Thương tâm: Anh trai bắn súng hơi trúng lưng, bé 6 tuổi ở Lâm Đồng liệt 2 chân
Vết thương do đạn bắn vào lưng khiến bé trai 6 tuổi bị liệt 2 chi dưới thương tâm.
Ngày 17/2, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết, vừa qua nơi đây đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 6 tuổi nhập viện vì một lý do rất đau lòng.
Bệnh nhi là bé trai 6 tuổi, ngụ tỉnh Lâm Đồng nhập viện với tình trạng liệt 2 chi dưới và có vết thương do đạn bắn ở vùng lưng.
Theo lời kể của người nhà, sáng cùng ngày bé nhập viện khi đang chơi với anh trai, bị anh bắn súng hơi có đầu đạn chì vào lưng.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM).
Các bác sĩ đã cho chụp CT Scan ngực, làm các xét nghiệm tiền phẫu.
Video đang HOT
Kết quả chụp CT cho thấy viên đạn chì xuyên vào tuỷ sống ngực của bé. Ekip điều trị khoa Ngoại Thần kinh quyết định mổ khẩn cấp lấy viên đạn chì.
Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, bệnh nhi đã được lấy viên đạn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên do viên đạn xuyên ngang và làm tổn thương tuỷ sống nên khả năng để lại di chứng rất cao.
Anh3 chụp phim cho thấy viên đạn đi xuyên qua tuỷ sống bé.
Viên đạn sau khi lấy ra. (Ảnh: BVCC)
Sau ca mổ, tình trạng sức khoẻ bé đã ổn định, 2 chân vẫn chưa cử động được.
Từ trường hợp này, một lần nữa các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phải hết sức lưu ý cho các bé chơi đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, tránh để trẻ tiếp xúc với các vật có tính sát thương dễ gây nguy hiểm.
Hoàng Lê
Theo toquoc.vn
Cấp cứu cùng lúc cho 2 bé trai nuốt đinh nhọn
Ngày 18/12, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết các bác sĩ cùng lúc nội soi, gắp đinh nhọn từ ổ bụng cho hai bệnh nhi.
Trước đó, bé trai 9 tháng tuổi ở Bình Dương và bé 15 tháng tuổi ở quận Gò Vấp, TP.HCM, cùng được chuyển vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2, do vô tình nuốt phải đinh.
Ngay khi 2 bệnh nhi nhập viện, ê-kíp trực nhanh chóng hội chẩn phối hợp nội khoa và ngoại khoa, nghi ngờ dị vật còn nằm ở đường tiêu hóa trên. Nếu qua ruột non, nó sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như thủng, tắc ruột. Ê-kíp đã khẩn trương tiến hành nội soi cấp cứu cho 2 bệnh nhi cùng lúc.
Các bác sĩ nội soi gắp đinh khỏi cơ thể bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
BSCK I Võ Hoàng Khoa và Võ Thị Vân - hai thành viên của ê-kíp trực tiếp nội soi gắp dị vật - cho biết cả hai trường hợp dị vật đã qua khỏi dạ dày nhưng còn nằm ở đoạn xa của tá tràng nên việc lấy ra tương đối khó khăn.
Nếu chậm trễ, dị vật di chuyển xuống ruột non, không thể lấy được bằng nội soi, nguy cơ biến chứng thủng ruột rất cao. Cả 2 trường hợp đang được theo dõi tại khoa và có thể xuất viện sau 2-3 ngày.
Các bác sĩ cho biết Bệnh viện Nhi đồng 2 thường xuyên tiếp nhận cấp cứu cho những trường hợp nuốt phải vật lạ. Những vật trẻ nuốt phải phổ biến nhất là đồng xu, kim băng, viên pin nhỏ, cúc áo, hòn bi, hòn đá, móng tay, đinh vít, kẹp ghim, các cục nam châm nhỏ...
Trong nhiều trường hợp, hệ tiêu hóa sẽ "giải quyết" các vật lạ này bằng cách đẩy ra khỏi cơ thể theo đường đại tiện. Tuy nhiên, một số trường hợp, dị vật bị tắc lại trong đường tiêu hóa, gây ra những biến chứng nặng nề như thủng ruột, tắc ruột hay mắt kẹt ở cổ, thanh quản gây tắc đường thở cấp tính, thậm chí có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ nên để những vật nhỏ, dễ nuốt tránh xa tầm tay của trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Theo Zing
Lần đầu tiên mổ thành công bé trai 3 tháng tuổi bị rò dịch dưỡng trấp Mới 3 tháng tuổi, chỉ nặng 5 kg nhưng bé trai đã bị rò dịch dưỡng trấp màng phổi, mỗi ngày dịch dưỡng trấp màng phổi chảy ra đến 1/2 lít khiến bệnh nhi rơi vào tình trạng rất nguy hiểm do suy kiệt. Tuy nhiên, bệnh nhân quá nhỏ lại mắc phải căn bệnh cực kỳ phức tạp để có thể phẫu...