Thưởng Tết: Nhìn lên, nhìn xuống, nhìn ngang…
“… Làm ơn đừng đưa tin thưởng Tết cao nhất (Hà Nội 75 tr, TPHCM 415 tr…) Đó chỉ là vài người được thưởng cao thôi, còn tuyệt đại đa số là thấp tè hoặc có lương tháng thứ 13 là khá lắm rồi. Nhìn những con số thưởng cao nhất mà buồn thay…”
(minh họa theo PetroTimes)
Mất khái niệm
Ba Duong: baduong0909@gmail.com bộc bạch nỗi niềm như vậy thay cho bao “người lao động bậc thấp” cứ… đến hẹn (Tết) lại lên, và được sự sẻ chia nhiều nhất những tâm sự về thưởng Tết trên diễn đàn là các giáo viên (GV), chủ yếu là ở nông thôn và nhất là vùng sâu, vùng xa…
“… Tại sao các ngành đều có thưởng Tết, còn ngành giáo dục (GD) thì không? Đã bao nhiêu năm nay GV phải ngậm ngùi chua xót với chuyện thưởng Tết? Đến bao giờ GV mới có được một cái Tết được chăm lo như nhiều ngành khác? Ở trường tôi, nhiều năm nay GV phải tranh thủ đi bán hoa, bán lá dong để có thêm tiền trang trải cho cái Tết. Nghĩ mà thật đau lòng!” – Nguyễn Thị Phượng: ninhanhang@gmail.com
“Chúng tôi ở ngành GD 18 năm rồi nhưng chưa bao giờ thấy tiền thưởng tết, thậm chí ngày 20/11 còn phải góp tiền để có một bữa cơm thân mật nữa là!” – Tran Phu: beotaytrn@gmail.com.vn
“Thật là sau một năm lao động, nhìn cái tết GV buồn quá! Nếu có thêm tháng lương 13 thì là “hoành tráng” nhất trong 21 năm của nghề dạy học của mình đấy!” – Khanh: duongvankhanh@yahoo.com.vn
“Tôi đã 30 năm trong nghề dạy học. Làm GV cũng có, chủ nhiệm cũng có và tổng phụ trách cũng có. Món quà mà tôi mơ ước nhất là một bông hoa tươi nhưng xem ra vẫn… khó quá. Vì quê tôi làm nông làm gì có hoa đẹp ngoài hoa cải, hoa bí, hoa bầu. Nên trong 30 năm ấy tôi chỉ nhận được từ tấm lòng các em hoa… giấy, cà vạt, thế đã là quý lắm rồi. Đâu biết khái niệm lương tháng 13 là gì nhỉ?” – Trần Quốc Bình: minhbinh1961@gmail.com
“Tôi làm GV 33 năm, chưa bao giờ có thưởng tết. Được lĩnh lương 2 tháng trước tết, nhưng rồi sau tết lại “treo niêu”. Càng lo nhiều những ngày sau tết vì có tí tiền lương lĩnh trước để lo cái tết cổ truyền rồi mà!!!” – Phan Minh Sâm: minhsamvt@gmail.com
“Đây là tình trạng chung của những GV vùng nông thôn mà. Bản thân tôi làm trong công tác Công đoàn trường nên tôi hiểu rất rõ. Hằng năm cứ tết đến chỉ là: Hạt dưa, mì chính, 1 bịch kẹo, dầu ăn. Tuy ít, nhưng dùng cả tháng đấy chứ” – Van Nam: namvinhthai@gmail.com
“Tết với GV vui là được nghỉ ngơi, sum họp gia đình, thăm bạn bè… Còn về thưởng tết thì chắc là không GV nào dám nghĩ đến, tủi thân so với ngành nghề khác quá! Không riêng gì trong Bạc Liêu, ngay Chí Linh – Hải Dương cũng có trường thưởng GV 1kg mì chính ăn Tết cho ngọt ngào. :))” – Hồ Sĩ An Hải: gakhonglo8289@gmail.com
