon, ngâm cá trong nước lạnh khoảng 2 giờ, sau đó với đem đi làm ruột, cắt hai ngạnh ở đầu.
Tiếp đó, để cá ráo nước rồi ướp với muối biển rang và cho vào chum, ướp thêm ít rượu đế, đường, thính cho mắm thơm.
Sau 15 ngày thì lấy ra trộn với bột thính gạo và để lên men, khoảng 7-10 ngày sau là dùng được.
Vì cá chốt nhỏ nên khi ướp không cần phải xếp thành từng lớp cá, lớp muối, mà có thể dùng tay để trộn đều các nguyện liệu và cá với nhau.
Video đang HOT
Để thưởng thức mắm cá chốt Đồng Tháp, bạn chỉ cần dùng muỗng múc trong hũ ra, dùng tay xé thành từng miếng cá vừa ăn, sau đó cho thêm vào một số loại gia vị đường, tỏi, ớt chanh, ăn với cơm trắng rất ngon.
Ngoài ra, mắm cá chốt ăn kèm rau sống, chuối chát xắt lát, dưa leo, khế chua cũng rất hấp dẫn.
Trải nghiệm khó quên với 5 món đặc sản độc, lạ ở Đồng Tháp
Du khách du lịch Đồng Tháp không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú mà còn có cơ hội được thưởng thức những món ngon đặc sắc đầy hương vị đồng quê.
1. Ốc treo giàn bếp
Ốc treo giàn bếp.
Con ốc để làm món ốc treo gác bếp là ốc lác. Ốc bắt được đem về rửa sạch, đựng trong giỏ đan bằng tre rồi đem treo chỗ cao trên giàn bếp. Ốc lác treo giàn bếp để lâu 4 - 5 tháng vẫn sống. Ốc treo giàn bếp béo mập, để hàng ngày khi nấu cơm khói xông vào giỏ đựng ốc, ốc sẽ ngửi khói xông lên là đạt yêu cầu.
Thưởng thức món ốc lác treo giàn bếp phải từ từ, thịt ốc vừa mềm, béo ngậy, vừa ngọt, vừa cay của vị ớt lại thơm nồng của sả, thật không thể tả nổi. Ai đã từng thử món ốc treo giàn bếp sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.
2. Chuột quay lu Cao Lãnh
Đến Đồng Tháp mùa nước nổi, bạn phải ghé qua Cao Lãnh để thưởng thức món thịt chuột đồng. Chuột đồng có thể chế biến thành nhiều khác nhau: chuột xào lăn, xé phay, chuột nướng, chuột xối mỡ, chiên rôti, luộc cơm mẻ, thịt chuột bằm nhỏ xào sả ớt gói với rau sống và bánh tráng... Mỗi món là một hương vị khác nhau nhưng đặc biệt nhất phải nói đến là món chuột quay lu.
Chuột quay lu phải là những chú chuột đồng đã ăn no lúa chín, béo múp míp vì thế chuột sau mùa gặt béo múp là ngon nhất. Chuột được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng.
Khi chín, mở nắp lu, nhòm những chú chuột đồng đang chín vàng, mùi thơm hấp dẫn được bày ra với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo. Cầm miếng thịt chuột lên nếm, da giòn tan, thịt thơm và mềm thật là ngon không kém gì thịt nai rừng nên người miền Tây gọi thịt chuột là "nai đồng quê".
3. Dồi rắn
Dồi rắn đặc sản Đồng Tháp là một món ngon đặc biệt, vì chỉ mùa nước nổi mới có và hương vị độc đáo, lạ miệng không giống bất kỳ món ăn nào khác. Rắn ở Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi nhiều vô kể: rắn hổ, ri voi, hổ hành đến rắn bông súng, rắn nước nhưng để làm món dồi rắn người dân thường chọn rắn bông súng và rắn nước để chế biến vì loài rắn này khá "hiền lành" ít khi cắn người và không độc thịt rắn mềm và ngọt lịm.
Rắn bắt về, thui hoặc trụng nước nóng cho tróc vảy, rút ruột, rửa sạch bụng để ráo nước, rồi lột da. Thịt rắn bằm nhuyễn, nêm chút gia vị, tiêu, bột ngọt. Phần nguyên liệu này sau đó được dùng để dồn vào phần da rắn cho đến khi căng tròn, rồi dùng dây buộc kín hai đầu hoặc có thể phân thành từng đoạn rồi mang nấu lên. Dồi rắn có thể đem hấp, chiên hoặc nướng, mỗi cách chế biến đều có hương vị thơm ngon khác nhau. Món này ăn kèm với các loại rau sống, tía tô, xà lách, hoặc thêm gỏi bông điên điển nữa thì rất tuyệt.
4. Tắc kè xào lăn
Sau khi bắt tắc kè, người ta chặt bỏ đầu, nhúng nước sôi, cạo cho sạch lớp vảy. Trước khi ướp, chặt tắc kè ra từng mếng, ướp với đại hồi, tiểu hồi, bắc chảo phi mỡ tỏi, rồi đổ thịt tắc kè vào xào cho săn lại; sau đó vắt nước cốt dừa vào xâm xấp, chụm lửa liu riu để thịt hoà quyện với gia vị và nước cốt, nhưng đừng để lửa nóng quá sẽ mất ngon.
Khi thấy nước cốt dừa sắc xuống, ta bắc chảo ra, rắc đậu phộng lên là xong. Thịt tắc kè thơm ngon lạ lùng, đặc biệt là phần đuôi béo ngậy, tập trung mỡ và xương sụn, bồi bổ cho ngũ tạng, lục phủ rất tốt.
5. Nem Lai Vung
Lai Vung là làng nghề làm nem nổi tiếng của Đồng Tháp đã có trên 60 năm nay với những "bí kíp" riêng. Nem Lai Vung làm từ thịt và bì heo ,các gia vị như tiêu, ớt, tỏi được bọc trong những lớp lá chuối xanh mướt, nhưng nem ở đây lại thơm ngon đặc biệt.
Mỗi miếng nem là chắt chiu của bao nhiêu công sức người làm, qua các công đoạn phức tạp, nghiêm ngặt với tỉ lệ thịt, bì, gia vị riêng, đảm bảo cân đối, hài hòa. Nem chua khi ăn có vị ngọt của thịt và vị chua của nem, còn nem nướng cũng là loại nem chua nhưng dùng khi nem chưa lên men, nưóng trên vỉ than đỏ hồng, ăn kèm với bún, rau thơm, nước chấm mùi vị đậm đà thơm ngon.
Cá chốt Từ con cá "tai họa" đến đặc sản không thể chối từ Đối với người dân miền Nam mà nhất là với người dân miền Tây cá chốt là một món ăn phổ biến gắn liền với ruộng đồng và tuổi thơ của mỗi người. Ngày xưa cá chốt nhiều lắm, nhiều như muội U Minh vậy. Mà kỳ lạ thay cái giống cá thuy bé nhưng cái ngạnh nhọn hoắc, đâm và da thịt...