Thưởng Tết năm 2022: Công nhân ngày đêm “ngóng” để trả nợ
Thưởng Tết năm 2022 được dự báo là khá ảm đạm do tác động bởi dịch Covid-19. Năm 2021, nhiều công nhân nhận lương, thu nhập không đủ chi trả sinh hoạt nên đã vay mượn thêm, giờ chỉ mong có thưởng Tết để trả nợ.
Chờ thưởng Tết năm 2022 để trả nợ tiền tiền sinh hoạt
Chị Nguyễn Thị Phương (21 tuổi) làm việc tại một công ty về điện tử ở Khu công nghiệp Mê Linh, Hà Nội. Không vướng bận gia đình, nhưng áp lực kinh tế vẫn đè nặng lên cô gái trẻ. Tiền trọ, tiền điện nước, tiền sinh hoạt,… “tất tần tật” trông chờ vào hơn 4 triệu tiền lương ít ỏi của Phương.
Để lo cho sinh hoạt, Phương thường phải vay tiền. Cô mong cuối năm có khoản thưởng Tết để trả nợ. Ảnh: NVCC
“Dịch giã nên 2 năm rồi, Phương không biết tăng lương là gì. Mấy tháng nay, tiền lương không đủ tiêu, tháng nào cũng phải vay trên dưới 2 triệu để trang trải thêm”. Nhắc đến thưởng Tết, Phương chạnh lòng: “Năm nay công ty ít việc, khó khăn thế này sợ là thưởng tết sẽ cắt thôi. Mà có thưởng Tết thì cũng bị công ty chia đôi, qua sau tết mới chi đầy đủ tiền thưởng”.
Tiền lương ít ỏi, thưởng Tết xa vời, và đường về nhà lại càng xa. Từ Nghệ An ra Hà Nội làm công nhân, cô gái còn một nỗi lo khác đó là “28, 29 mới nghỉ làm, nếu cách ly nữa thì còn Tết gì”.
Cũng cùng cảnh xa quê, anh Võ Văn Nam (35 tuổi, công nhân đóng gói tại Khu Công Nghiệp Ninh Lâm, Gia Lâm, Hà Nội) cùng đồng nghiệp khác những ngày này đều cố gắng nghe ngóng thông tin về thưởng Tết. “Đi làm cả năm trời chỉ mong có tiền thưởng Tết để về quê còn sắm sửa cho cha mẹ. Nhưng năm nay khó khăn chung vì dịch, chỉ mong công ty hỗ trợ một phần để qua tạm cái Tết, ra năm mình lại bắt đầu lại”.
Chật vật cả năm, nhiều người không dám nghĩ tới thưởng Tết năm 2022
Video đang HOT
Bức tranh thưởng Tết năm 2022 của nhiều công nhân ở TP. HCM cũng chìm vào ảm đạm. Năm nay, TP Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của dịch Covid nặng nề nhất, do vậy điều này là không tránh khỏi. Chật vật xoay xở để kiếm sống, nhiều lao động không dám nghĩ tới khoản tiền thưởng Tết.
Bấp bênh suốt cả năm nhưng nhiều lao động vẫn không dám nghĩ tới khoản tiền thưởng Tết. Ảnh: Quốc Hải
Trao đổi với PV Báo Dân Việt, chị Phạm Thị Bình (đang làm việc ở một công ty may ở Bình Dương) cho biết đã chuẩn bị tâm lý cho một mùa Tết không thưởng. “Đi làm cả năm trời, ai không mong chờ tiền thưởng Tết chứ. Nhưng năm nay dịch bệnh, 3-4 tháng trời không có việc, bây giờ có việc làm là mừng lắm rồi chứ không dám nghĩ tới thưởng tết nữa!”.
Một mình kiên cường vượt qua những ngày dịch bệnh, nhưng nhắc tới con nhỏ ở quê với ông bà, chị Bình không giấu được nỗi lòng, ánh mắt đỏ hoe chực trào. “Mình vất vả đã đành, nhưng đi cả năm mà không có gì cho con sắm Tết buồn chứ, chả biết bao giờ ổn định để còn sớm về với con và ông bà”.
Đang làm việc tại một Khu công nghiệp ở Thủ Đức (TP. HCM), Đặng Hương Giang (21 tuổi) cũng chưa có thông tin gì về khoản thưởng Tết. “Chị em đồng nghiệp ai cũng sốt ruột. Dịch bệnh khó khăn, nghỉ 3, 4 tháng mà công ty vẫn trả lương nên nhiều người lo Tết này chắc không có thưởng”.
Dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và thu nhập của người lao động. Do vậy Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành kế hoạch chăm lo Tết cho đoàn viên, công nhân lao động dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo đó, mức hỗ trợ có tổng kinh phí lên tới 2.400 tỷ đồng. Dự kiến, sẽ có 8 triệu công nhân lao động được nhận 300.000 đồng vào Tết năm 2022.
Theo nhận định của Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, tiền thưởng Tết năm 2022 của nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM có thể sẽ giảm 30 – 50% so với năm trước.
Theo khảo sát của PV Báo Dân Việt, hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM thông báo về kế hoạch thưởng Tết. Công ty cổ phần In số 7 tại khu Công nghiệp Tân Tạo là một trong số ít doanh nghiệp đã có thông tin thưởng Tết Nhâm Dần. Theo đó, mức thưởng Tết Dương lịch là 2,7 triệu đồng/người, thưởng Tết âm lịch 6 triệu đồng/người, lì xì đầu năm 1 triệu đồng/người.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê ghi nhận chỉ trong tháng 9/2021, cả nước có tới hơn 5.000 doanh nghiệp dừng hoạt động. Số doanh nghiệp mới ra nhập thị trường cũng thấp nhất so với thời điểm các năm trước đó. Do đó, bức tranh chung về thưởng Tết Nhâm Dần 2022 cho người lao động dự báo sẽ có nhiều gam màu tối.
Giá vàng hôm nay 13/12: Thận trọng sau những bất ổn
Giá vàng thế giới tăng nhẹ do tâm lý thận trọng do những lo ngại về lạm phát và biến thể Omicron, cũng như lãi suất ở mức thấp lịch sử.
Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/12, giá vàng miếng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 60,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,35 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội và 60,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,4 triệu đồng/lượng (bán ra) tại TP.HCM.
Giá vàng tại SJC niêm yết ở mức 60,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,42 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Còn tại TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 60,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,4 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tính chung từ đầu tuần, giá vàng SJC đã tăng 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.
Giá vàng hôm nay
Giá vàng quốc tế
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 7,3 USD lên 1.782,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 1/2022 trên sàn Comex New York tăng hơn 6 USD lên 1.781,9 USD/ounce.
Báo cáo, được công bố hôm 10/12, cho biết giá cả tại Mỹ leo thang trên diện rộng, trong đó giá nhiên liệu, nhà ở, thực phẩm và xe hơi nằm trong số những yếu tố góp phần lớn hơn cả.
Chỉ số giá ăn uống ngoài gia đình tăng 5,8%, là mức cao nhất kể từ tháng 1/1982, trong khi giá thực phẩm ăn tại nhà tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm trước kể từ tháng 12/2008.
Giá nhiên liệu so với cùng kỳ năm 2020 tăng 58,1% - mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ tháng 4/1980.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của biến thể Omicron mới có thể gây ra tác động giảm sút hơn nữa nếu nó đồng nghĩa với việc nhu cầu đi mua sắm, du lịch và ăn uống suy yếu.
Dự báo giá vàng
Khảo sát về giá vàng tuần tới của Kitco với 13 chuyên gia trên phố Wall, thì có 6 dự báo vàng tăng giá, 6 người nhận định giá vàng sẽ đi ngang, và 1 ý kiến cho rằng vàng sẽ giảm.
Đối với khảo sát trực tuyến, với 1.039 người tham gia, thì hơn 53% trong số đó tin rằng giá vàng sẽ tăng, 24% cho rằng giá vàng giảm và 23% có quan điểm giá vàng sẽ ít thay đổi.
Các chuyên gia nhận định giá vàng sẽ dao động trong phạm vi 1.770 - 1.810 USD/ounce do các nhà đầu tư lo lắng về chính sách của Fed, những bất ổn xung quanh sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể làm hoãn chu kỳ tăng lãi suất.
Bart Melek, người đứng đầu chiến lược toàn cầu của TD Securities cho biết, vàng phản ứng trước diễn biến của Fed. Vàng đang giao dịch quanh mức 1.760 - 1.800 USD/ounce và giữ ổn định trong mức này vào tuần tới. Ông nhận định rằng, vàng đang có xu hướng phục hồi trở lại.
Giá vàng hôm nay 12/12: Mỹ lạm phát kỷ lục, vàng lập tức tăng giá Giá vàng thế giới phiên tăng giá nhờ dòng tiền trú ẩn gia tăng, sau khi dữ liệu cho thấy, lạm phát của Mỹ đã tăng cao nhất kể từ năm 1982. Giá vàng trong nước Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/12, giá vàng miếng 9999 trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 60,6 triệu đồng/lượng (mua...