Thưởng Tết cho các cầu thủ nữ: Tinh thần là chính
Không có tài trợ hoặc có thì cũng rất hạn chế nên mỗi khi Tết đến, Xuân về, các đội bóng đá nữ hầu hết đều chung hoàn cảnh vui về tinh thần nhưng lại buồn khi đến đến vật chất. Thưởng Tết ư, có đấy nhưng chỉ mang tính tượng trưng, thậm chí, có nhiều cách khác nhau để các đội bóng động viên cầu thủ của mình.
Đem chuyện thưởng Tết hỏi trung vệ Ngọc Anh, người đang khoác áo CLB Hà Nội Tràng An 1 thì người viết nhận được câu trả lời đơn giản, ngắn gọn nhưng lại rất thấm thía: “Bọn em làm gì có tài trợ, lấy đâu thưởng Tết hả anh”? Tiếng là đội bóng đóng trên địa bàn Thủ đô nhưng chế độ với các cầu thủ nữ Hà Nội Tràng An 1 hay Hà Nội Tràng An 2 đâu phải là nhiều. Đã thế nếu có còn phải chia theo định mức cụ thể nên niềm vui, nỗi buồn mỗi người mỗi khác. Ở đội Hà Nội Tràng An 1, theo như lời trung vệ Ngọc Anh thì do không có tài trợ, tiền thưởng Tết không có nhưng cũng may là tiền thưởng cho chức VĐQG năm 2011 đến giờ mới được giải ngân để chia cho cả đội. Tính ra, với một cầu thủ đá chính như bản thân trung vệ Ngọc Anh cũng được 6 triệu. Số tiền này quả thực không nhiều nhưng trong hoàn cảnh bóng đá nữ thì đó cũng là con số đáng nói, có còn hơn không. Dù tính chất là tiền thưởng cho thành tích VĐQG chứ không phải thưởng dịp Tết nguyên đán nhưng việc được phát đúng thời điểm Tết đến Xuân về phần nào cũng giúp các cầu thủ Hà Nội Tràng An 1 đỡ cảnh chạnh lòng.
TP.HCM là một trong số ít những đội bóng đá nữ ở VN có tiền thưởng Tết, dù không quá nhiều
Ngược dòng địa lý, xuôi về phương Nam đến với đội nữ TPHCM, khi hỏi về thưởng Tết, HLV Nguyễn Tấn Lợi thật thà mà rằng, có thì có đấy nhưng ít lắm. TP.HCM là một trong số ít những đội bóng đá nữ ở VN hiện nay có nguồn tài trợ ổn định hàng năm dù con số còn khá khiêm tốn. Cũng chính nhờ sự hơn so với đồng nghiệp này mà lãnh đạo đội đã tính toán, lên kế hoạch chi tiết, cân đối thu chi tiết kiệm làm sao để từ nguồn tài trợ đó, cuối năm vẫn có một khoản dù nhỏ trích ra chia cho các cầu thủ. Cách chia tiền thưởng ở đội bóng đá nữ TP.HCM cũng khá đặc biệt. Ngoài mức thưởng tiền dao động từ 1 đến 2 triệu đồng/người, các cầu thủ đa phần ngoại tỉnh còn được hỗ trợ tiền tàu xe để về quê. Với những người ở gần thì là 300.000 đồng, xa hơn, nhất là các cầu thủ quê ở miền Trung thì tiền hỗ trợ có thể lên tới 500.000 đồng. Theo HLV Nguyễn Tấn Lợi, tiền dù ít, chỉ mang ý nghĩa động viên là chính nhưng các cầu thủ dẫu sao vẫn còn nhận thấy được BHL cũng như lãnh đạo đội bóng quan tâm.
Hà Nội Tràng An 1, TP.HCM thì như thế, với Phong Phú Hà Nam, đội bóng có tuổi đời trẻ nhưng năm qua đã thi đấu cực kỳ thành công, giành ngôi á quân giải VĐQG thì khác. Có lẽ cũng chính nhờ thành tích đáng khích lệ đó mà các cầu thủ nữ Phong Phú Hà Nam nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các cấp lãnh đạo cũng như nhà tài trợ Phong Phú. HLV Văn Thị Thanh mặc dù đang trong thời gian nghỉ chờ sinh con đầu lòng nhưng vẫn hồ hởi khoe, chắc chắn đội sẽ có thưởng. Tương tự như vậy là câu chuyện ở đội bóng đá nữ Than KSVN. Dù tại giải VĐQG 2011, đội bóng vùng mỏ chỉ đứng thứ 4 nhưng với sự hỗ trợ từ ngành dọc là Tập đoàn than khoáng sản VN và Công ty tuyển than Cửa Ông, nữ cầu thủ Than KSVN vẫn có thưởng. Khó khăn nhất trong số 6 CLB bóng đá nữ hiện nay có lẽ vẫn là Gang thép Thái Nguyên. Hà Nội Tràng An 2 cũng trong hoàn cảnh tương tự và chế độ thì không thể bằng Hà Nội Tràng An 1 đã VĐQG.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nghề cao quý an phận Tết nghèo
Nghề giáo là nghề cao quý. Người theo nghề đều cố giữ cái tâm của mình trong sáng. Quen sống thanh đạm, nhiều thầy cô phải chật vật xoay xở mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Ngoài nguồn UBND TPHCM hỗ trợ, các trường cũng đắp đổi thêm, song nhìn sang mức thưởng ở các nơi khác, giáo viên cũng thoáng chút chạnh lòng.
