Thưởng thức bánh Chak-Chak của người Tatar dịp năm mới
Tatar là dân tộc lớn thứ hai ở Liên bang Nga sau người Nga. Trong số các món bánh dân tộc của người Tatar, đặc biệt đáng nói là món Chak-Chak (bỏng).
Món Chak-Chak và các nguyên liẹu làm bánh.
Văn hóa của người Tatar có sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Vì vậy, vào dịp năm mới, nếu như người Nga có Ông già Tuyết và Công chúa Tuyết, thì người Tatar có ông Kysh-Babai và cháu gái của ông Kar-Kazy. Sự khác biệt không chỉ ở ngôn ngữ. Kysh-Babai đội mũ khác với mũ Ông già tuyết Nga, mặc bộ đồ trang trí theo phong cách truyền thống của dân tộc, cô cháu gái của Kar-Kyzy cũng như vậy.
Trước đêm Giao thừa, người Tatar có phong tục dọn dẹp nhà cửa để tất cả những điều xấu ở lại với năm cũ. Tất nhiên, sự sạch sẽ phải được duy trì hàng ngày, song trước thềm năm mới, người Tatar thường giặt rèm cửa, tất cả quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ em để trẻ không bị nói gở, đồng thời họ còn quan niệm cần phải trả hết các khoản nợ để năm sau mọi việc tài chính trong gia đình đều ổn thỏa.
Năm mới Dương lịch là ngày lễ trong nội bộ gia đình nên người Tatar thường chỉ mừng ngày lễ này với người thân. Nhiều người thậm chí còn không ra khỏi nhà cho đến nửa đêm.
Tuy nhiên, nếu được ai đó cho phép, bạn cũng có thể đến thăm họ trong dịp năm mới. Khi đến thăm nhau, người Tatar có phong tục tặng quà và chiêu đãi khách những chiếc bánh tự làm. Vì vậy, bà nội trợ nào cũng khoe mình biết nấu ăn.
Mọt chiêc Chak-Chak truyên thông được trưng bày tại bảo tàng Chak-Chak ở Kazan dịp World Cup 2018. Ảnh: AP
Video đang HOT
Thông thường, họ làm các loại bánh truyền thống của dân tộc và không bao giờ đến thăm tay không. Nếu ai đó mang theo một món ăn đựng trong đĩa, gia chủ sẽ không bao giờ trả lại đĩa không cho người khác. Trong số các món bánh truyền thống của người Tatar, đặc biệt đáng nói là món Chak-Chak. Đây là biểu tượng cho lòng hiếu khách và là món quà ngọt ngào, ngon miệng cho bất kỳ dịp lễ nào!
Ngoài biểu tượng của tình bạn, món ăn truyền thống này còn là biểu tượng của mặt trời và lòng hiếu khách: Vàng óng, ngọt ngào, thoang thoảng hương mật ong. Trong quá trình nấu món Chak-Chak, người Tatar cũng có thể tuân thủ một nghi thức đặc biệt. Đó là những cô gái chưa chồng được giao nhiệm vụ lăn và cắt bột, còn những cô gái đã có gia đình thì chiên bột. Công đoạn khó nhất
là rót mật ong và định hình Chak- Chak chỉ dành cho thế hệ già, các bà, các mẹ. Món ăn này không chỉ được nấu ở Tatarstan mà cả ở Bashkiria, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và nhiều quốc gia có người Turk sinh sống khác.
Về câu chuyện liên quan món Chak-Chak, du khách có thể nghe và trực tiếp thưởng thức tại bảo tàng Chak-Chak ở trung tâm thủ phủ Kazan của Tatarstan. Theo truyền thuyết về Chak-Chak, một ngày nọ, Hãn (vua) của Bulgar quyết định lấy vợ cho con trai duy nhất của mình và muốn có một món ăn mới trên bàn tiệc. Món mới phải đáp ứng ba điều kiện: Bất ngờ, dễ chế biến, bổ dưỡng và không hỏng dù để lâu, binh lính có thể ăn mà không cần xuống ngựa, có thể dùng để trang trí cho bất kỳ lễ kỷ niệm nào và là một biểu tượng, nhân cách hóa những người dân Bulgar vĩ đại.
Các bậc thầy về nghệ thuật ẩm thực, đầu bếp và thần dân của Hãn đã nỗ lực trong một thời gian dài. Hãn đã nếm nhiều món ăn thú vị, ngon miệng và cuối cùng chọn món ăn hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu trên là Chak- Chak, bánh được vợ một người chăn cừu làm từ bột mì, trứng và mật ong.
