Thưởng thức hương vị độc đáo của 11 tách trà đến từ các quốc gia trên thế giới (P.2)
Không đơn giản chỉ là thức uống, trà còn chứa đựng cả nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia.
Thưởng thức hương vị độc đáo của 11 tách trà đến từ các quốc gia trên thế giới (P.1)
6. Trà bơ – Tây Tạng
Ảnh: Travel.Earth
Có lẽ chỉ ở nơi khí hậu khắc nghiệt như Tây Tạng, người ta mới tìm ra cách dung hòa giữa trà và bơ để tạo ra loại thức uống đặc biệt bổ sung năng lượng và giữ ấm cơ thể.
Phương pháp chế biến loại trà truyền thống này bắt đầu với công đoạn nghiền nhỏ bánh trà Phổ Nhĩ và đun trong nước sôi vài giờ để tạo ra “chaku”. Sau đó, họ rót trà đặc chaku vào ấm đồng (chandong), đồng thời nêm thêm muối hồng Tây Tạng và bơ từ sữa bò Yak. Trà bơ Tây Tạng hấp dẫn nhờ vị hơi mặn, đắng và béo ngậy của bơ là món đặc sản mà du khách tới đây không thể bỏ qua.
7. Trà Chai – Ấn Độ
Ảnh: Travel.Earth
Ngoài Trung Quốc và Anh, Ấn Độ cũng được coi là một trong những quốc gia tiêu thụ trà nhiều nhất thế giới. Thực tế, thức uống phổ biến nhất của người dân địa phương là trà “Chai” sữa ngọt. Các chuyên gia tin rằng thói quen uống trà của Ấn Độ do ảnh hưởng từ người Anh. Trong Cuộc chiến Thuốc phiện giữa Anh và Trung Quốc vào giữa thế kỷ XIX, chính phủ Anh muốn biến Ấn Độ thành nông trường sản xuất trà đen Trung Quốc. Mặc dù kế hoạch thất bại nhưng họ lại tìm ra nhiều giống trà mới ở Thung lũng Assam.
Mặc dù ngày nay, văn hóa uống tại đây chưa phát triển thành nghi thức phức tạp như ở Trung Quốc hay Nhật Bản, nhưng du khách vẫn dễ dàng tìm thấy những quán trà nằm rải rác trên đường phố Ấn Độ. “Chai wallah” (chủ quán trà Chai) thường chuẩn bị trà đen pha với sữa, đường và các loại thảo quả khác nhau bao gồm: Thảo quả, thì là, quế và đinh hương.
8. Trà đạo (Chanoyu) – Nhật Bản
Ảnh: Travel.Earth
Video đang HOT
Chịu ảnh hưởng của Phật giáo, nghệ thuật trà đạo truyền thống Nhật Bản, hay “Chanoyu”, bao gồm 3 nghi thức chính: Chuẩn bị, trình bày và thưởng trà. Thực tế, những hạt trà “maccha” đầu tiên đã được các vị cao tăng Eisai đem về từ Trung Quốc vào thế kỷ XII. Tuy nhiên, tới thế kỷ XVI, trà đạo mới phổ biến rộng rãi nhờ triết lý “wabi” của nhà sư Sen Rikyu.
Theo truyền thống, nghi thức trà đạo Nhật Bản thường được tổ chức trong các quán trà nổi. Nội thất quán trang trí theo quy định và cử chỉ của người pha cũng phải thực hiện đúng cách. Bột maccha làm từ lá trà xanh xay nhuyễn để tạo ra hương vị nhẹ và thanh đạm.
9. Phòng trà (Chaikhaneh) – Iran
Ảnh: Travel.Earth
Trà là một phần không thể thiếu trong văn hóa Ba Tư. Được đem đến nhờ Con đường tơ lụa, các phòng trà “chaikhaneh” đã mọc lên khắp các con phố Iran vào thế kỷ XV. Tuy nhiên, mãi tới thế kỷ XX, người dân địa phương mới bắt đầu tự trồng và coi trà là yếu tố quan trọng trong đời sống xã hội.
