Thưởng Tết của nghề “thư giãn không lành mạnh”
Như bao con người khác, những cô gái làm cái dịch vụ “thư giãn” cũng có thưởng Tết, nghỉ Tết và cũng lao đao khi nghĩ về cái Tết trước mắt.
Thưởng Tết tự chọn
Từ lâu, đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã nổi tiếng như một khu “phố đèn đỏ” của Thủ đô. Ở phố này tràn lan những quán massage, tẩm quất thư giãn với dịch vụ chủ yếu là kích dục. Sự tồn tại của những quán massage kiểu này ngang nhiên đến mức những quán tẩm quất chân chính phải ghi rõ biển “tẩm quất lành mạnh”.
Quán thư giãn trên đường Thụy Khuê
Trong một cửa hàng tẩm quất không lành mạnh (không tiện nêu tên) ở quãng giữa đường Thụy Khuê, gần với đoạn rẽ sang đường Văn Cao, bà chủ quán người Hải Phòng. Tối 19/1/2014, trong vai một khách hàng tìm sự thư giãn tối, phóng viên đã nghe được đủ thứ chuyện về Tết và lo Tết của những cô gái làm nghề này.
Quán có 4 cô thì 2 cô đã làm cho khách, bà chủ chạy ra ngoài ăn đêm. Hai cô dưới nhà, co ro trong chiếc chăn và những bộ quần áo hai mảnh mỏng manh. Theo hai cô, Tết này, các nhân viên ở quán phải làm đến hết ngày 29 tháng Chạp. Sau đó, nếu muốn về quê có thể về, còn không có thể ở lại quán. Mùng 5, quán mở cửa trở lại.
Một nữ nhân viên tên Hoài Thu, tự giới thiệu quê ở Sơn La cho biết: “Chị chủ bảo là đầu năm người ta kiêng chơi gái vì sợ đen, sợ dông cả năm. Nhiều ông nhu cầu cao sẽ phải tìm đến cái món tẩm quất kích thích như bọn em”.
Video đang HOT
Về chuyện thưởng Tết, Thu vui vẻ nói: “Chỉ quán em mới có thưởng Tết thôi, những nhà khác bóc lột nhân viên từng tí một. Trước chị chủ nhà em cũng trong nghề nên hiểu.
Năm trước thì được 1 triệu mua quần áo và 1 ngày nghỉ để đi sắm Tết, còn năm nay kinh tế khó khăn, cuối năm chị ý cũng chẳng có tiền mặt nên cho bọn em tùy ý, mỗi đứa tự chọn lấy một ngày, làm được bao nhiêu khách thì được nhận cả, không cần chia theo thỏa thuận cho chị”.
“Em vẫn chưa chọn ngày để tự làm tự thưởng, chị Nga (cô ngồi cạnh đang cắm cúi nhắn tin) nhận thưởng từ trước rằm, đông khách nên được triệu rưỡi. Các chị khác cũng thế, mỗi chị cũng được hơn 1 triệu. Em cứ tưởng cuối năm khách đi xả đen tăng lên, định ủ đến giáp Tết thì nhận, ai ngờ Tết nhất đến nơi mà vẫn chưa có gì”. – Thu chia sẻ.
Được biết, theo giao kèo giữa nhân viên và chủ quán, mỗi một khách sẽ phải trả 150 nghìn/ca 30 phút. Trong đó, nhân viên được 70 nghìn, quán được 80 nghìn. Nếu làm khéo, làm ngoan khách sẽ bo cho thì tiền bo nhân viên được giữ.
Giảm giá để khách ăn cơm bụi
Cận Tết, không ít quán tẩm quất sử dụng chiêu giảm giá để hút khách. Tại đường Đông Các, khi tuyến đường vừa mở ở nút giao thông Ô Chợ Dừa được thông xe, nhiều căn nhà trước là ngõ, nay bỗng dưng thành mặt đường cũng lập tức bước vào công cuộc tu sửa nhà cửa, thậm chí là xây mới để đón Tết. Cũng vì thế, lượng công nhân xây dựng ở khu phố này tăng vọt.
Giảm giá vì kinh tế buồn
Tuy nhiên, khi mật đô dân tứ xứ, lao động tăng lên thì quán tẩm quất Đ.H trên đường Đông Các lại giảm giá từ 150 nghìn/ca xuống 120 nghìn/ca.
Theo người quản lý của quán này (ông chủ quán đã ngoài 60 và ít khi đến quán, quán chỉ có 3 nhân viên và 1 quản lý, thường là người nhà của ông chủ), phải giảm giá như vậy vì phần lớn khách vào là công nhân xây dựng, thợ xây, phu hồ từ các công trình xung quanh.
“Họ chê quán giá cao quá, giảm xuống 120 nghìn thì họ sẽ đi nhiều hơn. Nhiều người nói 30 nghìn đó cũng bằng một suất cơm bụi của họ rồi. Mà công nhận, khi giảm giá, khách vào đông hẳn, mà không chỉ thợ xây đâu anh, nhiều khách nhìn cũng sang lắm. Chỉ chênh nhau có 30 nghìn mà khách vào nườm nượp, thôi thì giảm giá chút mà tăng ca thì cũng được anh ạ”.
