Thưởng thức cá nâu nấu mẻ ở Bạc Liêu hấp dẫn
Chính nước cơm mẻ sẽ giúp thịt cá có màu trắng, thơm ngon, mềm nhưng không bở. Đặc biệt, nước súp có vị chua, cay, mặn, ngọt thanh
Cá nâu còn gọi là cá dĩa beo vì trên mình có nhiều hoa văn như da beo. Thân cá dẹp, hình hơi tròn, đầu nhỏ, ngắn, vảy phủ khắp thân.
cá nâu nấu mẻ
Cá sống ở môi trường nước mặn lẫn nước ngọt và lợ. Cá nước ngọt nhỏ con, thịt dai, còn cá nước mặn thì to con hơn, thịt mềm, béo, dẻ và thơm ngon.
Loài cá này thích ăn rong, tảo trong thiên nhiên nên thịt cá ít tanh. Đặc biệt cá trống mình có nhiều hoa văn trông rất ấn tượng.
Với tôi, loại cá nầy ngon đến nỗi… ám ảnh, hễ nhìn tấy con cá có hoa văn thật đẹp đó là không sao cưỡng lại được.
Cá nâu có thể chế biến thành nhiều món ngon như chiên tươi hoặc muối chiên, kho hoặc gói lá chuối nướng chấm muối ớt chanh cũng khó có món nướng nào qua mặt nổi. Nhưng có một món nữa được xếp vào hàng “cao cấp”, đó là món cá nâu nấu mẻ.
Muốn làm món này, người ta chỉ chọn những con cá con tươi chưa ướp lạnh, vì cá ướp lạnh lâu ngày thịt sẽ bở, mất béo, không ngon.
Video đang HOT
Cá để nấu mẻ thích hợp nhất là loại khoảng 300g/con, đem về cạo vảy, làm sạch, để cho ráo nước trước khi nấu.
Có nhiều cách nấu lẩu chua như nấu với bần, trái giác, me non, chanh, trái giấm, xoài… nhưng hình như cá nâu có duyên với cơm mẻ.
Chính nước cơm mẻ sẽ giúp thịt cá có màu trắng, thơm ngon, mềm nhưng không bở. Đặc biệt, nước súp có vị chua, cay, mặn, ngọt thanh tao, càng ăn càng thấy ghiền.
Cũng như các nồi lẩu khác, món này ngon hay không một phần nhờ tài nêm nếm của đầu bếp, nhất là cách sử dụng gia vị sao cho thơm ngon và kích thích được vị giác.
Lẩu chua cũng không thể thiếu ớt, sả và rau thơm. Sả giúp cá mất mùi tanh, ớt kích thích vị giác. Còn ngò gai, quế đất sẽ giúp nồi canh chua thăng hoa, mùi vị đậm đà, ăn đứt các món lẩu khác.
Cá nâu nấu mẻ có thể dùng trong bữa ăn chính, cũng có thể ăn kèm với bún và rau tươi như bông súng, bông so đũa, bông điên điển, bồn bồn… Ngon tuyệt!
Theo Amthucbonphuong
Thưởng thức món bánh bao độc lạ bằng ống hút
Khác với những loại bánh bao thông thường, món bánh bao nước (tang bao) của Thượng Hải có phần nước dùng đặc biệt bên trong.
Trước khi thưởng thức, thực khách sẽ dùng ống để hút sạch nước sốt nóng hổi, và rồi mới bắt đầu ăn bình thường.
Khám phá Dự Viên, Thượng Hải muôn sắc về đêm
Dự Viên là khu vườn Trung Hoa rộng lớn, nằm cạnh miếu Thành Hoàng ở phố cổ Thượng Hải. Nơi này được vị quan thời nhà Minh Phan Doãn Đoan xây năm 1559, là nơi ở cho người cha lúc về già. Đây cũng là khu vườn nổi tiếng nhất Thượng Hải thời bấy giờ. Sau này, chính quyền thành phố khôi phục và trùng tu lại để chính thức mở cửa đón khách năm 1962.
Nằm trên tổng diện tích 2 hecta, Dự Viên là quần thể di tích gồm nhiều công trình lịch sử thời phong kiến Trung Hoa với lối kiến trúc đậm nét, các căn gác lầu nằm xung quanh hồ nước, tác phẩm điêu khắc hội họa.
