Thưởng Tết giáo viên: Từ hàng chục triệu đồng, khả năng rớt thảm…
Những khoản thu nhập cuối năm đồng loạt giảm, tiền thưởng Tết của giáo viên tại TPHCM đứng trước nguy cơ giảm mạnh so với những năm gần đây.
Cô T.M.A, giáo viên một Trường THCS ở Q.1, TPHCM cho biết, năm nay, cô chưa nhận các khoản tiền cuối năm nên chưa biết cụ thể. Nhưng chắc chắn, khoản tiền cuối năm cô nhận được sẽ giảm nhiều so với hai năm gần đây.
Nhiều khoản đồng loạt giảm, tiền “thưởng Tết” của giáo viên khả năng sẽ giảm sâu (Ảnh minh họa)
Cô M.A. chia sẻ, hai năm trở lại đây, tính cả tiền thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03, tiền tiết kiệm ngân sách từ nhà trường , chăm sóc Tết cô nhận được tổng gần 25 triệu đồng.
“Với giáo viên lương không cao, nhất là những giáo viên không có nguồn thu bên ngoài, không dạy thêm thì đây là một khoản rất lớn khi Tết đến. Nhờ khoản tiền này mà tôi lo toan được hơn cho bố mẹ, con cái”, cô A. nói.
Tuy nhiên, theo cô A. tính toán, tiền thu nhập tăng thêm của thành phố điều chỉnh hệ số giảm; tiền thu nhập tăng thêm của trường từ tiết kiệm ngân sách thậm chí không có hoặc chỉ là tượng trưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm nay, tiền cuối năm của giáo viên sẽ giảm rất mạnh.
Những ngày qua, nhiều giáo viên tại Trường THPT Nguyễn Du, TPHCM không khỏi rầu lòng trước thông tin khoản tiền cuối năm nay chẳng được bao nhiêu, có những khoản có thể không có.
Giáo viên tiểu học ở TPHCM trong chương trình hội xuân (Ảnh minh họa)
Tết 2020, giáo viên tại trường nhận được tổng số tiền ở mức từ 15 – 32 triệu đồng, tùy vị trí công việc. Các khoản này bao gồm khoản thu nhập tăng thêm do tiết kiệm thu chi tài chính của trường ở mức 3 – 4 triệu đồng/người, tiền chăm lo Tết Nguyên đán 3 triệu đồng/người và thu nhập quý 4 theo Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM.
Năm nay, ông Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng nhà trường cho biết, các khoản đồng loạt giảm cho ảnh hưởng của dịch bệnh. Có thể không có khoản tiền tăng thêm từ tiết kiệm ngân sách, tiền chăm lo Tết chỉ còn khoảng 1,4 triệu/người. Còn thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03 đã giảm từ đầu năm nay.
Cần nói rõ, giáo viên không có lương tháng 13 và cũng không có tiền thưởng Tết. Tuy nhiên, một số khoản thu nhập tăng thêm của giáo viên thường được chi vào cuối năm nên thường được hiểu là “thưởng Tết”.
Từ năm 2018, với Nghị quyết 03 của thành phố , giáo viên nhiều trường đón Tết ấm với những khoản thu nhập tăng thêm “khủng”, ghi nhận có nơi có giáo viên có thể nhận được trên 50 triệu đồng cho tất cả các khoản. Từng có trường, tiền thu nhập tăng thêm từ các khoản kết dư của nhà trường, mỗi giáo viên có thể được nhận từ 20 – 30 triệu đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, năm nay, con số đó chỉ là… dĩ vãng. Quản lý nhiều trường cho biết, vẫn cố vun vén Tết cho giáo viên nhưng trên tình thần giảm so với mọi năm, không muốn nói là giảm nhiều, giảm mạnh.
Nghị quyết 03 của HĐND TPHCM về chi thu nhập tăng thêm được áp dụng từ 1/4/2018 với lộ trình ban đầu chi thu nhập tăng thêm năm 2018 là 0,6 lần, năm 2019 là 1,2 lần và năm 2020 là 1,8 lần.
Tuy nhiên, vào giữa tháng 4/2020, trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, TPHCM có thông báo về việc điều chỉnh hệ số thu nhập giáo viên theo Nghị quyết 03 , áp dụng tính từ ngày 1/1/2020.
