Thưởng thức các loại bánh có tên gọi độc đáo
Những món quà quê dân dã với tên gọi độc đáo ở các vùng quê là một trong những nét ẩm thực du khách cần khám phá.
Chủ yếu được làm từ bột gạo được xay nhuyễn, bánh uôi, bánh vạc, bánh cóng… với nhân bánh và cách pha hương vị nước chấm khác nhau, tạo nên những loại bánh khác hấp dẫn.
Chiếc bánh uôi giản dị được làm bằng bột nếp nhưng là món đặc sản của người Mường và không thể thiếu được trong mâm cỗ của người nhiều gia đình ở Hòa Bình. Người xứ Mường quan niệm, bánh uôi tượng trưng cho tình yêu, tình vợ chồng hay tình đoàn kết nên thường được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: bánh tình yêu, bánh cặp…
Bánh uôi. Ảnh: Ngọc Miên
Có hai cách để làm loại bánh này là loại nhân mặn và ngọt. Còn vỏ bánh thường được làm bằng gạo nếp nương vẫn còn thơm mùi hương lúa mới. Gạo đem ngâm trước khoảng 2 tiếng rồi đem đãi sạch, để ráo nước và cho vào xay. Khi bột róc nước còn sền sệt thì cho làm bánh.
Để làm loại bánh nhân ngọt, người ta lấy hạt đậu nho nhe (loại hạt đặc trưng của người Mường) hoặc đậu xanh đem nấu chín rồi giã nát trộn cùng với đường. Riêng nhân mặn, chỉ cần tẩm ướp thịt lợn với gia vị, ướp cùng một chút hạt tiêu cho thơm. Sau đó, người ta sắt từng miếng bột nhỏ, cho nhân bánh vào giữa rồi vo tròn lại. Lá dùng để gói bánh thường là chuối rừng hoặc chuối tây, cắt thành từng miếng vừa gói. Người ta cho hai phần bánh ở hai đầu đối xứng trong miếng lá chuối, cuộn lại rồi xoắn chặt tay, gập đôi hai đầu bánh và buộc bằng một dây lạt mềm.
Bánh gói xong được xếp vào chõ hấp trong khoảng gần một giờ đồng hồ, khi thấy lá chuối chuyển sang màu đậm là bánh đã chín. Bánh có hình dạng khá kỳ lạ và đặc biệt với hai phần giống hệt nhau. Khi ăn phải khéo léo bóc lớp lá chuối bên ngoài từ trên xuống theo chiều gân lá để không bị dính và thưởng thức món bánh trắng tinh cùng hương thơm đậm đà của bánh.
2. Bánh tai Phú Thọ
Vốn là thứ quà quê dân dã nhưng bánh tai được rất nhiều người dân Phú Thọ ưa thích, vì vậy du khách đến vùng đất tổ có thể dễ dàng thưởng thức món bánh tai khi lang thang ở các khắp các chợ quê. Bánh màu trắng tinh, được làm bằng bột tẻ hình con trai, vì vậy trước kia người ta thường gọi là bánh trai.
Làm bánh tai không khó nhưng để làm được loại bánh thơm ngon trước hết là khâu chuẩn bị nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là goại tẻ ngon, trắng và dẻo. Sau khi đãi gạo sạch, người ta ngâm nước từ 3- 4 tiếng rồi đem giã hoặc xay, để ráo nước cho bột có độ kết dính rồi cho vào nồi nước sôi đun lửa đều, khoảng 20 phút sau vớt bột ra cho vào cối giã thật nhuyễn rồi dùng đũa đánh tơi bột, rồi nặn bánh hình con trai. Nhân làm bánh thường là thịt lợn pha lẫn chút mỡ, được tẩm ướp cho ngấm.
Bánh được cho vào nồi hấp khoảng 30 phút, khi gắp ra miếng bánh trắng tinh quyện cùng mùi thịt mỡ béo ngậy. Ăn bánh tai cùng một chút nước mắm pha thêm chút chanh, ớt, tiêu… mới cảm nhận được vị ngon, đậm đà của món bánh quê dân dã.
Đến Hội An, du khách đừng quên bỏ qua món bánh vạc, đặc sản của phố Hội. Đây là món ăn khá sang trọng được bày biện cầu kỳ, như một bông hoa trắng giữa bàn ăn.