Dự Viên vẫn còn đó rất nhiều công trình kiến trúc mang đậm chất Trung Hoa
Đến Dự Viên, ngoài việc chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình, du khách đừng bỏ lỡ thưởng thức ẩm thực đậm nét Trung Hoa tại các nhà hàng bên trong khu di tích. Với nhiều món ăn vùng miền từ khắp nơi dọc theo chiều dài Trung Quốc, món ăn của riêng đất Thượng Hải thường được nhiều du khách ưu ái hơn cả là tang bao (hay còn gọi là bánh bao nước).
Bạn có biết cách ăn món bánh bao Thượng Hải đúng điệu?
Bánh bao vốn là loại bánh quen thuộc làm từ bột mỳ với nhân thịt, chế biến bằng cách hấp chín, giống với bánh màn thầu truyền thống của người Trung Quốc. Đây là món bánh bình dân, ăn vào bất cứ bữa nào trong ngày, và trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Trung Hoa. Thượng Hải nổi tiếng với món bánh bao nhỏ "xiao long bao", thì Dự Viên có "tang bao".
Muôn loại bánh bao dimsum trong ẩm thực Trung Hoa
Giống như bánh bao thông thường, tang bao làm từ nguyên liệu chính với lớp vỏ bột mì. Đặc biệt, mỗi chiếc bánh bao có lớp vỏ ngoài mỏng tang, bao bên ngoài phần nhân trong hấp dẫn. Điểm nhấn của mỗi chiếc "tang bao" chính là nước sốt lỏng béo ngậy bên trong. Người đầu bếp chế biến nước dùng của nhân rất cầu kỳ. Họ đun nước với da lợn, gừng, hành, thêm phần thạch gelatin và trộn kèm một số gia vị đặc trưng khác. Ngoài ra, nhân bánh vẫn có phần thịt lợn thường thất.
Món bánh bao nước đặc biệt với chiếc ống hút
Mỗi chiếc tang bao được gói cẩn thận, đều tăm tắp. Khi hấp chín, phần thạch gelatin tan chảy, tạo thành phần nước sốt béo ngậy, tạo nên nét đặc trưng riêng của bánh bao nước mà tất cả loại bánh bao thông thường khác không có được.
Bánh bao nước nhỏ xinh đặt trong những chiếc thố bằng tre
Để thưởng thức bánh bao nước, thực khách thường phải xếp hàng dài. Sau khi chọn món ở quầy, thực khách sẽ nhận phiếu đặt cùng hóa đơn và chờ đợi lấy đồ. Vào thời điểm đông khách, dòng người xếp hàng dài liên tục nhưng tất thảy đều kiên nhẫn để chờ đợi những suất ăn xứng đáng.
Cận cảnh một chiếc bánh bao nước
Bánh bao nước có kích thước to hơn thông thường với lớp vỏ mỏng và căng bóng. Bánh được phục vụ trên đĩa kèm ống hút. Người lần đầu tiên ăn bánh bao với ống hút sẽ thấy chút bỡ ngỡ. Vị nóng sốt béo ngậy của nhân như tan chảy nơi cuống lưỡi, hòa quyện cùng mùi thơm ấm nồng từ gừng cay. Sau khi hút hết nước, thực khách sẽ ăn phần còn lại như bánh bao thông thường. Người Trung Hoa có thói quen ăn kèm chút xì dầu có vị chua, chút tương ớt cay kèm gia vị phủ lên trên. Cách ăn này khá giống với một số loại dimsum khác.
Với hương thơm dịu nhẹ, vị béo ngậy dễ ăn, bánh bao nước chinh phục cả những thực khách kén ăn hay khách nước ngoài lần đầu thưởng thức ẩm thực Trung Hoa. Cũng vì lẽ đó, những cửa hiệu bánh bao ở Dự Viên chẳng bao giờ ngớt khách.
Theo Shanghai, News
Về Phan Thiết đừng quên món bánh hỏi lòng heo Dân chuyên du lịch vẫn thường bảo nhau, đến Phan Thiết mà chưa thưởng thức bánh hỏi lòng heo thì chuyến du lịch xứ biển chưa hề trọn vẹn. Và vùng đất Phú Long mới là nơi sản sinh, chế biến món ăn này ngon nhất. Với mảnh đất vùng Nam Trung bộ, bánh hỏi trở thành một phần quan trọng trong cuộc...