Thu nhập của giáo viên giảm mạnh do điều chỉnh hệ số thu nhập tăng thêm của Nghị quyết 03 (Ảnh minh họa)
Cụ thể, đối với cán bộ công chức, viên chức có hệ số lương trên 3,00 điều chỉnh hệ số thu nhập tối đa từ 1,2 lần giảm còn 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ của năm 2020.
Đối với cán bộ công chức, viên chức có hệ số lương từ 3,00 trở xuống điều chỉnh hệ số thu nhập tối đa từ 1,2 lần giảm còn 0,8 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ của năm 2020.
Hiệu trưởng một trường học ở Q.9, TPHCM cho biết, cuối năm giáo viên mong nhiều nhất vào khoản tăng thêm từ Nghị quyết 03 và kết dư ngân sách thường được chi cùng thời điểm, giúp họ có một cái Tết ấm.
Năm nay, trường chưa có con số cụ thể nhưng cả hai khoản này đều giảm nên chắc chắn “thưởng Tết” của giáo viên sẽ “hụt” sâu.
Với áp lực về giá cả, các khoản lo toan cuối năm, giáo viên sẽ vất vả, chật vật hơn.
“Có nhiều giáo viên công tác ở trường, sau nhiều năm đi dạy, năm vừa rồi do có các khoản tăng thêm, mới có điều kiện để đưa con về quê đón Tết. Năm nay, khó khăn trở lại, thầy cô lại phải tính toán các phương án chi tiêu thắt chặt hơn”, vị hiệu trưởng này bộc bạch.
Hỗ trợ đồng nghiệp khó khăn vui Tết
Công đoàn ngành giáo dục TPHCM vừa thông báo đến các quận huyện, đơn vị giáo dục về vận động hỗ trợ đồng nghiệp khó khăn, ngoại thành vui Tết Tân sửu 2021.
Theo đó, từ nay đến 25/1/2021, vận động cán bộ, đoàn viên, giáo viên, nhân viên các đơn vị có điều kiện, hỗ trợ chia sẻ với đồng nghiệp các đơn vị khó khăn, các đơn vị ở xã vùng sâu ngoại thành.
Cô giáo 20 năm đi dạy, thưởng Tết được 300.000 đồng
Ngoài những trường ngoài công lập có "của ăn của để", giáo viên có cái Tết "ấm" hơn, những giáo viên trường công lập, giáo viên miền núi không khỏi ngậm ngùi khi nhắc đến con số thưởng Tết.
Thưởng Tết: Gói mì chính, chai dầu gội
"Giáo viên thì làm gì có chuyện thưởng Tết", tôi còn nhớ lời của nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Minh Hạc đã thốt lên như vậy trong một lần chúng tôi hỏi chuyện thưởng Tết của giáo viên.
Quả thật, trong khi phần lớn các công ty, xí nghiệp đều có lương tháng 13 cho công nhân viên chức thì ngành Giáo dục lại không có. Nhiều giáo viên không khỏi chạnh lòng, nhất là ở những trường khó khăn.
Với giọng buồn vô hạn, một giáo viên cấp 3 ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An) kể với chúng tôi, hầu như giáo viên của trường không biết đến thưởng Tết dương lịch.
Về Tết Nguyên đán, cô cho biết, năm ngoái nhà trường thưởng 200.000 đồng, Hội Phụ huynh 100.000 đồng.
Vị chi, tổng thưởng Tết Canh Tý của cô giáo có thâm niên 20 năm đi dạy được 300.000 đồng.
Nhiều cán bộ quản lý giáo dục thừa nhận, ở cấp phổ thông, may ra khối trường dân lập mới có chút ít tiền thưởng cho giáo viên ngày Tết. (ảnh minh họa)
Trên đây không phải câu chuyện duy nhất về thưởng Tết giáo viên chỉ vài trăm nghìn đồng, thậm chí giáo viên cắm bản ở nhiều trường miền núi, rẻo cao, thưởng Tết "tươm" lắm cũng chỉ là gói mì chính, lọ dầu gội.
Thầy Hoàng Văn Phúc, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tuyên Hóa, một trong những huyện miền núi rẻo cao khó khăn nhất nhì của tỉnh Quảng Bình chia sẻ, nhiều trường học ở đây "trắng" thưởng Tết cho giáo viên.