Video đang HOT
Cách làm bánh vạc. Ảnh: ngoisao.net
Bánh được làm từ bột gạo, nhân chủ yếu là tôm tươi xay nhuyễn, nhưng khâu chế biến thì rất cầu kỳ khiến người ăn một lần cũng sẽ nhớ mãi. Để làm bánh người thợ phải tỉ mẩn, nhẫn nại. Gạo xay xong được chắt lọc nhiều lần cho đến khi nào bột lắng xuống, rồi vê bột lại cho nhuyễn đều. Người thợ phải nhón từng chút bột và nặn từng miếng thật mỏng, tạo dáng thành cánh mỏng. Nhân bánh được làm bằng những con tôm nhỏ, thịt chắc và tươi sống được lột vỏ, giã nhuyễn rồi tẩm ướp gia vị cho thấm đều, thêm một chút hành xắt nhỏ, nấm mèo…
Sau đó người ta cho nhân vào vỏ bánh, túm nhẹ lại trông giống như một bông hoa rồi đem vào hấp cho đến khi nhân, bột chín, màu trắng đục. Khi bày ra đĩa, người ta thường rắc thêm chút hành đã phi thơm, vàng ruộm rồi đặt lớp bánh lên phía trên. Màu trắng của vỏ bánh, màu đỏ của nhân tôm và màu vàng của hành phi tạo nên một món ăn hấp dẫn.
Bánh vạc sẽ kém ngon nếu không có loại nước chấm ngon, nước chấm được pha chế từ nước luộc tôm, không quá mặn, không quá ngọt mà phải có vị thơm thơm của nhân tôm và một ít ớt xắt mỏng. Vị thơm của thịt tôm, của hành hòa quyện nơi đầu lưỡi sẽ khiến du khách ăn một lần rồi nhớ mãi.
Không khó khi đến Sóc Trăng để thưởng thức món bánh cóng dân dã, vừa lạ vừa quen. Đây là một món ăn của người Khmer. Người ta cho bột và nhân vào một cái cóng có hình giống như chiếc ly, rồi đem chiên lên, vì thế bánh được gọi là bánh cóng.
Để làm được bánh cóng ngon cũng rất công phu, phụ thuộc vào bí quyết pha bột và cách chiên của người làm bánh. Thường người ta phải chọn thứ gạo ngon đem ngâm hai đêm rồi mới xay, pha nước muối loãng cùng với bột cho vào một cái hũ ngâm một hai đêm nữa.
Nhân bánh được làm từ những con tép đồng tươi, đậu xanh nguyên hạt được luộc chín, thịt nạc xay nhuyễn cùng một số loại gia vị. Món bánh cóng ngon là bánh chiên có màu hơi sậm, không quá nhiều mỡ, trên mặt bánh có một con tép đất nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Khi ăn, bột bánh giòn tan lan tỏa trong miệng, mùi vị thơm nức hòa lẫn vị béo của đậu xanh và thịt.
Để món bánh cóng ngon và đậm đà, nước chấm cũng góp phần quyết định. Thường là nước mắm cốt, pha vài lát ớt đỏ và gừng cay và thêm một chút chanh, ăn kèm với rau thơm, rau sống khiến người thưởng thức ăn mãi không biết ngán.
Nhiều người dân ở huyện Tiên Yên không xa lạ gì với bánh gật gù, cái tên nghe đã thấy thú vị. Bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Thường thì gạo được ngâm qua đêm cho ngấm đủ nước, vớt ra để ráo rồi nghiền thành bột. Lúc nghiền bột cho thêm một ít cơm nguội vào để khi tráng bánh vừa phồng xốp, dẻo lại vừa mềm mịn.
Bánh gật gù ở Quảng Ninh. Ảnh: thuonghieuquangninh
Để tráng bánh gật gù, người thợ làm bánh cũng phải là tay quen, để pha bột sao cho không đặc mà cũng không bị loãng quá. Dụng cụ làm bánh là một chiếc nồi lớn với khuôn hình tròn bên trên. Khi tráng sẽ dàn một lớp bột mỏng rồi đậy lại cho hơi nước bên dưới bốc lên, làm chín lớp bột. Sau đó sẽ dùng một ống tre lấy bánh ra, cuộn lại.
Để bánh không bị dính sát vào nhau, người ta sẽ trải một lớp lá chuối, hoặc quét một lớp mỡ mỏng. Bánh tráng xong trong, mềm, dẻo cầm chấm với nước mắm nguyên chất, chưng cùng với mỡ gà, hành phi, ớt, rất thơm ngon và hấp dẫn.
