Thương nông dân, nam sinh chế robot phun thuốc trừ sâu
Thấu hiểu những khó khăn mà người nông dân gặp phải khi canh tác, nhất là khi cây trồng gặp vấn đề về sâu bệnh, khi những vật bảo hộ như khẩu trang, găng tay, áo mưa chỉ phần nào bảo vệ được sức khỏe của người phun thuốc, nam sinh Trương Xuân Cường (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã nghĩ cách chế tạo robot phun thuốc trừ sâu.
Ý tưởng từ tình thương người nông dân
Sinh ra trong gia đình thuần nông, cậu học trò Trương Xuân Cường (học sinh Trường THPT Nam Đông, huyện Nam Đông, Thừa Thiên – Huế) là người hiểu rõ những khó khăn mà mỗi nông dân gặp phải khi canh tác, nhất là khi cây trồng gặp vấn đề về sâu bệnh, khi những vật bảo hộ như khẩu trang, găng tay, áo mưa chỉ phần nào bảo vệ được sức khỏe của người phun thuốc.
Thế là cậu học trò này nghĩ cách chế tạo robot phun thuốc trừ sâu, vừa giảm thiểu rủi ro tiếp xúc với hóa chất độc hại cho người nông dân, vừa đa dạng công năng.
Trương Xuân Cường bên cạnh mô hình robot phun thuốc trừ sâu của mình. Ảnh: D.H
Video đang HOT
Nói về ý tưởng chế tạo robot của mình, Cường cho hay, đối với trồng lúa, công việc phun thuốc trừ sâu được tiến hành theo cách truyền thống nên hiệu suất không cao và gây ảnh hưởng sức khỏe tới người nông dân. Cụ thể, họ trực tiếp khuấy đều thuốc trừ sâu và trong quá trình bơm thuốc, họ phải trực tiếp xuống ruộng nên luôn tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
“Em nhận thấy trên địa bàn huyện mình đa số người dân đều làm nông. Do đó, người nông dân thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Từ đó, em đã lên ý tưởng và nghiên cứu đề tài “Robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IoT”. Robot có thể được điều khiển bằng Bluetooth để người nông dân tránh phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu, đồng thời, thu thập dữ liệu từ môi trường để họ có được bảng số liệu tốt nhất trong việc phun thuốc” – nam sinh Cường chia sẻ.
Thành công ngoài mong đợi của nam sinh
Cường cho biết: Phạm vi điều khiển của robot lên đến 200m, đây là khoảng cách khá an toàn khi người dân phun thuốc trên đồng ruộng của mình. Miêu tả đến từng chi tiết nhỏ, nam sinh này tỉ mỉ: “Robot của em được thiết kế gồm 2 phần, khung xe và bộ điều khiển. Em đã tích hợp robot vừa có thể phun thuốc, vừa đo được các thông số môi trường cơ bản như nhiệt độ, độ ẩm”.
Với hai tính năng gồm điều khiển từ xa và thu thập dữ liệu môi trường, robot này sẽ giúp người sử dụng tránh tiếp xúc trực tiếp thuốc trừ sâu khi bơm, đỡ tốn công sức và cho người sử dụng dữ liệu về môi trường tốt nhất mà không phải thông qua bên thứ 3.
Cũng theo Cường, đề tài có hai điểm mới nổi bật, gồm phun thuốc trừ sâu bằng robot điều khiển từ xa qua sóng Bluetooth. Ngoài ra, đo các thông số (nhiệt độ, độ ẩm không khí) của cánh đồng khi phun thuốc và truyền thông số đó qua phần mềm giám sát wifi.
Khác biệt của robot này mà đa số các thiết bị khác chưa có là đo thông số môi trường. Thiết bị của Cường đã áp dụng lĩnh vực IoT vào để tăng năng suất khi phun thuốc.
Để vận hành sản phẩm, người sử dụng bật công tắc nguồn ở robot, kết nối robot với điện thoại smartphone thông qua sóng Bluetooth. Khi kết nối Bluetooth thành công, mở app Arduino BT Joystick để điều khiển robot và phun thuốc rồi vận hành robot này. Hệ thống sử dụng pin mặt trời và điện áp sử dụng thấp, dòng tiêu thụ nhỏ nên thiết bị có thể hoạt động lâu dài mà không cần thêm nguồn phụ.
Cường cho hay, thiết bị chạy thử nghiệm ổn định, chính xác, đảm bảo độ tin tưởng khi sử dụng. Đề tài đã thành công ngoài mong đợi của em, robot đã hoạt động khá mượt mà. Đề tài của Cường đã giành giải Ba cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2019; giải Ba cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2019.
Theo Danviet
Huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) tặng hơn 600 cây, con giống cho địa phương bạn Lào
Vừa qua, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đã phối hợp cùng Đồn Biên phòng Nhâm, Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên - Huế trao tặng hơn 600 cây, con giống cho nhân dân bản Sê Sáp (huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào).
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới và Đồn Biên phòng Nhâm tặng gà giống cho nhân dân bản Sê Sáp. Ảnh: Võ Tiến
Cụ thể, gần 200 giống cây ăn quả gồm: nhãn, bưởi và 460 con gà giống hơn 1 tháng tuổi đã được trao tặng cho người dân bản Sê Sáp để phục vụ phát triển kinh tế gia đình. Đây là hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân khu vực biên giới nước bạn Lào từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.
Nằm tiếp giáp huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sê Sáp là bản đặc biệt khó khăn của huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông. Do ở vị trí giao thông hạn chế, đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn, bị đe dọa bởi bệnh dịch tràn lan.
Trước tình hình này, từ năm 2014, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cùng lực lượng chức năng nước bạn bắt tay xây dựng kế hoạch di dời bản Sê Sáp tới vị trí thuận lợi hơn. Từ đó đến nay, đã có hàng chục cán bộ, chiến sĩ Việt Nam được điều động sang Sê Sáp, giúp dân bản "an cư lạc nghiệp" trên vùng đất mới.
Trong 5 năm qua, Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên - Huế đã thường xuyên sát cánh hỗ trợ người dân Lào phát triển kinh tế, điển hình thông qua việc hướng dẫn kỹ thuật tăng năng suất canh tác, tặng cây, con giống, xây dựng nếp sống văn minh, tránh xa hủ tục lạc hậu...
Theo Thoidai
Điều tra nguyên nhân nam sinh lớp 10 tử vong trong bể bơi Một nam sinh được người dân phát hiện trong tình trạng đã tử vong một trong bể bơi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên -Huế. Ngày 8/8, lực lượng chức năng TX.Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế) vẫn đang tích điều tra nguyên nhân một nam sinh lớp 10 tử vong tại bể bơi trên địa bàn. Nơi phát hiện sự việc Nạn nhân là...