Thương tâm bé 4 tuổi bị bỏng nặng ở vùng mặt
Trong lúc cùng anh trai đốt lửa để nướng hạt điều, không may ngọn lửa cháy lớn làm bé Ngô Công Tuấn Anh ( 4 tuổi, ngụ huyện Bình Đào, tỉnh Quảng Nam) bị bỏng nặng toàn thân, tay chân co rút, phần mặt bị biến dạng 80%.
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook, nhiều cư dân mạng chia sẻ hình ảnh thương tâm của cậu bé Ngô Công Tuấn Anh (4 tuổi) bị bỏng toàn thân, chân tay co rút rất thương tâm.
Để tìm hiểu, chúng tôi liên lạc với chị Hà Thị Len (mẹ cháu Tuấn Anh) cho biết: “Cách đây 6 tháng, tôi và chồng đi làm, bé Tuấn Anh cùng anh trai, đốt lửa rơm lên nướng hạt điều để ăn, không may ngọn lửa cháy nhanh làm cháu bị bỏng toàn thân… Nghe tiếng kêu cứu, bà con xung quanh chạy đến đưa cháu đi cấp cứu tại Bệnh viện Quảng Nam. Nhưng vì vết bỏng quá nặng nên cháu được chuyển tiếp ra Khoa bỏng, Bệnh viện Đà Nẵng điều trị”.
Chị Len cùng bé Tuấn Anh ở bệnh viện
Sau khi, được chuyển đến Khoa bỏng Bệnh viện Đà Nẵng, các bác sĩ đã nhanh chóng cho bé vào phòng cấp cứu để điều trị tránh trường hợp tử vong do sốc bỏng. Sau đó, bé được chuyển vào phòng cách li để tiếp tục cấy ghép da. Các bác sĩ đã lấy vùng da đùi của bé để đắp vào các vết bỏng nặng ở mặt và tay. Tuy nhiên, do ngọn lửa làm cháy đen gương mặt và các vết bỏng khá sâu ở tay và chân… khiến bàn tay bé bị dính vào nhau không thể cử động được, vành tai bị dính 1 bên chỉ còn nghe được 1 bên tai, miệng bị dính lại chỉ còn bên nhỏ để đưa thức ăn vào.
Trao đổi với phóng viên, chị Len nghẹn ngào chia sẻ: “Những ngày điều trị tại bệnh viện, nhìn con nằm bất động toàn thân băng bó, đau rát mà lòng tôi đau xót cho con. Những đêm cháu nổi sốt cao, cháu nói lơ mơ “mẹ ơi con đau lắm, khi nào con mới hết đau,…” làm tôi không cầm được nước mắt, mong sao tôi có thể chịu thây cho cháu”.
Được biết, bé Tuấn Anh là con út trong 4 người con của vợ chồng chị Len. Cuộc sống gia đình rất khó khăn, công việc của 2 vợ chồng chị bắt đầu từ 5 giờ sáng đến tối mới về nên các cháu ở nhà đứa lớn phải trông đứa bé và tự chăm sóc lẫn nhau.
Sau khi xuất viện, tưởng chừng sức khỏe bé Tuấn Anh sẽ sớm phục hồi, thì một lần nữa bé bị sốt li bì. Vợ chồng chị Len tiếp tục khăn gói đưa con trở lại Khoa bỏng, Bệnh viện Đà Nẵng để được điều trị. Tại đây, các bác sĩ cho biết, tình trạng sức khỏe của bé rất yếu phải nhập viện để theo dõi.
Video đang HOT
Thương con, chị Len bày tỏ với bác sĩ muốn phẫu thuật khuôn mặt cho bé Tuấn Anh để sớm trở về với cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Những các bác sĩ cho biết, vì vết thương bỏng khá nặng và sâu phải phẫu thuật cả chục lần cũng không thể lành lặn, chi phí rất tốn kém.
Từ ngày con ghép da, hai vợ chồng tôi chạy vay mượn ngược xuôi để lo cho con, bây giờ tình trạng sức khỏe con cũng đỡ rồi, nhưng mỗi lần thấy con nhìn vào gương rồi hỏi “mẹ ơi chừng nào bác sĩ mới tháo mặt nạ ra cho con vậy mẹ,…” lòng tôi đau đớn lắm. Ba bé đem gương soi trong nhà cất hết đi nhưng khi có người đến thăm hay bị mấy bạn trong xóm trêu chọc thì bé lại khóc suốt, chị Len chia sẻ.
Hiện tại, để có tiền lo chi phí phẫu thuật cho bé Tuấn Anh, vợ chồng chị Len ai thuê gì cũng làm để mong dành dụm được tiền mà phẫu thuật tay, chân và vành tai cho con. Để sau này con có thể chạy nhảy, vui cười cùng chúng bạn.
Mọi sự giúp đỡ của mạnh thường quân cho gia đình chị Hà Thị Len tại địa chỉ: Đội 14 thôn Vân Tiên (thôn 4) xã Bình Đào, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0165.575.2097. (chị Len mẹ cháu Tuấn Anh).
Theo_Eva
Mắc bệnh bại liệt, bé trai 4 tuổi tử vong tại Lào
Cục Y tế Dự phòng cho biết, trong khoảng đầu tháng 11, tại Lào đã phát hiện hai trường hợp mắc bệnh bại liệt, trong đó có 1 trường hợp 4 tuổi đã tử vong.