Trà Iran có hương vị mạnh do chiết xuất trực tiếp từ bình ủ Samovar. Theo truyền thống, người Iran không thêm đường thẳng vào trà mà ngậm đường viên trước khi thưởng thức. Bên cạnh đó, thức uống này thường được dùng kèm một loại kẹo cứng màu vàng gọi là “nabat”.
10. Trà Yerba Mate – Argentina
Ảnh: Travel.Earth
Trà Yerba Mate là biểu tượng văn hóa của Argentina. Đây là loại trà thảo dược truyền thống chế biến từ lá cây Yerba Mate, có tác dụng giúp làm chậm quá trình oxy hóa và giảm cholesterol. Hơn nữa, người dân địa phương cũng tin trà Yerba Mate là “cuộc đời” và khuấy trà bằng ống hút kim loại “bombilla” là điều bất kính. Tuy nhiên, một số tài liệu lại cho rằng tục lệ này bắt nguồn từ việc bộ lọc của ống hút bombilla nguyên thủy rất dễ tắc.
11. Trà sữa chân châu – Đài Loan
Ảnh: Travel.Earth
Trà sữa chân châu là một phát minh hiện đại của người Đài Loan với nguyên liệu chính là trà đá (trà đen, xanh, hoa nhài hoặc ô-long) pha với sữa và xi-rô đường. Tuy nhiên, điểm lôi cuốn thực sự của thức uống này thực sự nằm ở các hạt chân châu dẻo dai làm từ bột sắn.
Trà sữa chân châu được tạo ra vào năm 1988, khi chủ quán trà Chun Shui Tang, ông Hsiu Hui thả vài hạt chân châu từ món tráng miệng vào ly trà đá. Sau đó, trà sữa chân châu nhanh chóng trở thành cơn sốt tại xứ Đài và lan rộng ra toàn thế giới.
Theo TravelEarth
Thưởng thức hương vị độc đáo của 11 tách trà đến từ các quốc gia trên thế giới (P.1)
Không đơn giản chỉ là thức uống, trà còn chứa đựng cả nét văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia.
Ảnh: Travel.Earth
Kể từ năm 2727 TCN, uống trà đã trở thành tập tục không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dân tây nam Trung Quốc. Theo truyền thuyết cổ xưa, Viêm Đế - Thần Nông Thị là người đầu tiên chú ý tới mùi thơm đặc biệt của lá trà khi rơi vào nước nóng. Sau hàng ngàn năm, trà đã trở thành thức uống phổ biến thứ 2 trên thế giới. Ở bất cứ nơi nào xuất hiện, trà đề mang hương vị đặc trưng cho văn hóa và phong tục của từng quốc gia.
1. Trà đạo (Cha-Dao) - Trung Quốc
Ảnh: Travel.Earth
Đối với người Trung Quốc, trà là một phần của cuộc sống. Nhờ sở hữu diện tích rộng lớn với các vùng khí hậu đa dạng, quốc gia này đã sản sinh ra hàng trăm loại trà khác nhau như: Ô-Long, Hồng Trà, trà lên men Phổ Nhị (Pu-erh), Hắc Trà (Gunpowder), v.v. Các loại trà xanh rất được ưa chuộng tại đây, trong khi trà đen lại không quá phổ biến và trong quá khứ chỉ để xuất khẩu.
Nghệ thuật Trà Đạo gắn liền với triết lý của người Trung Quốc về sự cân bằng và hài hòa. Nghi thức thưởng trà truyền thống bao gồm rất nhiều bước và thường được thực hiện trong phòng kín hoặc hoa viên. Thưởng trà cũng không đơn giả là uống, mà còn phải cảm nhận từng vị của trà, nhâm nhi chén trà nghĩ về kiếp nhân sinh, bình phẩm về tác phẩm hội họa, v.v. Bởi vậy, Trà Đạo đòi hỏi dụng cụ pha chế rất phức tạp bao gồm: liễn, lọc, kẹp, tấm lọc trà, khay pha và "chén ngửi".