“Tôi làm nghề 30 năm rồi, đã có tết nào được thưởng đâu. Nhưng làm nghề này thì phải thế, vậy mà vẫn “Tết”. Các bạn trẻ cứ lạc quan lên, đừng phàn nàn làm gì!” – Hoang Văn Lum: hoanglum59@gmail.com
“Mình cũng cảm thấy buồn! lương GV thấp, sắp tết rồi lại thấy lo hơn. Nhưng biết làm sao được, đành liệu cơm mà gắp mắm thôi. 3 ngày tết rồi cũng qua nhanh mà… hihihiihiiii…” – Bùi Mạnh An: hoasyngheo_1978@yahoo.com
(minh họa: Ngọc Diệp)
Video đang HOT
Niềm vui tinh thần
Còn các nghề khác thì sao? Được bao nhiêu người trong bao nhiêu ngành leo tới được tận những “đỉnh cao” thưởng Tết báo chí đã nêu trong thời buổi kinh tế vẫn vô vàn khó khăn này? Lại chạnh lòng nhớ câu: Nhìn lên thì chẳng bằng ai, (nhưng chỉ cần) nhìn (ngang) đã thấy nhiều người cũng rưa rứa như mình!?
“GV khó khăn như vậy, tôi thấy cũng rất đúng. Nhưng không phải tất cả CNVC đều có thưởng tết đâu. Tôi là quân nhân phục vụ trong quân đội, cũng là công chức nhà nước, lương ít, thời gian ở bên gia đình cũng ít. Áp lực rất nhiều, nhất là những dịp lễ tết, nhưng có kêu được ai đâu chứ. Vì đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của người lính mà. Chỉ mong tết đến xuân về được mọi người đến chúc tết, vui xuân cùng cho vui vẻ mà thôi. Như vậy đã đằm thắm tình quân – dân rồi” – Vu Hong Quang: commangdo@gmail.com
“Chẳng riêng gì GV đâu, chúng tôi là cán bộ đơn vị hành chính sự nghiệp cũng vậy thôi. Đành chấp nhận như vậy vì tết năm nào chẳng thế rồi. Người ta có tiền nhiều thì mua sắm nhiều, mình không có tiền thì không mua, thế thôi… Chỉ thương các con nhỏ!!!” – Huong: huongdanso@gmial.com
“Đọc mà buồn cho các thầy cô giáo vùng cao, vùng xa. Nhưng như mình đây làm việc trong 1 công ty khá lớn ở Hà Nội mà đến giờ này còn đang bị nợ 4 tháng lương (không tính tháng 1/2014). Đến Tết anh em trong công ty chỉ hy vọng được lĩnh 1-2 tháng lương là hạnh phúc rồi, chứ đừng nói đến thưởng Tết” – Le Hung: lemanhhung1070@gmail.com
“Tôi là kỹ sư, cán bộ 7 năm làm việc trong nhà nước, có chút tiền thưởng thì họp bình bầu A, B,C… mất bao thời gian. Tôi bỏ ra ngoài, mài kiến thức học được ra mở công ty, tự mình phát lương thưởng cho mình. Mua được nhà, xe ngon lành. Sống khoẻ!” – Tấn Sàigòn: ducnghia1964@gmail.com
“Nhân viên y tế thì sao? Tôi làm ở trạm y tế, tết được 200 nghìn thưởng đó. Đối đãi kém mà khi nào xã hội cũng yêu cầu hoàn hảo?” – Nguyễn Nam: Hoang.rang@yahoo.com