Theo VnExpress
3 ngày thưởng thức miễn phí mì truyền thống Nhật Udon
Trong 3 ngày 25 - 27/2, người dân TP.HCM sẽ có cơ hội thưởng thức miễn phí hương vị truyền thống đặc sắc của mì Udon, do Japan UDON Association tổ chức.
Đây chương trình lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM với mục tiêu quảng bá những nét tinh túy của nền ẩm thực Nhật Bản đến với công chúng Việt Nam, thông qua Udon, món mì quốc túy của đất nước mặt trời mọc.
Trong chương trình lần này, thực khách sẽ được khám phá góc cạnh đa dạng của Udon qua 4 biến tấu tiêu biểu trong hơn một trăm loại Udon trên khắp nước Nhật:
Goto Tenobe-Udon:
Còn được biết đến là dạng mì Udon nguyên thủy. Goto-Udon rất phổ biến tại đảo Goto (tỉnh Nagasaki) và từng là món ăn ưa chuộng trong các thiền viện. Đặc trưng của loại mì này là sợi tròn và mảnh hơn so các loại mì Udon phổ thông khác. Goto-Udon thường được dùng nóng với nước súp có vị thanh kèm hành boa-rô (tỏi tây), trứng, rong biển hoặc ớt.
Inaniwa-Udon:
Là một trong những loại Udon có chất lượng cao nhất tại Nhật Bản. Inaniwa-Udon có xuất xứ từ thành phố Yuzawa, tỉnh Akita. Inaniwa ngon phải đạt đến chuẩn mực về sự quân bình giữa độ mềm và cứng khi cắn, đòi hỏi sự tỉ mỉ chính xác từ lúc nhào bột đến trụng mì. Có nhiều cách để thưởng thức Inaniwa-Udon, nhưng người Nhật vẫn ưa chuộng nhất cách dùng lạnh để tận hưởng được trọn vẹn sự đặc trưng của loại mì này.
Ise-Udon:
Là niềm tự hào thứ hai (sau Thần cung Ise) của người dân thành phố Ise, tỉnh Mie. Ise-Udon nổi tiếng với sợi dày, dẻo và loại nước dùng đen nhánh ngọt đậm nấu từ khô cá mồi, bột cá khô bonito, nước tương tamari...
Sanuki-Udon:
Không chỉ là đặc sản của tỉnh Kagawa, Sanuki-Udon được xem là loại Udon ngon nhất với sợi mì đặc trưng hình vuông có cạnh phẳng, dai, mịn, có mùi thơm rất đặc biệt và hầu hết được làm thủ công. Do đặc thù địa phương gần biển nên Sanuki-Udon còn nổi tiếng với nước dùng có vị ngọt thanh khác biệt nấu từ loại cá mòi sữa là sản vật vùng này.
Hội mì Udon hứa hẹn đem đến cơ hội để người dân Sài Gòn hiểu thêm về tinh hoa của một nền ẩm thực truyền thống được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
Công chúng có thể tham dự Hội mì Udon bằng cách gọi điện thoại để đặt chỗ trước tại 5 địa điểm dưới đây. Thời gian phục vụ các thực khách may mắn từ 18-21h.
Nhà hàng The Sushi Bar | 54 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP.HCM
ĐT: (08) 3911 8618
Nhà hàng Fuji (Khách sạn Nikko Saigon) | 235 Nguyễn Văn Cừ, Q.1, TP.HCM
ĐT: (08) 3925 7777
Nhà hàng Tokyo Town | 188 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1, TP.HCM
ĐT: (08) 3930 0595
Nhà hàng Ebisu | 35bis Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP.HCM
ĐT: (08) 3822 6971
Nhà hàng Robata Dining An | 15C Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM
ĐT: (08) 3822 5329
Để biết thêm chi tiết, xem tại website http://japanudon.com/ hoặc Facebook
Tư liệu: Hội mì UDON
Theo Tapchiamthuc
[Quán xá] - Thưởng thức món mì vịt tiềm chiên giòn ở quận 3 Quán bán lâu năm khá nổi tiếng với những món mì Tàu như: mì xá xíu, mì hoành thánh, sủi cảo và đặc biệt nhất là món mì vịt tiềm. Trên đường Võ Văn Tần (quận 3) có một hàng mì Tàu khá nổi tiếng với tuổi đời đã rất lâu năm. Quán nhỏ, có lầu - chuyên bán các món mì được...