"Huyện nghèo, ngân sách đầu tư ít, các trường chi tiêu tiền điện thắp sáng, điện chạy máy vi tính, tiền nước..., còn chưa đủ thì lấy đâu ra thưởng Tết.
Trường nào khéo lắm, may thưởng được dăm chục, một trăm ngàn đồng đã là cao. Số tiền đó quy ra, cũng chỉ bằng chai dầu gội, gói mì chính.
Thế nhưng đến chút quà nhỏ mọn này cũng rất hi hữu mới có, vì đến một số quỹ cơ bản của trường vẫn còn thiếu thốn, lấy đâu ra mà thưởng Tết", thầy Phúc ngậm ngùi nói.
Theo thầy Hoàng Văn Hải - Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Hóa Tiến, huyện Minh Hóa - một trong hai huyện miền núi rẻo cao của tỉnh Quảng Bình, trước đây đúng là có chuyện thưởng Tết giáo viên chỉ là chai dầu gội, gói mì chính.
Vài ba năm gần đây, nhờ nhà trường tăng gia sản xuất nên có chút đỉnh thưởng Tết cho giáo viên.
Ở khối trường phổ thông công lập, một số trường nếu "khéo co" thì ấm.
"Khéo co thì ấm"
Trước đây, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã từng viết thư kêu gọi doanh nghiệp cùng chung tay ủng hộ để mỗi giáo viên có một chiếc bánh chưng. Trong thư ông viết: "Là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tôi cảm thấy rất băn khoăn khi ngày Tết đến, không góp phần lo được cái Tết cho gia đình của 1 triệu thầy cô giáo mầm non và phổ thông.
Bộ GD&ĐT trân trọng đề nghị các đồng chí lãnh đạo từng địa phương vận động doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tài trợ và hỗ trợ từ kinh phí địa phương để các thầy, cô giáo, nhất là các thầy, cô giáo công tác ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, có một cái Tết ít thiếu thốn hơn ngày thường, có được mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên, có được chiếc áo mới cho cha mẹ, con cái, có được chiếc bánh chưng, bánh tét ăn ngày mồng một Tết"...
Bức thư ngay sau đó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên số tiền thu được vẫn chưa đủ để chi cho hàng triệu giáo viên khó khăn có cái Tết đầy đủ hơn ngày thường.
Quả thật nhiều cán bộ quản lý giáo dục thừa nhận, ở cấp phổ thông, may ra khối trường dân lập mới có chút ít tiền thưởng cho giáo viên ngày Tết, bởi một số trường cân đối thu - chi học phí, rồi thu định mức dạy của giáo viên để đóng quỹ cho nhà trường...
Sau khi cân đối, nếu còn dư thì mới dùng để chi thưởng cho giáo viên.
Ở khối trường phổ thông công lập, một số trường nếu "khéo co" thì ấm. Cô Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường mầm non Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, nhà trường cân đối thu chi, năm ngoái cố gắng thưởng được mỗi người tương đương một tháng lương.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhờ tích lũy quỹ từ năm ngoái nên năm nay, nhà trường cố gắng giữ mức thưởng Tết giáo viên như năm trước.
Thầy Hoàng Văn Hải chia sẻ, do trường miền núi rẻo cao, ngân quỹ hạn hẹp nhưng nhà trường chi tiêu tiết kiệm, cộng với quỹ công đoàn, thu mua giấy vụn, tăng gia sản xuất như trồng rau...
Do vậy năm ngoái, nhà trường cố gắng thưởng Tết cho mỗi giáo viên được 2 triệu đồng. Năm nay, nhà trường cũng cố gắng thưởng Tết khoảng 1 triệu đồng/người.
Đa số giáo viên không có thưởng Tết Đa số giáo viên ở nhiều nơi không có thưởng Tết, thậm chí giáo viên ở trung tâm Thủ đô cũng chỉ được thưởng từ 500.000 đồng tới 1 triệu đồng. Trong khi đó, nhiều giáo viên ở TPHCM có khoản thu nhập tăng thêm dịp Tết hàng chục triệu đồng. Tết 2020, không có tiền thưởng nhưng giáo viên trường Tiểu Học...