“Nói đến thưởng tết thấy chạnh lòng. Tôi có các đồng nghiệp làm công nhân ở gang thép Thái Nguyên, tết cũng được thưởng vài ba triệu đấy nhưng lương hàng tháng chưa bằng lương cơ bản, nhiều người chỉ 2 triệu đồng/tháng. Họ mới là những người cận khổ, cận nghèo… Chứ GV miền núi còn có chế độ thu hút, lương tháng 4-5 triệu dù sao có lẽ cũng còn đỡ hơn?” – Bùi Anh Phương: aphuongvtv@gmail.com
“Nói đâu xa, ở Phúc Thọ – 1 huyện thuộc Hà Nội – mà chúng tôi cũng có thưởng tết đâu?” – Nguyễn Hoàng Long: trangphucgdqp@gmail.com
“Chỗ mình còn không có gì thưởng cả. Đi làm xa nhà cả năm, lúc về quê cũng chỉ có đồng lương mang về thôi” – Hoa: ngocdung@gmail.com
“Ngân hàng EXIMBANK thưởng tết = tháng lương thứ 13, hết” - PCTinh: pctinh@vcom.com.vn
“… Không có năm nào có tháng lương thứ 13 cả, tôi là nhân viên của Maritime Bank đây…” – Nhu Y: hanghtsg@yahoo.com
“Em cũng là một nhân viên. Việc thưởng tết, tháng lương 13 có là may rùi. Em hàng năm cứ đến tết chỉ mong có tháng lương 13 thui, nói gì đến thưởng” – Bui Cong Hoan: Buiconghoan1983@gmail.com
“Còn tôi thì…. thất nghiệp, nên cũng chẳng biết thưởng tết là gì” – Pham Lai: doanhchinh1990@yahoo.com.vn
Bàn về chuyện thưởng tết có lẽ đến “tết Cônggô” cũng chưa hết nỗi niềm. Đó là còn chưa kể phải lo chuyện quà tết…. Nhưng mà thôi, hãy lấy niềm vui tinh thần là chính bởi Tết, Tết, Tết… sắp đến rồi….Tết vẫn đến trong mọi nhà…
Kiều Anh
Theo Dantri
Nước mắt Mẹ không còn, vì khóc những đứa con...
Ca từ day dứt đó như lại bước ra từ ca khúc "Người Mẹ của tôi" của Xuân Hồng ra chính cuộc sống hôm nay, khi Mẹ liệt sĩ vẫn chưa thể khô dòng nước mắt dù đã đưa được hài cốt con trai Đặng Trường Thanh trở về sau gần 40 năm...
Mẹ Thược bên di cốt của con trai - liệt sĩ Đặng Trường Thanh (ảnh: Giáng Vân, nguồn: Lao Động)
Vẫn còn nỗi đau
Nước mắt lại thấm đẫm các bình luận phản ứng với cách làm việc máy móc không khác gì như "robot đã được lập trình" của những cán bộ địa phương, khi cứng nhắc viện dẫn những "cái lý" rất thiếu cái tình để không cho đưa hài cốt liệt sĩ (LS) Đặng Trường Thanh vào nghĩa trang của địa phương. Dù rất bất bình, song cũng có nhiều đóng góp cân nhắc cả tình và lý từ mọi phía liên quan:
"Thật đau lòng cho Mẹ già đã mỏi mòn tìm con mấy chục năm qua. Thế mà đến ngày tìm được hài cốt con (quá may mắn) Mẹ vẫn còn một nỗi đau!" - Than Huynh: huynhthan@gmail.com
