Thưởng tết… 70 cái quần đùi
Nhận bịch… quần đùi từ tay nhóm trưởng với thông báo “đây là quà thưởng Tết cuối năm”, chị Trần Thị Hải – nhân viên một công ty may ở quận Hoàng Mai, Hà Nội thở dài thườn thượt. Niềm hy vọng về một cái Tết “xôm” hơn mọi năm đã bị tắt ngóm.
Quà Tết “nhà trồng được”
Cũng theo chị Hải, nếu như năm trước, mỗi công nhân được thưởng một tháng lương thì năm nay do hàng bán không chạy nên công ty thưởng luôn… hàng ế cho nhân viên. Do vậy, mỗi người được nhận khoảng 70 chiếc… quần đùi, quần soóc nên chị Hải phải mang ra chợ nhờ bán. “Trời lạnh nên nếu được tặng quần áo rét thì còn dùng được chứ quần đùi thì… Tôi đã tặng họ hàng, bạn bè mỗi người vài cái nhưng vẫn không hết nên tiếc của phải mang đi bán. Thôi thì được đồng nào hay đồng ấy” – chị Hải than thở.
Giống như công ty của chị Hải, do làm ăn khó khăn nên năm nay, thay vì thưởng Tết cho nhân viên bằng tiền, nhiều đơn vị quyết định thưởng bằng các sản phẩm “nhà trồng được” vừa để giải phóng hàng tồn kho, vừa đỡ được một khoản chi bằng tiền mặt. Không chỉ tặng đồ may mặc như quần áo, khăn tất, một số công ty còn tặng đường, miến, bột ngọt, dầu ăn, nước mắm, nước ngọt, giỏ quà Tết, sữa, bánh kẹo…cho nhân viên. Anh Nguyễn Văn Hùng – công nhân khu công nghiệp Sài Đồng, quận Long Biên cho biết, Tết này, công ty anh tặng mỗi công nhân 5 phiếu mua hàng tại siêu thị, mỗi phiếu trị giá 100.000 đồng. Tuy vậy, anh Hùng không dùng phiếu này đi mua hàng vì nghĩ trong siêu thị hàng hóa sẽ đắt hơn nên đành nhượng lại cho một người bạn với giá 480.000 đồng. Có lẽ họ tặng phiếu mua hàng của siêu thị để còn được hưởng % từ siêu thị đó” – anh Hùng chia sẻ.
Bên cạnh những mặt hàng thiết yếu, một số đơn vị còn thưởng Tết cho nhân viên bằng vé xem phim, vé tàu xe, tăng ngày nghỉ. Thậm chí có công ty còn thưởng Tết cho nhân viên bằng… gạch xây dựng. Theo một số công nhân ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh, để giữ chân công nhân, một doanh nghiệp đã nghĩ ra một cách thưởng Tết rất lạ. Trong tháng lương cuối cùng của năm, mỗi công nhân sẽ bị giữ lại 200.000 đồng. Công ty sẽ đưa công nhân về quê ăn Tết và đón lên làm việc bằng xe của công ty. Số tiền của mỗi cá nhân sẽ được hoàn lại khi họ đi làm đúng hẹn. Chị Lê Thị Nhàn – một công nhân quê ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho biết: “Những người không về bằng xe của công ty thì không những không được thanh toán tiền tàu xe mà số tiền 200.000 đồng của họ cũng bị mất. Công ty thưởng Tết theo kiểu này chẳng khác nào làm khó công nhân. Một số người có ý định sau Tết sẽ chuyển chỗ làm khác nhưng vì tiếc tiền nên đành phải ở lại. Đúng là nhận thưởng Tết mà chẳng thấy vui chút nào”.
Video đang HOT
Do việc thưởng Tết bằng hiện vật là khá phổ biến nên trên nhiều trang web, tình trạng rao bán quà Tết cũng trở nên nhộn nhịp. “Mình có chồng làm tại công ty dệt kim, đợt tết này được thưởng 700 đôi tất nam. Tất dày, rất ấm lại bền. Bạn nào có nhu cầu hãy gọi điện cho mình. Mình sẽ nhượng lại theo giá bán buôn”. Hoặc: “Mình được thưởng 15 thùng sữa, 2 tháng nữa hết hạn. Ai có nhu cầu mua mình sẽ bán với giá rất “mềm”, thấp hơn nhiều so với tại siêu thị, khoảng 450.000 đồng/thùng. Tiếp tục giảm giá với những người mua từ 2 thùng trở lên. Mua nhanh kẻo hết”.
Thưởng cho… xong chuyện
Nói về chuyện thưởng Tết, ông Lê Đức Tuấn – nguyên cán bộ của Bộ Lao động, Thương Bình và Xã hội cho rằng, thưởng Tết bằng hiện vật hay tiền mặt thì cũng là thưởng, quan trọng là giá trị phần thưởng và thái độ của người đứng đầu cơ quan đó đối với nhân viên như thế nào. Đại đa số các đơn vị đều cho rằng, mức thưởng tối đa tương đương với một tháng lương cơ bản cho nhân viên là mức có thể chấp nhận được.
