Thương thay tác giả ca khúc Rước Đèn Tháng Tám: Nhạc ai cũng thuộc nhưng tên người sáng tác lại “râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Rước Đèn Tháng Tám nổi tiếng là thế, cứ mỗi lần đến dịp Trung thu là được nghe nhưng đáng buồn thay chủ nhân ca khúc lại bị nhiều người nhầm lẫn.
Cứ mỗi lần đến dịp Trung thu, trẻ em khắp mọi miền Việt Nam lại nô nức nghêu ngao những khúc nhạc “bất hủ” mừng ngày Trăng rằm. Rước Đèn Tháng Tám, Thằng Cuội. .. là những bài hát luôn được các thế hệ thiếu nhi thuộc nằm lòng suốt bao năm qua. Nổi tiếng là thế tuy nhiên có bài hát trung thu từng có khoảng thời gian bị nhầm lẫn tác giả, đó là Rước Đèn Tháng Tám .
Rước Đèn Tháng Tám – Bé Bảo An
Rước Đèn Tháng Tám là một sáng tác từ lâu đời của nhạc sĩ Đức Quỳnh được đặt với bút danh Vân Thanh. Đây là bút danh mà nhạc sĩ Đức Quỳnh dành cho bài Rước Đèn Tháng Tám. Còn những ca khúc khác trong sự nghiệp, ông sẽ dùng cái tên Đức Quỳnh để đánh dấu người sáng tác.
Chính bởi điều này mà một số khán giả và ngay ca nhạc sĩ gạo cội của làng nhạc Việt – Hoàng Châu đã lầm tưởng rằng Rước Đèn Tháng Tám là ca khúc được chắp bút bởi nhạc sĩ Văn Thanh, bởi hai cái tên Vân Thanh và Văn Thanh quá dễ gây nhầm lẫn. Đúng là tiếng Việt, chỉ sai 1 chữ thôi là thành người khác ngay.
Hình ảnh hiếm hoi của nhạc sĩ Đức Quỳnh – chủ nhân của ca khúc Rước Đèn Tháng Tám huyền thoại trong lòng trẻ em Việt Nam
Nhạc sĩ Đức Quỳnh dùng bút danh Vân Thanh cho bài hát Rước Đèn Tháng Tám
Trước những nhầm lẫn của công chúng, nhạc sĩ Văn Thanh đã phủ nhận chuyện bản thân là chủ nhân của Rước Đèn Tháng Tám và khẳng định nam nhạc sĩ Vân Thanh mới là “cha đẻ” của ca khúc. Ông tiết lộ thêm chính ông và tác giả Rước Đèn Tháng Tám đã có một thời gian dài cộng tác với đài Phát thanh Pháp Á. Sau đó để tránh nhầm lẫn vì sự “na ná” tên nên chủ nhân Rước Đèn Tháng Tám đã sửa đổi tên tác giả ca khúc thành Đức Quỳnh.
Đức Quỳnh là nhạc sĩ nổi tiếng từ thời tiền chiến, ông sinh năm 1922 và mất năm 1994. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều bài hát như Nhớ Ai, Nhớ Mẹ, Hành Khúc Tuổi Trẻ, Mong Chờ … nhưng nổi bật nhất chính là Rước Đèn Tháng Tám . Không chỉ là nhạc sĩ, ông còn được biết đến với vai trò ca sĩ và giọng ca của ông đã được thâu thanh vào đĩa đá 78 vòng trong thập niên 40.
Nhớ Mẹ cũng là một sáng tác nổi bật của cố nhạc sĩ Đức Quỳnh
Rước Đèn Tháng Tám được cố nhạc sĩ Đức Quỳnh sáng tác và có tuổi đời hơn 50 năm. Bài hát được nhiều thế hệ thiếu nhi thuộc lòng và luôn được gắn liền với hoạt động trong đêm hội trăng Rằm. Ca khúc diễn tả đầy đủ niềm vui sướng, hân hoan của trẻ thơ trong đêm hội và thường được lựa chọn để biên dựng các tiết mục ca, múa trung thu mầm non.