"Chủ trương của Đảng và Nhà nước là rất tốt, nhưng cấp dưới nhiều nơi làm việc hết sức quan liêu, gây bất bình trong dư luận. Nói tóm lại, tôi thấy xã hội VN hiện nay đang có những vấn đề rất đáng quan ngại mà người nước ngoài nhìn vào chắc cảm thấy khó chấp nhận khi thấy VN có những chuyện quá phi lý... Hi vọng mọi người dân VN, nhất là các cán bộ giới chức, hãy cố gắng gìn giữ lấy những hình ảnh tốt đẹp của đất nước và con người VN..." - Trọng Ký: tronglt3@gmail.com
"Chuyện bị sai lệch tên tôi nghe thấy đã máy móc song cũng có lý, nhưng quả thực không hiểu ai là người phải chịu trách nhiệm vì nhiều hồ sơ từ những năm 1975 đều ghi sai tên LS. Lớp cán bộ bây giờ lấy cơ sở nào để đảm bảo đó là sự thật? Còn về chuyện đưa mộ vào nghĩa trang LS cũng vậy, tôi thấy gần đây không ít vụ phát hiện hài cốt LS "rởm" đó thôi... Điều đó cũng không đau lòng sao? Nếu xương vẫn còn, tôi nghĩ nên xét nghiệm ADN để xác nhận chính xác. Cũng mong các bạn đọc nên nghĩ từ 2 chiều, đừng chỉ nghĩ từ 1 phía rồi trách cán bộ, trách chính quyền. Hãy đặt mình vào vị trí người ta xem bạn có dám quyết định không? Mai kia nếu xác định ra là sai, bạn có dám chịu trách nhiệm không...???" -. Thế Anh: Theanh@gmail.com
"Hãy cố gắng làm xét nghiệm ADN. Để khắc phục những khó khăn đang có, gia đình nên phối hợp với các cơ quan chức năng làm việc này. Giá như khi cất bốc hài cốt LS có sự phối hợp chặt chẽ, đúng quy định thì chắc đã tránh được những rắc rối đau lòng này rồi. Thật tội!" - Hoàng Huy Bình: bshoanghuybinh@gmail.com
"Xét nghiệm thì ai cấp tiền? Mà nói chung, tôi thấy đa số cán bộ bây giờ chỉ có tiền thì họ mới nhiệt tình thôi, nếu không có tiền thì...vô cảm trước hoàn cảnh người khác!" - Minh Nguyễn Bình: nguyenbinhminh1982@gmail.com
"Xét nghiệm ADN ư? tiền đâu ra mà làm xét nghiệm? Gia đình các liệt sỹ cũng đã hi sinh rất nhiều rồi, bao nhiêu gia cảnh tiền đề bốc mộ LS còn không có đủ thì tiền đâu ra làm xét nghiệm AND?... Người ta là cha mẹ LS đã có hai con hy sinh, biết bao nhiêu tình cảm xót xa lẫn tinh thần hy sinh... sao còn đòi hỏi vô lý vậy?" - Nguyen Vo: andyvo118@yahoo.com
"Cần loại bỏ ngay những "robot" cán bộ như thế!" - Phạm Văn Lợi: phâmvnloihp@gmail.com
"Đọc bài viết này, ai không phẫn nộ thì hẳn người đó... không có trái tim? Đội ngũ cán bộ địa phương nơi này là robot hết hay sao mà đối xử với gia đình LS như vậy? Nhìn hình ảnh người mẹ LS, tôi không thể cầm được nước mắt. Các vị máy móc quá. Nếu vì chuyện này mà các vị mất hết ghế trong nhiệm kỳ tới âu cũng là lẽ thường tình mà thôi" - Hà Gia: xuyen64@yahoo.com
(minh họa: Ngọc Diệp)
Hãy lau khô dòng nước mắt...