Không du lịch xa, không thăm thú nhiều
Gần 30 năm dạy học ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ - TPHCM, cô Lương Thị Mỹ Lệ, giáo viên Trường Tiểu học Long Thạnh, vẫn còn khá lạ lẫm với mấy chữ "tiền chăm lo Tết cho giáo viên". Thời gian đầu, việc sống và dạy học ở ngoại thành đối với những giáo viên mới tốt nghiệp như cô Mỹ Lệ không mấy dễ dàng. "Nhưng mỗi khi nhìn những ánh mắt khao khát được biết đến con chữ của các em, những đứa trẻ sau giờ học phải nai lưng mò nghêu kiếm sống và tình cảm nồng hậu của người dân xã Long Hòa quanh năm chân lấm tay bùn những mong con cái được học hành đến nơi đến chốn, tôi lại muốn được cống hiến hết mình" - cô Mỹ Lệ tâm sự. Thế nên, hết thời gian tại nhiệm, thay vì xin về các trường ở nội thành, cô Mỹ Lệ tình nguyện ở lại gắn bó với vùng đất Cần Giờ.
"Năm vừa rồi, lần đầu tiên tôi nhận được số tiền hỗ trợ Tết hơn 1 triệu đồng của nhà trường. Tiền hỗ trợ Tết này có được từ việc trường phát động tiết kiệm chi tiêu. Năm nay, để giáo viên có một cái Tết tươm tất hơn, ngay từ đầu năm, nhà trường đã cùng toàn thể giáo viên và nhân viên lên kế hoạch cân đối thu chi để tiết kiệm tối đa. Tin vui đối với tôi cũng như những giáo viên khác của trường là năm nay, TPHCM hỗ trợ Tết mỗi giáo viên 700.000 đồng. Số tiền đó cũng giúp giáo viên chúng tôi mua vài món đồ Tết, dụng cụ dạy học..." - cô Mỹ Lệ bộc bạch.
Trường THPT Tân Thông Hội, ấp Bàu Sim, huyện Củ Chi - TPHCM cũng chưa có thông báo về số tiền chăm lo Tết cho giáo viên sau khi cân đối thu chi trong năm. Ông Bùi Xuân Hải, Chủ tịch Công đoàn (CĐ) trường, cho biết: "Biết các thầy, cô sau một năm dạy học vất vả, thời điểm cận Tết này đều mong sớm có tiền hỗ trợ để chi tiêu Tết nên CĐ đã hỗ trợ 200.000 đồng và đề xuất trường tạm ứng khoản tiền 700.000 đồng do TP hỗ trợ cho mỗi giáo viên. Năm ngoái, cộng các khoản tiền do TP, nhà trường, CĐ hỗ trợ, mỗi giáo viên được gần 2 triệu đồng, tạm đủ trang trải những gì cần thiết nhất cho mấy ngày Tết trên tinh thần không du lịch xa TP hay thăm thú họ hàng nhiều".
Giáo viên đang đứng lớp tại một cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật ở TPHCM
Không hỏi thăm mức thưởng, sợ buồn thêm
Cũng tìm cách cân đối thu chi để tiết kiệm tối đa kinh phí, tại hội nghị cán bộ công chức diễn ra đầu năm, Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 12 - TPHCM đã thông báo mức chăm lo Tết cho giáo viên là 1 triệu đồng. Cô Hồ Nguyễn Hồng Thương, giáo viên của trung tâm, cho biết: "Quê tôi ở Long An, sau khi ra trường, không tìm được việc làm ở quê nên tôi xin vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 12 dạy học. Thời gian đầu là giáo viên dạy theo hợp đồng, lương thấp, cuộc sống khá chật vật. Giờ đã vào biên chế, cuộc sống tôi đỡ hơn. Đó là nhờ nhà trường ngày càng chăm lo, quan tâm chia sẻ đến đời sống của giáo viên, tuy số tiền chăm lo Tết 1 triệu đồng không nhiều, mua vài bộ đồ cho mình, cho người thân là hết". Dịp cuối năm, biết ở TPHCM có nơi công bố thưởng Tết với số tiền hàng chục, hàng trăm triệu đồng, cũng như nhiều giáo viên khác, cô Hồng Thương cũng thấy chạnh lòng.
Trong câu chuyện của các thầy, cô giáo, như một quy định ngầm, không ai hỏi thăm nhau mức hỗ trợ Tết mỗi người được nhận của năm nay. Thầy Đỗ Đình Trúc, giáo viên thể dục Trường THPT Trưng Vương (quận 1 - TPHCM), lý giải: "Cả người được nhận tiền Tết ít và người được nhận tiền Tết nhiều đều ngại nói ra, dĩ nhiên đa số được nhận ít". Thầy Trúc cũng chỉ cho biết Tết này thầy được thưởng một tháng lương cộng thêm số tiền TP hỗ trợ, việc đón Tết của gia đình thầy xem như tạm ổn.
Nhằm hỗ trợ giáo viên ngoại thành khó khăn có điều kiện đón Tết, CĐ ngành giáo dục TPHCM đã phát động phong trào giáo viên nội thành chung tay chăm lo Tết cho giáo viên các huyện ngoại thành. Hiện chúng tôi đã có danh sách 770 giáo viên đặc biệt khó khăn cần được chăm lo. Ông Bùi Văn Nam, Phó Chủ tịch CĐ ngành giáo dục TPHCM
Theo Người lao động
Ngày Tết ăn dưa món Theo quan niệm của mẹ tôi thì trong dịp xuân về, món bánh tét, bánh chưng không thể thiếu dưa món để ăn kèm. Dưa món là món dưa kết hợp nhiều loại trái củ: đu đủ xanh, cà rốt, củ cải, su hào, khóm, củ kiệu, đậu phụng, ớt tạo cho người ăn không nhàm chán lại hấp dẫn. Để có hũ...