Trong đám cưới con trai duy nhất của mình, Hãn đã tặng đôi vợ chồng mới cưới một chiếc Chak-Chak lộng lẫy. Đồng thời, ông chúc họ sống gắn bó với nhau như Chak-Chak đổ mật, để họ có nhiều con như hạt đậu trong Chak-Chak, để những lời nói của họ dành cho nhau luôn ngọt ngào. Kể từ đó, trong các ngày lễ của người Tatar, những người trẻ tuổi được tặng Chak- Chak, một biểu tượng ngọt ngào của sự thân thiện và đoàn kết.
Trang phục truyên thông của người Tatar.
Nhân dịp khai mạc Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup năm 2018, chiếc Chak-Chak lớn nhất thế giới đã được làm ở Kazan với hình dạng một nửa quả bóng đá. Đường kính của chiếc Chak-Chak này là 2,6m, chiều cao 2m và trọng lượng là 4.026 kg.
Ngoài ra, trong thời điềm năm mới, người Tatar còn làm các món ăn như bánh gubadia, urama, echpochmak, balish… Gubadia là loại bánh nhân tròn nhồi cơm, phô mai khô, thịt băm với hành tây nấu chín, trứng xắt nhỏ, quả mơ khô, nho khô, mận khô. Còn rama là bánh rán phồng của người Tatar.
Tết cổ truyền của người Tatar, gọi là Navruz, rơi vào ngày xuân phân cuối tháng ba (ngày 21-22/3). Navruz là ngày lễ nông nghiệp cổ xưa, gắn với nguồn gốc của lịch nông nghiệp. Vào ngày lễ này, một số gia đình Tatar vẫn còn lưu giữ truyền thống trồng lúa mì. Khi hạt nảy mầm khoảng 5cm, họ thu hoạch và nấu món sumalak ngọt. Món này được đun sôi suốt đêm. Trong lúc đó, họ tổ chức múa hát, sau đó chiêu đãi người thân và bạn bè. Trước đây, họ còn có truyền thống làm những chiếc bánh quy hình con chim cho ngày lễ Navruz, sau đó phát cho trẻ em để chúng bẻ vụn cho chim ăn.
Nằm trong quan tài... đón Năm mới ở Thái Lan
Vào dịp nghỉ lễ Năm mới hằng năm, người dân Thái Lan lại đổ về ngôi chùa Wat Takien ở Bangkok để tham gia một nghi lễ khác lạ.
Các sư thầy tụng kinh bên cạnh các cỗ quan tài để mở. Ảnh: The Nation
Những người tham gia của nghi lễ lạ thường này sẽ nằm vào trong những chiếc quan tài mở nắp. Tay cầm nén nhanh và hoa tươi, giống như những thi thể chuẩn bị được đưa vào lò hỏa táng.
Các nhà sư sau đó sẽ tụng kinh cầu nguyện, trong khi những người bên trong quan tài hồi hướng công đức cho các thành viên gia đình đã khuất của họ.
Sau khi nghi lễ kết thúc, người tham gia tin rằng bản thân họ đã được tái sinh và thoát khỏi những điều xui xẻo để sẵn sàng đón một năm mới đầy điều may mắn.
Mỗi lượt làm lễ trong quan tài diễn ra trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày, chùa Wat Takien tổ chức 12 lượt như vậy. Sau mỗi buổi lễ, quan tài được lau chùi, khử trùng để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19.
Nhà chùa không tính phí làm lễ, thay vào đó, những người tham gia có thể tự nguyên quyên góp bao nhiêu tùy tâm.
Một nhân viên tại chùa Wat Takien nói với tờ The Nation rằng mục đích của việc nằm trong quan tài không chỉ là để loại bỏ xui xẻo mà còn là lời nhắc nhở về sự thật rằng không ai thoát khỏi cái chết. Những người tham gia buổi lễ sẽ được truyền cảm hứng để sống thận trọng và hữu ích hơn.
Các nghi lễ giả chết để xua đuổi vận xui rất phổ biến đối với các nền văn hóa Phật giáo trên khắp châu Á, bao gồm cả ở Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản.
Tuy nhiên, cách thực hành giữa các nước và khu vực là khác nhau. Ở một số cộng đồng người Thái gốc Hoa, thay vì sử dụng quan tài, người ta sẽ đào một ngôi mộ giả và chất đầy đồ đạc của người muốn được tẩy uế xuống đó. Họ cũng tin rằng nghi lễ này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của người tham gia.
Thế giới chào đón năm 2023 trong pháo hoa rực rỡ và khoảnh khắc đáng nhớ "Bữa tiệc" rực rỡ màu sắc đón năm mới đã quét từ Đông sang Tây trong năm đầu tiên thế giới đón năm mới sau khi các nước dỡ bỏ hầu hết biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19. Dưới đây là hình ảnh ghi lại những màn pháo hoa mãn nhãn ở nhiều nước cùng một số khoảnh khắc đón năm mới...