Thưởng Tết của cầu thủ: Mỗi nhà mỗi cảnh
Các đội bóng tại V-League không thể bung két thưởng lớn. Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng để cầu thủ về quê ăn Tết với nụ cười lạc quan.
Các đội bóng nỗ lực để cầu thủ về ăn Tết với nụ cười lạc quan. Ảnh: BĐP.
Cuối năm 2013, Than Quảng Ninh trở thành đội bóng có cách thưởng độc nhất vô nhị ở V-League. Lãnh đạo đội bóng vùng mỏ thông báo đến cầu thủ trong đội đi xếp hàng ở trước nhà kho để nhận từng bao gạo làm quà Tết. Thế mới có chuyện, khi về nhà ăn Tết, có cầu thủ nơi đây mang bao gạo được thưởng đi biếu bố mẹ vợ. Câu chuyện cười ra nước mắt đó xảy ra khi Than Quảng Ninh gặp khó khăn về tài chính nên việc thưởng Tết với họ chỉ mang tính chất tượng trưng.
Tuy nhiên, sang năm nay, đội bóng vùng mỏ đã “lột xác” hoàn toàn. Theo đó, mỗi cầu thủ nơi đây sẽ được thưởng 5-7 triệu đồng mỗi người. Vừa qua, dù để thua 0-1 trước Thanh Hóa nhưng Than Quảng Ninh cũng được các Mạnh Thường Quân thưởng 300 triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần các cầu thủ.
Trong khi đó, SLNA – đội bóng được xem là nghèo bậc nhất ở V-League – cũng quyết định thưởng Tết cho mỗi cầu thủ gần 10 triệu đồng. Ngoài ra, nếu thắng Quảng Nam ở vòng 8 này, cả đội cũng được thưởng thêm 300 triệu đồng. Các cầu thủ xứ Nghệ nói rằng, dù đội bóng đang gặp nhiều khó khăn nhưng sự quan tâm của lãnh đạo cũng khiến họ ấm lòng trong những ngày đầu xuân.
Trong số các đội bóng V-League, Hà Nội T&T được nghỉ Tết muộn nhất. Đội bóng thủ đô đang thi đấu phập phù ở V-League 2015 nhưng vừa qua đã có chiến thắng thuyết phục 4-0 trước Persib Bandung (Indonesia) trong khuôn khổ vòng sơ loại thứ hai AFC Champions League 2015. Sau trận thắng này, toàn đội được thưởng 400 triệu đồng. Cho đến lúc này, “đại gia” Hà Nội T&T chưa công bố mức tiền thưởng Tết nhưng HLV Phan Thanh Hùng nhận định: “Kinh tế đang khó khăn nên rất khó có chuyện đội thưởng Tết lớn. Nhiều khả năng, các thành viên của đội sẽ được thưởng một tháng lương”.
Video đang HOT
Trong khi đó, đội bóng chưa biết đến thất bại tại V-League 2015 là Đồng Tâm cũng không thể “bung két” thưởng lớn cho các cầu thủ. Ông Võ Thành Nhiệm – Chủ tịch CLB Đồng Tâm, tiết lộ: “Đội bóng đang có sự khởi đầu mùa giải rất tốt nên chúng tôi cũng muốn thưởng lớn cho các cầu thủ, nhưng kinh phí có hạn nên lãnh đạo đội quyết định thưởng ở ba mức 10 triệu, 7 triệu và 5 triệu đồng mỗi người, tùy theo mức độ cống hiến của từng cầu thủ. Nếu giấy tờ quyết toán xong sớm, chúng tôi sẽ phát tiền đến tận tay các cầu thủ trước khi bước vào vòng đấu thứ 8 cuối tuần này”.
Do tình hình kinh thế khó khăn, những năm gần đây, các ông chủ không còn “chi đậm” thưởng Tết giống như giai đoạn 2008-2012. Nhưng với giới “quần đùi áo số”, việc họ vẫn được thưởng là đáng mừng vì họ xác định cần phải chia sẻ khó khăn với các ông chủ. Một cầu thủ tâm sự: “Có tiền thưởng dù ít còn hơn là không có gì khi xách vali về quê ăn Tết”.
Hiện nay, rất nhiều đội bóng chưa “chốt” việc thưởng Tết. Các đội như Thanh Hóa, Quảng Nam, HAGL, Hải Phòng đang đợi sau khi thi đấu xong vòng 8 mới công bố số tiền thưởng. Lãnh đạo của một đội bóng khẳng định: “Chúng tôi sẽ cố gắng thưởng Tết để các cầu thủ cảm thấy ấm lòng. Cầu thủ cũng là người lao động, khi về nghỉ Tết thì cũng phải có tiền thưởng chứ”.
Theo Bóng Đá Plus
Thưởng tết: giấc mơ xa của các VĐV
Với những VĐV, khái niệm thưởng tết là điều gì đó quá xa xỉ bởi hầu hết họ đều chưa bao giờ được nhận khoản tiền nào gọi là thưởng tết.
VĐV đội tuyển boxing quốc gia tập luyện tại Trung tâm huấn luyện thể thao cấp cao Hà Nội. Cũng như các môn khác, các VĐV boxing không có thưởng tết - Ảnh: Nam Khánh
Do phải luyện tập đến hết 29 tết nên không khí tập luyện của VĐV tại các trung tâm huấn luyện vẫn rất sôi động. Do ngành thể thao không có tiền thưởng tết nên phần lớn VĐV tự gom góp tiền lương để mua quà về cho gia đình.