Nữ nhân viên của quán tẩm quất thư giãn Đ.H ngồi quấn chăn đợi khách (ảnh trái) và những căn buồng để các cô này hành sự (ảnh phải)
Trò chuyện với Phương Chi, một nhân viên của quán, cô liến thoắng nói: “Em cũng thấy năm nay chán quá, Tết nhất đến nơi rồi. Năm trước tháng này em kiếm 15 – 20 triệu là bình thường, năm nay thì chưa thấy gì.”
“Hôm trước vào quán em, có một anh vừa phải đi mua vé tàu hỏa cho cả gia đình về quê ăn Tết. Anh ấy kể mọi năm toàn lúc nào về thì ra bến mua, nếu hết vé thì thôi vợ chồng con cái bắt một cái taxi về. Năm nay thì tiền tiêu Tết còn không đủ, chắc không dám chơi sang nữa rồi anh nhỉ” – Chi suy luận.
Theo Đất Việt
Hàng trăm ngàn lao động không có thưởng tết
Năm 2013, do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn nên vẫn còn hơn 10.000 người lao động bị nợ lương và hàng trăm nghìn người không có thưởng tết.
Mức thưởng tăng chủ yếu do tiền lương của người lao động tăng - Ảnh: N.Thắng
Thông tin trên được Bộ LĐ-TB-XH công bố tại cuộc họp báo chiều qua, 17.1. Theo ông Tống Văn Lai, Phó vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ LĐ-TB-XH), do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn nên báo cáo của 63 tỉnh, thành phố cho biết vẫn còn 22 địa phương có 79 doanh nghiệp (DN) nợ 75,7 tỉ đồng tiền lương của 10.168 người lao động (NLĐ). Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới lương thưởng tết của NLĐ bị sụt giảm.
Hỗ trợ 12.322 tấn gạo cứu đói Ông Thái Phúc Thành, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ, Bộ LĐ-TB-XH, cho biết Bộ đã nhận được văn bản của 16 tỉnh đề xuất hỗ trợ khoảng 30.000 tấn gạo cứu đói trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và giáp hạt năm 2014, gồm: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Ninh Thuận, Ninh Bình, Thanh Hóa, Kon Tum, Khánh Hòa, Sơn La, Hà Nam và Đắk Lắk. Bộ LĐ-TB-XH đã tổng hợp nhu cầu và trình Thủ tướng quyết định hỗ trợ cho các địa phương tổng số 12.322 tấn gạo. Ngoài ra có hơn 20 tỉnh thành trích ngân sách hỗ trợ người nghèo.
Bộ LĐ-TB-XH cho biết, năm nay có gần 2.000 DN (khoảng 2,5 triệu lao động) thuộc 4 loại hình DN: Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; DN có cổ phần vốn góp của nhà nước; DN, DN tư nhân, tổng công ty cổ phần không có vốn nhà nước và DN vốn nước ngoài (FDI) của 63 tỉnh thành gửi báo cáo lương thưởng tết 2014. Hầu hết các DN báo cáo đều có thưởng cho NLĐ với mức thưởng bình quân khoảng 1 tháng lương (khoảng 4,4 triệu đồng/người, tăng 20% so với mức thưởng tết năm 2013). Mức thưởng tăng chủ yếu do tiền lương của NLĐ tăng. Người có mức thưởng Tết âm lịch cao nhất khoảng 709 triệu đồng thuộc một DN FDI ở TP.HCM. Tiếp đến là khối DN tư nhân có mức thưởng cao nhất là 450 triệu đồng. Khối DN có cổ phần, vốn góp của nhà nước xếp thứ 3 với 299 triệu đồng. Người được thưởng cao nhất khối công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu là 87 triệu đồng.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB-XH còn công bố mức thưởng Tết dương lịch bình quân khoảng 1,1 triệu đồng người (bằng 90% so với mức bình quân năm 2013). Mức cao nhất cũng thuộc về DN FDI của TP.HCM với mức 463 triệu đồng/người.
Đáng chú ý, năm nay có hơn 256.000 NLĐ của 595 DN (chủ yếu là DN tư nhân, công ty cổ phần không có vốn nhà nước) thuộc 8 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Dương, Thái Bình, Kon Tum, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Trị không được thưởng Tết dương lịch. Hơn 420 DN với hơn 118.000 NLĐ của 4 tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương, Phú Thọ và Thanh Hóa không có thưởng Tết âm lịch.
Về thông tin một số DN trả thưởng tết cho NLĐ bằng sản phẩm như tương ớt, gạch, giấy vệ sinh, quần đùi..., ông Tống Văn Lai cho biết do trong luật chỉ quy định tiền lương trả cho NLĐ bằng tiền mặt, còn các khoản thưởng khác không nêu rõ gồm những gì nên "chế tài xử lý vấn đề này đúng hay không là rất khó". "Chúng tôi khuyến khích DN thưởng cho NLĐ bằng tiền mặt, thay vì trả bằng hiện vật. Trong điều kiện DN khó quá, có thể thỏa thuận với NLĐ", ông Lai nói.
Theo TNO
Bi hài thưởng tết cho công nhân Trong khi có doanh nghiệp thưởng tết cho công nhân cả chục triệu đồng, có lãnh đạo công ty nhận thưởng tới 600 - 700 triệu đồng, thì tại nhiều cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, mức thưởng chỉ là gói bánh, đồng quà... thậm chí chỉ là chục cái chổi chít. Thưởng bằng chổi chít Do thiếu tiền mặt, nhiều cơ...