Việc thưởng Tết thường dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Việc thưởng Tết cho nhân viên do các đơn vị chủ động, họ có quyền không thưởng hoặc có quyền thưởng bằng chính sản phẩm mà họ làm ra. Tuy nhiên, thưởng Tết cho người lao động là cần thiết bởi nó không những có tác dụng rất lớn trong việc động viên người lao động, tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa, bền vững giữa 2 bên mà còn góp phần làm tăng năng suất lao động. Đáng buồn là hiện nay, một số doanh nghiệp đã không nhận thức được tầm quan trọng của việc thưởng Tết nên đã có quan điểm thưởng cho… xong chuyện. Đó là nguyên nhân chính khiến người lao động bỏ việc sau Tết.
Cũng theo ông Tuấn, có thể nói lương thưởng là yếu tố quan trọng nhất mà người lao động quan tâm khi quyết định vào làm việc tại một đơn vị nào đó. Và với họ, tiền thưởng Tết là một khoản thu nhập không nhỏ để chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầy đủ sung túc, là một khoản để tích lũy, để dành. Vì vậy, tiền thưởng là một trong những công cụ quan trọng trong việc sử dụng nhân sự mà các doanh nghiệp phải coi trọng. Vào thời điểm cuối năm, doanh nghiệp nên nhìn nhận lại những đóng góp của người lao động trong năm qua để san sẻ lợi nhuận với họ một cách công khai, minh bạch. Có như vậy, người lao động mới có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và các đơn vị này sẽ tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ cho việc môi giới và tuyển dụng lao động sau Tết.
Theo 24h
Bắn pháo hoa: Nơi ngân sách, chỗ xã hội hóa
Nhiều tỉnh thành đang chuẩn bị cho việc bắn pháo hoa để đánh dấu khoảnh khắc giao thừa, đáp ứng nhu cầu thưởng lãm của người dân. Nhưng cũng có nơi muốn nhấn mạnh hoạt động chăm lo cho người nghèo, đã không tổ chức bắn pháo hoa.
Trong đó, năm điểm tầm cao trước Bưu điện Hà Nội và trước trụ sở báo Hà Nội Mới, công viên Thống Nhất, vườn hoa Lạc Long Quân, hồ Văn Quán, sân vận động quốc gia Mỹ Đình và 24 điểm bắn tầm thấp ở 24 quận huyện, thị xã.
Ngân sách chi 4-5 tỉ đồng cho 29 điểm
Đà Nẵng bắn 4 điểm với chi phí thấp
Đại tá Huỳnh Minh Chức - chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự TP Đà Nẵng - cho biết theo kế hoạch do UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt, trong đêm giao thừa Tết Quý Tỵ sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại bốn điểm. Trong đó kết hợp 2.000 quả pháo tầm cao và 60 giàn pháo tầm thấp. Kinh phí để bắn pháo hoa bốn điểm trên rất thấp. "Chúng tôi sử dụng nguồn pháo hoa được sản xuất trong nước nên giá thành rẻ hơn nhiều so với nhập từ nước ngoài về. Dù vậy chất lượng vẫn đảm bảo để người dân được đón giao thừa ý nghĩa" - đại tá Chức nói thêm.
Đoàn Cường
Tại năm điểm bắn pháo hoa tầm cao ở Hà Nội sẽ được bố trí 3.100 quả pháo hoa, còn mỗi điểm bắn tầm thấp được bố trí 90 giàn pháo. Theo Văn phòng UBND TP, số điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa năm nay vẫn giữ nguyên theo kế hoạch những năm trước.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thọ, phó giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, cho biết sở chưa nhận được văn bản cụ thể về nguồn kinh phí dự kiến tổ chức bắn pháo hoa, mặc dù kế hoạch được TP Hà Nội phê duyệt từ ngày 29/11/2012. Ông Thọ cho biết Bộ tư lệnh thủ đô vẫn chưa trình kinh phí dự kiến chi cho nhiệm vụ bắn pháo hoa trong dịp Tết Quý Tỵ.
Theo tìm hiểu của PV, trong ngày 31/1, Bộ tư lệnh thủ đô dự kiến tổ chức hiệp đồng và giao nhiệm vụ bắn pháo hoa tại 29 điểm của Hà Nội cho các đơn vị. Riêng về nguồn kinh phí, Bộ tư lệnh thủ đô sẽ thanh quyết toán kinh phí sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Còn Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng cho biết nguồn kinh phí dành cho nhiệm vụ bắn pháo hoa Tết Quý Tỵ được TP trích từ ngân sách. Theo ông Tưởng, những năm trước TP vẫn tổ chức bắn pháo hoa tại 29 điểm và cũng trích nguồn vốn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này, nên năm nay vẫn thực hiện như vậy.
