Thưởng thức bò nướng ống món ngon phố núi Pleiku
Nằm trên cao nguyên Gia Lai – Kon Tum, thành phố Pleiku thường được du khách gọi với cái tên thân mật và gần gũi là ‘ phố núi Pleiku’.
Không có nhiều địa danh du lịch như Đà Lạt, không giàu bản sắc văn hóa như Buôn Ma Thuột, Pleiku thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ, khí trời trong lành, con người thân thiện cùng một nền ẩm thực phong phú, độc đáo rất riêng của mình.
Tham khảo công ty du lịch uy tín, chất lượng tại đây
Thịt bò được nhồi vào trong những ống nứa và nướng chín trên bếp than hồng. Ảnh: H.P.
Đến với Pleiku, ngoài việc tản bộ trên các tuyến đường ngoằn ngoèo lên xuống, thưởng thức hương thơm cà phê trong cái se lạnh của sương mù, du khách còn được tha hồ thưởng thức những món ăn bình dị nhưng rất nổi tiếng của người dân phố núi như: phở khô, bún cua, cháo lòng bánh hỏi, bánh canh… Ngoài ra, việc khám phá ẩm thực của cộng đồng người dân tộc ở đây cũng là một trong những trải nghiệm rất thú vị đối với du khách. Những món ăn như gà nướng, gỏi cà đắng, cơm lam, bò nướng ống tre… đều mang đậm hương thơm của núi rừng Tây Nguyên.
Video đang HOT
Trong số những món ăn của đồng bào dân tộc ở đây, bò nướng ống tre (người Jrai gọi là nham đing) tuy đơn giản nhưng lại rất độc đáo với hương vị thơm ngon rất khó biểu đạt. Thành phần chính của món ăn là thịt bò, được làm chín bằng cách nướng nhưng lại không có mùi khói, thay vào đó là vị ngọt của thịt bò cùng hương thơm quyến rủ của các loại rau rừng trong món ăn.
Bò nướng ống vừa thơm mùi nứa non, vừa thoang thoảng hương vị thơm ngon của các loại rau rừng. Ảnh: H.P.
Khi chế biến món ăn này, người dân tộc thường chọn loại bò tơ, có thịt mềm, là thịt bò được chăn thả rong trên các cánh đồng. Thịt bò rửa sạch được thái thành từng lát vừa ăn. Các loại gia vị như sả, lá é… được giã nát rồi trộn ướp với thịt bò trong khoảng 30 phút trước khi nướng. Để nướng món này, người dân tộc thường chọn những cây tre (nứa) tươi còn non khoảng bằng cổ tay người lớn. Ống tre được súc với nước suối, cho thịt vào, lấy lá dứa trùm kín lại rồi cho vào bếp than và nướng chín.
Khi vỏ ống nứa bên ngoài chuyển màu vàng cháy xém, hương thơm thoang thoảng lan tỏa là món ăn đã chín. Từng ống nứa được lấy ra khỏi bếp, gỡ nùi ra, hương thơm của món ăn xộc vào mũi thật kích thích thực khách. Ngồi thưởng thức món bò nướng ống nứa với muối lá é, cơm lam cùng ché rượu cần dưới ánh lửa bập bùng trong cái se se lạnh của phố núi Pleiku thì không liệu có còn gì khác thích thú bằng.
Nếu có dịp về thăm phố núi Pleiku trong những ngày cuối mùa mưa, bạn đừng bỏ quá món bò nướng ống thơm ngon của người đồng bào nơi đây.
Theo Dulich,net
Thưởng thức bún mắm cua, hương vị đặc trưng phố núi Pleiku
Bún mắm cua là món ăn rất đặc biệt, ai chưa biết ăn khi ngửi mùi sẽ có cảm giác lạ nhưng khi đã biết ăn rồi thì đây trở thành món ăn không thể nào quên.
Để có một bát bún mắm cua ngon, người làm cũng hết sức kỳ công mới chế biến ra được món ăn này.
Nguyên liệu để tạo ra món bún mắm cua rất đa dạng: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, bánh phồng tôm, các loại gia vị ớt, mắm nêm, rau ăn kèm như: giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm... Cua đồng là một thành phần quan trọng, chủ đạo của món ăn này nên người bán thường lựa chọn cua rất kỹ. Theo kinh nghiệm của người dân, vào mùa mưa, cua đồng sẽ nhiều, thịt cua ngọt và chắc hơn mùa khô.
Bún tươi, sau khi trụng nước sôi, được trút vào tô, rồi lần lượt bên trên là quả trứng vịt, vài miếng thịt ba chỉ xào săn, một khẩu nem chua hoặc chả, vài miếng bóng heo chiên phồng, giá đỗ.
Sau cùng, một muôi mắm cua kèm măng le sẽ được chan lên tô bún để hoàn tất công đoạn chế biến. Tô bún được bưng ra bàn kèm rổ rau sống gồm xà lách, ngổ, húng quế, húng bạc hà, bắp chuối.
Múc một thìa tương ớt đỏ cay xè cho vào, kế đó là thìa mắm nêm rồi khéo léo dùng đũa trộn đều tô bún để mọi nguyên liệu thấm đẫm mắm cua và tương ớt. Ăn bún kèm các loại rau sống và vài tép tỏi tươi, bạn sẽ được hưởng một thứ đồ ăn có hương vị "lạ miệng".
Vị mắm cua mằn mặn nhưng béo nồng, măng bùi bùi, rau sống tươi mát, ớt cay xé, tỏi thơm nồng, bì heo chiên giòn rụm... Hiếm có thứ bún mắm nào lại nồng nàn, đậm đà, quyến rũ như bún mắm cua Pleiku.
Rất nhiều người khi tới Phố Núi đã lắc đầu quầy quậy khi mới ngửi thấy mùi mắm cua, thế nhưng, sau khi đã "chịu mùi", họ lại vô cùng tâm đắc với thứ mắm có mùi thơm ngất ngây, mặn mòi, đậm đà này.
Bún mắm cua khá kén người ăn bởi mùi vị đặc trưng của nó. Không phải ai cũng có thể chịu được mùi nồng nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men. Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da lợn... tất cả hòa quyện nhau tạo nên món ăn rất hấp dẫn và ngon miệng.
Theo Trithucvn
Những món đặc sản Tam Đảo hút hồn du khách Tam Đảo không chỉ quyến rũ du khách bởi một bầu không khí trong lành, mát mẻ quanh năm, khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ mà còn bởi một nền ẩm thực phong phú và đa dạng với nhiều món đặc sản hấp dẫn. Theo Kiến Thức