Thưởng thức & chia sẻ: Nhớ cơm cháy nồi gang
Nhớ những ngày mưa phùn, gió bấc của mùa đông, nồi cơm đặt gần bếp lửa, mỗi đứa cầm một miếng cơm cháy nóng hổi vừa thổi vừa ăn.
Bây giờ, cơm cháy được biến tấu kết hợp thành nhiều món có hương vị mới nhưng không thể có được mùi vị như nấu bằng nồi gang của mẹ năm xưa – TƯ LIỆU
Những buổi mất điện phải nấu cơm bằng bếp gas, tôi cố tình nhỏ lửa xoay nồi cơm lâu trên bếp để có cơm cháy ở dưới đáy nồi. Tuy lớp cơm không dày, thơm ngon và vàng ruộm nhưng cũng đủ làm vơi bớt nỗi nhớ về hương vị cơm cháy nấu bằng nồi gang trên bếp củi năm nào.
Ngày đó, mỗi bữa cơm, chị em tôi háo hức chờ đợi để được ăn cơm cháy dưới đáy nồi. Lớp cơm cháy dày, giòn tan, rắc thêm một chút muối vừng giã nhỏ trở thành món ngon của một thời tuổi thơ thiếu thốn. Để có cơm cháy cho con, mẹ nấu bằng nồi gang trên bếp củi, ngồi canh chừng cẩn thận. Khi cơm bắt đầu cạn nước, mẹ rút bớt củi chỉ để lớp than hồng dưới đáy nồi.
Nhờ vậy, phần cơm phía trên chín tới mềm mại, dẻo thơm, còn lớp cơm cháy phía dưới vàng đều vừa độ, có màu như mật ong chứ không bị quá lửa. Nhớ nhất là những ngày mưa phùn, gió bấc của mùa đông, nồi cơm đặt gần bếp lửa, mỗi đứa cầm một miếng cơm cháy nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Hương vị thơm bùi giòn rụm của lớp cơm cháy dưới đáy nồi gang đã bện chặt trong ký ức của chị em tôi.
Bây giờ, cơm cháy được biến tấu kết hợp thành nhiều món có hương vị mới. Những bịch cơm cháy ép mỏng từ cơm chín bằng chảo không dính trên bếp cho cháy vàng hoặc chiên giòn lên ăn kèm chà bông đủ loại làm món ăn vặt bình dân. Sang trọng hơn là cơm cháy trong nhà hàng được nấu bằng niêu ăn cùng kho quẹt. Nhưng dù ngon đến đâu vẫn không thể có được mùi vị như nấu bằng nồi gang trên bếp lửa đượm than hàng của mẹ năm xưa.
5 lợi thế vượt trội của những người từng trải qua tuổi thơ khó khăn, thiếu thốn
Chúng ta không thể thay đổi quá khứ nhưng chúng ta có thể thay đổi thái độ, cách nhìn nhận về sự việc. Nếu bạn sinh ra trong một gia đình khó khăn, hãy thầm biết ơn vì những chật vật đó đã giúp bạn trưởng thành như ngày hôm nay.
Video đang HOT
Nếu bạn nghĩ rằng những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn thật thiệt thòi vì không thể phát triển bằng những bé lớn lên trong đủ đầy song các nhà khoa học đã chứng minh rằng chúng có nhiều lợi thế vượt trội hơn hẳn những người sinh ra trong gia đình khá giả. Những thiếu thốn về vật chất, tổn thương phải trải qua đã tạo nên một con người trưởng thành với khả năng thích ứng cao, dễ đồng cảm với người khác.
1. Có thiên hướng nghệ thuật, khả năng sáng tạo cao
Chúng ta chắc hẳn từng nghe về tuổi thơ khó khăn của rất nhiều người nổi tiếng. Họ chính là những tấm gương khiến các nhà khoa học ở California (Mỹ) quyết định tìm hiểu về mối liên quan giữa trải nghiệm tuổi thơ và thiên hướng nghệ thuật, sự sáng tạo của một người.
Cụ thể, các nhà khoa học đã khảo sát 234 người thuộc các ngành nghệ thuật như nhạc sĩ, vũ công, diễn viên, nhà thiết kế, ca sĩ và chia họ làm 3 nhóm với mức độ khó khăn mà tuổi thơ đã từng trải qua.
Kết quả cho thấy những người trong nhóm có tuổi thơ cơ cực nhất dễ bị lo lắng và hay mặc cảm hơn. Thế nhưng họ cũng là những người có tính sáng tạo rất cao, cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Nghệ thuật chính là điều tạo cho họ sức mạnh để thay đổi cuộc sống của mình.
Theo Ian Morgan Cron - nhà tâm lý học từ ĐH California, bạn sẽ khó học được những điều giá trị khi giao tiếp với những người chưa bao giờ trải qua những điều tiêu cực. Khó khăn khi còn nhỏ sẽ giúp người đó khi trưởng thành có có trí tưởng tượng phong phú hơn, nghĩ ra những điều người khác không nghĩ được.