2. Trà Bạc hà - Ma-rốc
Ảnh: Travel.Earth
Trà Touareg hay trà Bạc hà Ma-rốc là một nét văn hóa đặc trưng của vùng Bắc Phi. Loại thức uống có màu xanh và vị ngọt này là hỗn hợp của lá trà và bạc hà. Chúng thường được rót vào cốc từ trên cao, dùng kèm với các loại hạt khô và bánh ngọt. Hương vị của trà Bạc hà Ma-rốc đậm dần dsu từng ly như câu tục ngữ của người vùng Maghreb:
"Ly đầu tiên nhẹ nhàng như cuộc sống
Ly thứ hai mạnh mẽ như tình yêu
Ly thứ ba đắng như cái chết".
3. Trà chiều - Anh
Ảnh: Travel.Earth
Trà còn được coi như một biểu tượng văn hóa như một trong những biểu tượng văn hóa của Anh, tương tự như món cá và khoai tây. Ở thời điểm Công ty Đông Ấn đưa tới vào giữa năm 1600, chỉ tầng lớp quý tộc mới dám thưởng thức loại thức uống này.
Tuy nhiên, mãi tới năm 1800, trà chiều mới trở thành truyền thống của người Anh, khi Nữ Công tước Bedford, Ann Russel nhận thấy khoảng thời gian giữa bữa sáng và bữa tối quá dài. Bà Russel đã yêu cầu sắp xếp một bữa ăn nhẹ vào buổi chiều, bao gồm trà và bánh kẹp sandwich hoặc bánh nướng. Tới nay, Anh là quốc gia tiêu thụ trà đen nhiều nhất thế giới, phần lớn là trà Bá tước (Earl Grey) và English Breakfast.
4. Trà Thái
Ảnh: Travel.Earth
Tại Thái Lan, cha-yen hay trà Thái là loại thức uống nổi tiếng nhất. Trà Thái được làm từ lá trà đen Ceylon (Sri Lanka) pha với sửa được, nước đường và dùng kèm với đá. Hương vị của trà Thái cũng rất phong phú tùy các nguyên liệu sử dụng như cam thảo, quế, hồi hay me.
5. Trà Zavarka - Nga
Ảnh: Travel.Earth
Mặc dù Con đường tơ lụa đã mang trà tới Nga vào thế kỷ XVII, nhưng mãi đến năm 1800, nó mới phổ biến rộng rãi tại xứ sở bạch dương. Ngày nay, Zavarka hay trà Nga đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Loại thức uống này được chế biến từ trà đen thật đặc, đun sôi trên một loại bình cao có tên Samovar. Chỉ cần một lượng nhỏ rót vào chén rồi pha loãng với nước từ Samovar cũng đủ để cảm nhận tất cả hương vị của chanh, mật ong và các loại thảo mộc bên trong. Tương tự như ở Ma-rốc, trà Zavarka vẫn được phục vụ tại nhiều khách sạn cao cấp tại Nga. Đây cũng là một cách trang trọng để người Nga tiếp đãi khách quý tới nhà.
Theo Travel Earth
Cách làm thịt bò hầm khoai lang ngon tuyệt Thịt bò hầm khoai lang với hương vị hoàn toàn mới lạ bởi sự kết hợp độc đáo từ thịt bò mềm nhừ, rau củ ngọt tự nhiên, khoai lang bùi bở cũng nước nước sốt đậm đà. Món ăn độc đáo này hẳn sẽ khiến các thực khách trong gia đình bạn bất ngờ, các bà mẹ hãy cùng "hôm nay ăn...