Về kinh phí tổ chức bắn pháo hoa, theo ông Tưởng, trong dịp Tết Nguyên đán 2012, nguồn vốn chi cho bắn pháo hoa là 5 tỉ đồng. "Chi tiết nguồn kinh phí thì phải khối văn xã mới nắm rõ, nhưng kinh phí được ghi trong dự toán và đã báo cáo thường trực Thành ủy, chi cho nhiệm vụ bắn pháo hoa năm nay ước khoảng 4-5 tỉ đồng" - ông Tưởng cho hay.
Nhiều năm qua, TP.HCM bắn pháo hoa bằng nguồn kinh phí do doanh nghiệp đóng góp - Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Pháo hoa "xã hội hóa"
Ông Lê Tôn Thanh - phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM - cho biết cũng như nhiều năm gần đây, toàn bộ kinh phí thực hiện bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Quý Tỵ đều do doanh nghiệp đóng góp. Dự kiến ban đầu sẽ có tám điểm bắn pháo hoa, tuy nhiên đến thời điểm này, điểm bắn pháo hoa tại Gò Vấp không huy động được kinh phí nên xin rút. Bảy điểm bắn còn lại gồm một điểm bắn tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (quận 2) và sáu điểm bắn tầm thấp rải đều ở các quận huyện ngoại thành.
Ngoại trừ điểm bắn pháo hoa tại Cần Giờ do UBND huyện Cần Giờ tổ chức và vận động đóng góp, sáu điểm còn lại đều do Tổng công ty Du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên (Saigontourist) vận động kinh phí thực hiện. Ông Lê Tôn Thanh cho biết kinh phí để thực hiện bắn pháo hoa tại mỗi điểm bắn tầm thấp từ trên 200 đến 300 triệu đồng, điểm bắn tầm cao từ 350-450 triệu đồng. Theo ông Thanh, việc chọn địa điểm bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết Quý Tỵ đều đã được TP cân nhắc kỹ. Trong đó, dời điểm bắn tầm cao từ bến Nhà Rồng về đầu đường hầm sông Sài Gòn là để giới thiệu công trình hiện đại của TP. Điểm bắn tại khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò (Bình Chánh) nhân kỷ niệm 45 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968)...
Giải thích về việc số điểm bắn pháo hoa của TP.HCM ít hơn so với Hà Nội, thậm chí ít hơn về điểm bắn tầm cao so với Đà Nẵng (4 điểm bắn tầm cao) và Cần Thơ (2 điểm bắn tầm cao), ông Lê Tôn Thanh cho biết việc xã hội hóa hoạt động bắn pháo hoa đã được Chính phủ yêu cầu thực hiện, doanh nghiệp đóng góp đến đâu thì TP thực hiện đến đó. Tuy nhiên, ông Thanh cho rằng kể cả xã hội hóa thì cũng phải tiết kiệm.
"Từ trước đến nay, năm nhiều nhất TP.HCM cũng chỉ bắn pháo hoa tại tám điểm. Năm nay điểm bắn pháo hoa tại Gò Vấp rút thì bổ sung điểm bắn pháo hoa Láng Le - Bàu Cò, các điểm còn lại cũng rải đều khắp TP. Tôi nghĩ như vậy là đủ vui, tiết kiệm và đáp ứng được nhu cầu của người dân" - ông Lê Tôn Thanh nói.
Một số tỉnh không bắn pháo hoa
UBND tỉnh Kiên Giang vừa chỉ đạo dừng bắn pháo hoa vào đêm giao thừa Tết Quý Tỵ 2013. Mục đích dừng bắn pháo hoa nhằm tiết kiệm kinh phí dù là kinh phí của ngân sách hay vận động doanh nghiệp.
Theo ông Lê Minh Hoàng - giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang, kế hoạch ban đầu dự kiến tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại ba điểm là TP Rạch Giá, huyện Phú Quốc và U Minh Thượng. Nguồn kinh phí dự kiến khoảng 2,4 tỉ đồng và vận động từ các doanh nghiệp.
Tỉnh Hà Giang cũng không bắn pháo hoa với lý do như tỉnh Kiên Giang. Tỉnh cho biết trong trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn muốn đóng góp kinh phí để bắn pháo hoa, tỉnh sẽ đề nghị chuyển số tiền này để mua gạo giúp đồng bào, gia đình chính sách trên địa bàn có đủ lương thực đón năm mới thật no đủ.
Theo 24h
Chặt chém khách thuê ôtô tự lái Nghỉ Tết dài nên nhu cầu thuê xe tự lái tăng mạnh. Ngay từ đầu tháng Chạp, hầu hết các đơn vị cho thuê xe tự lái đã kín khách. Vào mùa chặt chém Các công ty và cơ sở cho thuê xe tự lái cho biết, khách thuê xe dịp Tết Nguyên đán bắt đầu đặt xe từ nửa cuối tháng 11...