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... Đặc biệt ở một đất nước mà người dân đã phải gánh chịu bao nỗi đau kéo dài suốt từ thời chiến tranh đến nay như VN, thì những nghĩa tình ấm áp cùng cách xử lý mọi việc có lý có tình càng thêm nhiều ý nghĩa. Bởi thế, sẻ chia của cộng đồng tạo nên những điểm nhấn quan trọng trong nhiều vấn đề của xã hội, đặc biệt trong câu chuyện này, chính ý kiến đóng góp từ các đồng đội và những người cùng cảnh ngộ... là những minh chứng rất cụ thể và sống động:
"Là công dân VN, đồng thời vẫn đang là 1 cán bộ trong quân đội, lại đọc được bài viết này đúng ngày 22/12, tôi thực sự uất ức thay cho người Anh đi trước đã hy sinh. Mong linh hồn Anh sớm được siêu thoát. Tôi cũng thấy một số cán bộ chính quyền hiện nay là vậy: quan liêu, tắc trách, hống hách, cửa quyền, vì tiền tới mức có khi mất cả tình người. Bản thân tôi cũng từng gặp hoàn cảnh này, nếu nhà báo muốn nghe tôi sẽ kể cho thì mới thấy sự thật...rất tệ đó!" - Pham Quang Thoi: phamquangthoi360tt@gmail.com
"Chúng tôi cũng đã từng là những người lính, quá đau xót cho trường hợp của đồng chí Thành. Không hiểu ai là người phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Và liệu rồi sự việc này có còn kéo dài và xảy ra ở những đâu nữa chăng? Đề nghị các cấp có thẩm quyền phải xử lý nghiêm minh cho vong linh đồng chí Thành được an nghỉ" - Huy Hoang NA: huyhoang64cc@gmail.com
"Tôi là một người lính, thương binh, từng tham gia chiến trường giải phóng miền Nam và chiến tranh biên giới Tây Nam. Tôi nghĩ, các cấp quản lý của Nhà nước nên xem lại chính sách với liệt sỹ, để dù tìm kiếm hài cốt thông qua ngoại cảm đi chăng nữa cũng nên để trong nghĩa trang vì đây là tâm nguyện của gia đình. Đừng để thân nhân và gia đình liệt sĩ phải đau khổ thêm nữa!" - Trần Quang: tranquang5555@yahoo.com.vn
"Tôi là một quân nhân xuất ngũ, bây giờ đã làm việc khác. Tôi cũng thấy tình trạng cán bộ xã phường bây giờ nhiều người coi cái "tôi" hơn tất cả, dù họ thậm chí thiếu cả trình độ lẫn kiến thức trầm trọng... Thua dân nhưng lại hách dịch và coi thường nhân dân, khi làm việc thường thiếu cụ thể, chưa sâu sát với dân.... Tội nghiệp quá, trường hợp này đề nghị Đảng ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể phường Đồng Tiến, thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình kiểm tra lại tư cách và cách xử lý công việc của những cán bộ liên quan ngay" - Quốc Quân: quan@gmail.com
Dư luận cũng đồng tình lên tiếng, đề nghị Bộ và các cấp của ngành chủ quản sớm vào cuộc sự việc lại gây nhiều bất bình này, bởi cũng đã xuất hiện không ít cảnh báo từ những người biết sự việc như bạn đọc sau đây:
"Tôi đang sống và làmn việc ở phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Cũng có biết vụ này. Tôi nghĩ, nếu gia đình "biết điều" ngay từ đầu lo lót cho họ một số tiền thì sự việc chắc đã xuôi chèo mát mái. Nhưng gia đình không chi tiền lót tay nên sự thể ra thế này, rồi dù báo chí, truyền thông có đưa tin và lên án thế nào thì họ cũng "mũ ni che tai" thôi... Rồi thời gian qua đi, mọi việc sẽ rơi vào im lặng. Tôi xin chia sẻ nỗi đau xót với gia đình bằng một đoạn trong ca khúc của Trịnh Công Sơn:
Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời này
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời..." - Phạm Hồng Hải: Hai@gmail.com
Khánh Tùng
Theo Dantri
Đồng hành cùng các "Lục Vân Tiên" thời nay "Chúng ta phải đồng tâm đưa cái ác ra ánh sáng. Người quay clip vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em" là người xứng đáng vinh danh, ai ủng hộ nào?" - bình luận thăm dò dư luận của AAA: khu.nhg@gmail.com lập tức nhận được sự hưởng ứng cao từ các độc giả Dân trí. (minh họa: Ngọc Diệp) Dũng cảm giữa đời...