Dấu mốc về ngày khởi nghĩa của dân tộc trong ca khúc "Mười chín tháng Tám"
Nhạc sĩ Xuân Oanh đã sáng tác ca khúc "Mười chín tháng Tám" khi hòa trong dòng người tiến về trung tâm Hà Nội.
Đến nay, ca khúc này vẫn được xem là một dấu mốc về ngày khởi nghĩa của dân tộc.
Trong số những ca khúc viết về cao trào Cách mạng Tháng Tám 1945, có nhiều bài được sáng tác trước thời điểm diễn ra cuộc tổng khởi nghĩa, nhưng cũng có ca khúc được tác giả sáng tác ngay trong thời điểm diễn ra cuộc đấu tranh sôi sục của quần chúng nhân dân. Đó là trường hợp ca khúc "Mười chín tháng Tám" của nhạc sĩ Xuân Oanh.
Theo nhạc sĩ Hồng Đăng kể lại, ngày 19/8/1945, nhạc sĩ Xuân Oanh hòa vào dòng người đổ về khu vực Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội để mít tinh và hiệu triệu toàn dân khởi nghĩa, giành chính quyền. Vừa đi, nhạc sĩ vừa sáng tác, vừa viết lời hát lên trên những mảnh báo cũ, vỏ bao thuốc lá. Viết được dòng nào, ông hát lên cho mọi người cùng hát theo và đến chiều cùng ngày thì bài hát được in lại và phổ biến rộng rãi.
"Mười chín tháng Tám, ánh sao tự do đem tới
Cờ bay nơi nơi, muôn ánh sao vàng
Máu pha tươi hồng trên lá cờ đi khắp chốn giang sơn.
Người Việt Nam đều thống nhất reo vang lời thề
Mười chín tháng Tám chớ quên là ngày khởi nghĩa
Hạnh phúc sáng tô non sông Việt Nam"
Bài hát chỉ có 10 câu ngắn gọn nhưng rất chỉn chu với nhịp điệu hành khúc đậm chất hào hùng, khỏe mạnh, ca từ mộc mạc nhưng sống động, thể hiện chính xác sự kiện lịch sử đang diễn ra. Giai điệu đơn giản mà mạch lạc, dễ hát, dễ nhớ. Một không khí lạc quan, sôi sục của những ngày đầu cách mạng, truyền nhiệt huyết cho toàn thể những người Việt Nam yêu nước.
Clip: VTV
Nhạc sĩ Xuân Oanh đã từng bồi hồi nhớ lại: "Mười chín Tháng Tám là sản phẩm của cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh của nhân dân và xúc cảm của người dân mới được tự do tạo nên. Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày... vừa đi biểu tình tôi vừa nghĩ và cả lời lẫn nhạc từ đâu ào ạt đến trong tôi, bật ra một cách kỳ lạ".
Khi bài hát vừa hình thành, có người hỏi tên bài hát là gì, ông ngớ người ra là chưa kịp đặt tên cho bài hát. Nhưng rồi với mấy lời ca trong bài cứ nhắc đi nhắc lại câu "Mười chín tháng Tám", và thêm không khí rạo rực của ngày hôm đó (19/8/1945), ông liền nói: Tên bài hát là "Mười chín Tháng Tám", mọi người thấy sao? Mọi người cười hồ hởi: Hay lắm, "Mười chín Tháng Tám"!
Có thể nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, hiếm có bài hát nào lại được đặt tên từ chính một ngày cụ thể - Mười chín Tháng Tám. Bài hát sẽ mãi đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng, trở thành nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ với những người quân và dân ta khắp mọi miền đất nước. Đến nay, ca khúc "Mười chín Tháng Tám" hàng năm vẫn vang lên hùng tráng vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám thành công 19/8 và Quốc khánh 2/9./.
"Cội nguồn" - ca khúc chứa đầy tình yêu quê hương của nhạc sĩ Trần Lệ Giang Từ Scotland, tác giả Lệ Giang gửi về ca khúc "Cội nguồn". Đây cũng chính là ca khúc mà nữ nhạc sĩ sáng tác dành riêng để tham gia Cuộc vận động sáng tác ca khúc Hát lên Việt Nam. Nhạc sĩ Trần Lệ Giang được khán giả biết đến qua 2 tác phẩm nổi tiếng đó là "Đất nước tình yêu" và...