2. Nhanh chóng nắm bắt, chọn chiến lược nhanh gọn
Theo quan sát của các nhà khoa học, những người đã trải qua nhiều chật vật khi còn nhỏ thường nắm bắt rất nhanh những cơ hội đến với mình mà không chờ đợi. Họ thường chọn những điều mang lại lợi ích ngay trước mắt. Trong điều kiện không ổn định, chiến lược này giúp họ nhanh chóng xoay xở tốt song nó cũng có phần hạn chế là khiến họ thiếu cái nhìn lâu dài. Trong nhiều trường hợp khác, lựa chọn một cách chín chắn hơn, sau khi cân nhắc nhiều yếu tố sẽ giúp mang lại kết quả tốt hơn.
Một nhà khoa học đã thử nghiệm cho hai đứa trẻ có hoàn cảnh sống khác biệt nhau, mỗi người một chiếc bánh và nói nếu chúng không ăn ngay mà đợi 15 phút nữa mới ăn thì sẽ có thêm một chiếc bánh nữa. Đứa trẻ sống trong hoàn cảnh có điều kiện sẵn sàng chờ đợi trong khi bé còn lại chọn cách ăn ngay chiếc bánh. Đứa trẻ lớn lên trong khó khăn nghĩ rằng chúng cần ăn ngay chiếc bánh trước khi người lớn đổi ý hoặc có ai đó ăn mất chiếc bánh của chúng.
Ý thức nắm bắt cơ hội thường sẽ giúp người từng trải qua thiếu thốn có cuộc sống an toàn và ổn định hơn khi trưởng thành. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc đến nhiều yếu tố hơn, suy nghĩ cho lâu dài để không bỏ lỡ cơ hội lớn hơn.
3. Có khả năng thích ứng cao
Khi một đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, chúng sẽ học được cách kiểm soát stress và các kỹ năng điều chỉnh mọi thứ xung quanh sao cho bản thân vượt qua tình huống khó nhanh nhất. Giáo sư tâm lý học Bruce Ellis từ Đại học Utah (Mỹ) đã chỉ ra rằng những đứa trẻ đi lên từ khó khăn sẽ linh hoạt trong nhận thức và có khả năng tập trung vào những điều quan trọng hơn.
Nhiều nhà khoa học khác cũng cho rằng người lớn lên trong môi trường bất ổn thường có tư duy kết hợp phát triển tốt. Họ dễ nhìn thấy sự tương quan giữa các đối tượng và sự việc khác nhau.
Một ví dụ về khả năng thích ứng có thể dễ thấy qua thử nghiệm 2 người chơi nhận được những hướng dẫn sai trong game. Người lớn lên trong điều kiện tốt sẽ tiếp tục làm theo hướng dẫn sai đó dù cảm thấy bối rối. Người còn lại từng trải qua nhiều khó khăn thì không ngại thử làm khác với hướng dẫn để tìm được con đường đúng. Họ nhận thức được rằng các quy tắc có thể thay đổi tùy theo tình huống.
4. Trực giác phát hiện nguy hiểm nhanh hơn
Norepinephrine là một loại hormone giúp bạn xác định nguy hiểm khi gặp những điều bất ngờ hay đáng sợ. Theo nghiên cứu của nhà khoa học thần kinh Ian Robertson, norepinephrine với liều lượng vừa phải có ảnh hưởng đến não một cách tích cực như cải thiện trí nhớ và nâng cao khả năng học hỏi.
Với những người có tuổi thơ khó khăn, hormone này có xu hướng tiết ra nhiều hơn. Họ có thể tận dụng tác dụng của hormone này để nhận ra mối nguy hiểm nhanh hơn những người khác và lập tức tìm cách để tránh né. Với những người lớn lên trong điều kiện đủ đầy, khả năng này của họ thấp hơn.
5. Khả năng đồng cảm tốt
Chiraag Mittal, nhà khoa học từ Đại học Texas (Mỹ) đã đi đến kết luận rằng những đứa trẻ lớn lên trong môi trường khó khăn thường trí nhớ và khả năng đồng cảm tốt. Những kỷ niệm đau thương khi còn nhỏ ám ảnh họ rất lâu và họ luôn nhớ về để tránh những đau buồn tương tự trong tương lai.
Hầu hết những người trải qua thời thơ ấu khó khăn sẽ có lòng trắc ẩn và dễ đồng cảm hơn vì họ có thể thấu hiểu điều người khác đang phải trải qua. Họ có thể trở thành các nhà tâm lý học xuất sắc và phần nào cảm nhận về điều đối phương đang phải trải qua ngay từ lần gặp đầu tiên.
Chúng ta không thể thay đổi quá khứ nhưng chúng ta có thể thay đổi thái độ, cách nhìn nhận về sự việc. Nếu bạn sinh ra trong một gia đình khó khăn, hãy thầm biết ơn vì những chật vật đó đã giúp bạn trưởng thành như ngày hôm nay. Hãy tận dụng những thế mạnh của mình để không ngừng tiến lên phía trước!
Cứu 4 người mắc kẹt trong đám cháy Lính cứu hỏa phá cửa cuốn, phun nước khống chế đám cháy, đưa 4 người mắc kẹt trong ngôi nhà ba tầng ra ngoài, lúc 22h ngày 10/4. Bà Lê Thị Thanh Vân, 46 tuổi, trú thành phố Vinh, bật bếp gas tại tầng 1 nhà riêng thì bất ngờ tia lửa bùng cháy do gặp xăng rò rỉ từ một xe máy...