VĐV không có thưởng tết
Ông Vương Bích Thắng, tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, cho biết ngân sách ngành thể thao được cấp hằng năm chỉ để chi trả tiền công, tiền ăn và các chế độ khác cho VĐV chứ không có khoản chi nào cho thưởng tết hay tháng lương thứ 13. Vì thế, VĐV của các đội tuyển quốc gia hoàn toàn không được nhận khoản nào từ ngân sách để chi cho tiền thưởng tết, quà tết.
VĐV nào có thành tích tại các giải đấu quốc tế thì được nhận tiền thưởng huy chương theo quy định của Nhà nước. Với các VĐV giành huy chương quốc gia, tiền thưởng do các địa phương chi trả. Tiền thưởng tết cho các VĐV đội tuyển cũng tương tự. Do ngân sách không có nên nếu địa phương nào có điều kiện thì hỗ trợ các VĐV một phần kinh phí hoặc một chút quà để động viên, khích lệ VĐV.
VĐV judo Văn Ngọc Tú cho biết: "Đội tuyển judo có khoảng 40 VĐV. Kể từ khi có mặt ở đội tuyển chục năm qua, tôi và các đồng đội chưa khi nào được nhận tiền thưởng tết. Có chăng là được một chút quà lưu niệm bằng hiện vật của địa phương mình đầu quân mỗi dịp tết đến".
VĐV đi bộ Nguyễn Thị Thanh Phúc cho biết cũng không nhận được tiền thưởng hay quà tết gì từ đội tuyển điền kinh, nơi cô cống hiến nhiều năm qua. Mỗi năm cô chỉ được nhận một gói quà và một phong bì với chút tiền gọi là để động viên của Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng nơi cô tập luyện. Phúc nói thêm năm 2014 do chỉ giành 1 HCV Đại hội TDTT toàn quốc nên cả năm cô chỉ có 10 triệu đồng tiền thưởng huy chương từ Đà Nẵng. Cậu em trai Nguyễn Thành Ngưng cũng đạt thành tích giống chị nên năm nay hai chị em ăn tết tiết kiệm. "Tôi đã sắm một ít đồ tết cho gia đình trong khả năng của mình nên cũng yên tâm" - Thanh Phúc tâm sự.
Gói bánh chưng làm quà cho VĐV
Kinh phí có hạn, nhiều trung tâm huấn luyện thể thao đã nghĩ ra nhiều ý tưởng để tiết kiệm tiền nhưng vẫn có quà dù ít dù nhiều để tặng các VĐV về quê ăn tết.
HLV Phạm Thị Minh của đội điền kinh Thanh Hóa (HLV của VĐV Quách Thị Lan) cho biết những ngày này, Trung tâm huấn luyện thể thao Thanh Hóa phân công các đoàn viên và công đoàn người rửa lá, người vo nếp... để gói bánh chưng biếu các VĐV về quê ăn tết. Cô Minh chia sẻ: "Trung tâm có nhiều VĐV nên bánh được gói rất nhiều, mỗi người chia nhau một việc để nồi bánh hoàn thành. Mỗi năm các VĐV được nhận vài chiếc bánh chưng, của ít lòng nhiều, dù sao các VĐV, HLV cũng có chút quà về quê ăn tết".
HLV Nguyễn Trọng Hổ, đội tuyển điền kinh VN, cho biết trước đây khi còn là HLV điền kinh của tỉnh Hà Tây, cứ đến dịp tết là trung tâm huấn luyện thể thao tỉnh lại gói bánh chưng làm quà cho HLV, VĐV. HLV Trọng Hổ kể: "Năm 2006-2007, lương của VĐV chỉ được 30.000-50.000 đồng/tháng nên quà tết với các em dù ít nhưng rất ý nghĩa. Trung tâm nấu bánh chưng rồi phát cho từng người, thêm mỗi người gói mứt, hộp chè là xách về quê thôi. Thể thao là "con nhà nghèo" nên quà cáp cho các VĐV chỉ gọi là có cho vui và ấm áp".
Đô vật Nguyễn Thị Lụa cho biết đội tuyển vật quốc gia chưa từng có tiền thưởng hay quà tết cho VĐV. Hằng năm dịp tết đến, Lụa chỉ được nhận gói quà và khoanh giò từ ban huấn luyện đội vật Hà Nội để động viên tinh thần. Năm 2014, với thành tích đoạt 1 HCB châu Á, 1 HCV Đông Nam Á, 1 HCV Đại hội TDTT toàn quốc nên Lụa cũng có kha khá tiền thưởng từ những huy chương này để sắm tết cho bố mẹ. "Đội vật năm 2015 không có mặt tại SEA Games nên tôi chỉ tập trung cho giải đấu tích điểm đến Olympic 2016. Năm mới tôi chỉ mong sẽ giành được nhiều thành tích tốt để cuối năm có nhiều tiền thưởng huy chương bù vào việc không có thưởng tết" - Lụa tâm sự.
Tết đến ai cũng mong có thưởng nhưng khái niệm này hoàn toàn không có đối với các VĐV. Ngành thể thao không có kinh phí thưởng, các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các sở thể dục thể thao địa phương cũng tùy vào nguồn kinh phí hoặc nếu trong năm tiết kiệm chi tiêu được nhiều thì có gói quà cho các HLV, VĐV về quê ăn tết, nơi nào nghèo thì VĐV về quê tay không.
Theo VNE
Trường nghề 'gồng mình' thưởng Tết Ông Lê Lâm, hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn liệt kê một loạt các thông số trong năm qua như chỉ tiêu tuyển sinh 1800, lượng thí sinh đăng kí dự thi 300 em, lượng sinh viên nhập học 100 em, trường có hơn 100 cán bộ giảng viên rồi buông "thế này là biết tình hình như thế nào". Một...