Mắc bệnh và tử vong nhanh chóng
Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), mới đây tại Lào lại xuất hiện thêm 2 trường hợp nhiễm virus bại liệt 1 do vắc xin (bại liệt). Theo đó, Trường hợp thứ nhất là một trẻ trai 15 tuổi, sinh sống tại làng Phameung, quận Bolikhan, tỉnh Bolikhamxay. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt và liệt vào ngày 7/10/2015, nhập viện ngày 9/10 2015.
Ngay sau đó bệnh nhân được lấy mẫu và gửi sang Nhật Bản để xét nghiệm, đến ngày 26/10/2015, kết quả cho thấy các mẫu phân của các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân này cũng đã được thu thập và xét nghiệm, kết quả đã phân lập được vi rút bại liệt từ mẫu phân của 3 người nhà tiếp xúc với bệnh nhân.
Trường hợp thứ hai là bé trai 4 tuổi, khởi phát bệnh với triệu chứng sốt ngày 28/9/2015, liệt chi dưới ngày 29/9/ 2015. Ngày 30/9/2015, bệnh nhân được đưa tới khám tại Trạm Y tế xã, sau đó ngày 1/10/2015, được chuyển Khoa hồi sức tích cực của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bolikhamxay và tử vong một ngày sau đó.
Được biết, huyện Bolikhan (địa phương phát hiện ra bệnh nhân mắc bại liệt) thường xuyên có tỷ lệ tiêm chủng thấp, theo đó tỷ lệ bao phủ trẻ được uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt là 40% năm 2009 và 66% vào năm 2014.
Ngay khi phát hiện ca bệnh bại liệt đầu tiên, Bộ Y tế Lào đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động ứng phó dịch bệnh. Theo đó, Bộ Y tế Lào đã lập kế hoạch tổ chức 06 đợt uống vắc xin OPV từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016 (4 đợt cấp tỉnh và 02 đợt cấp quốc gia) cho trẻ em dưới 15 tuổi với khoảng 8.6 triệu liều vắc xin.
Các hoạt động truyền thông nguy cơ và huy động xã hội cũng được thực hiện, trong đó tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các nhà vận động xã hội, tổ chức các buổi nói chuyện trao đổi thông tin nhằm tạo dựng niềm tin của người dân đối với lợi ích của tiêm chủng; xây dựng các thông điệp truyền thông phát trên đài truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng.
Để phòng bệnh bại liệt hãy cho trẻ đi uống vắc xin đầy đủ, đúng lịch.
Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Theo các chuyên gia y tế, bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm do vi rút bại liệt (Polio) gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa do nhiễm vi rút bại liệt chủ yếu có trong nguồn nước, thực phẩm ô nhiễm từ phân của người bệnh hoặc người lành mang vi rút bại liệt.
Bệnh thường được phát hiện qua hội chứng liệt mềm cấp; bệnh có thể tiến triển nặng xuất hiện đau cơ dữ dội, cổ cứng, cứng lưng, liệt mềm có thể xảy ra và có thể dẫn tới tử vong; di chứng liệt thường không hồi phục và gây tàn tật suốt đời.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia thường xuyên có người đi du lịch tới các khu vực có dịch và bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt cần tăng cường giám sát đối với các ca liệt mềm cấp nhằm phát hiện sớm các chủng vi rút mới xâm nhập.
Tất cả các du khách đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt cần được tiêm chủng đầy đủ, cụ thể khách du lịch đến từ các khu vực bị nhiễm bệnh nên uống một liều bổ sung OPV hoặc vắc xin bại liệt tiêm (IPV) trong vòng 4 tuần đến 12 tháng trước khi đi du lịch.
Được biết, bệnh bại liệt là bệnh đã có vắc xin phòng bệnh và Việt Nam đã đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhờ việc triển khai vắc xin bại liệt trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã được công nhận thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và từ đó đến nay không phát hiện trường hợp bại liệt hoang dại nào; đây là thành tựu rất lớn của cả nước cũng như của ngành y tế dự phòng Việt Nam.
Trước tình hình nhiều nước khác vẫn còn vi rút bại liệt hoang dại lưu hành, để bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, Bộ Y tế Việt Nam đã tích cực triển khai việc uống vắc xin bại liệt cho trẻ dưới 1 tuổi; từ năm 2014 đến nay, Bộ Y tế đã tổ chức chiến dịch uống vắc xin bại liệt bổ sung cho trẻ dưới 5 tuổi tại các tỉnh có nguy cơ cao để đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin bại liệt trên 95%.
Trước tình hình bệnh bại liệt diễn biến phức tạp tại Lào, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân đưa trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đến các cơ sở y tế để uống vắc xin phòng bệnh bại liệt đầy đủ, đúng theo lịch tiêm chủng.
Tại các tỉnh có nguy cơ cao đang triển khai chiến dịch uống bổ sung vắc xin bại liệt, các gia đình đưa trẻ dưới 5 tuổi tới các cơ sở y tế để được uống vắc xin phòng bệnh bại liệt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trên phạm vi toàn quốc, lịch uống vắc xin phòng bệnh bại liệt (OVP) thường xuyên đối với trẻ dưới 1 tuổi cụ thể như sau:
- Liều thứ nhất khi trẻ 2 tháng tuổi
- Liều thứ hai khi trẻ 3 tháng tuổi
- Liều thứ ba khi trẻ 4 tháng tuổi
Theo_Eva
Liên tiếp hai vụ tự thiêu khiến nhiều người nguy kịch Liên tiếp hai vụ tự thiêu trong vòng năm ngày ở huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã khiến bốn người phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình cảm gia đình. Chiều ngày 1-11, bác sĩ Hồ Ngọc Anh - Khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết,...